Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển
Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn và thực chất, phái đoàn Việt Nam- Trung Quốc tái khẳng định lập trường nguyên tắc của mỗi bên về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam trong một chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc.
Ngày 7/7, Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán vòng 16 nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 13 nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển vào ngày 4/7 tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Video đang HOT
Đây là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của hai nhóm công tác hai nước từ khi dịch COVID-19 bùng phát, chứng kiến sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan của hai nước.
Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn và thực chất, hai bên tái khẳng định lập trường nguyên tắc của mỗi bên về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; đi sâu trao đổi ý kiến về hai vấn đề này trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Hai bên nhất trí tôn trọng mối quan tâm hợp pháp, chính đáng của nhau, thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, thúc đẩy đồng bộ bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau.
Hai bên nhất trí nỗ lực thúc đẩy hợp tác trên biển, trong đó có việc sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, góp phần duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
Gần 4 nghìn tấn vải thiều sớm Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường khó tính
Tính từ cuối tháng 5 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã có hơn 13.400 tấn vải thiều sớm được thu mua, tiêu thụ.
Trong đó, có gần 4.000 tấn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến hết ngày 5/6, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 13,4 nghìn tấn vải thiều sớm. Trong đó có gần 4 nghìn tấn vải được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, với gần 3,9 nghìn tấn (chiếm 29% tổng sản lượng đã thu hoạch), còn lại là Campuchia, Nhật Bản, EU...
Hiện bình quân mỗi ngày có hơn 50 ô tô vải thiều Bắc Giang được thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sang Trung Quốc. Các đơn vị chức năng tại đây ưu tiên cho các xe chở vải thiều thông quan.
Người trồng vải Bắc Giang phấn khởi thu hoạch đem bán thương lái, để xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU...
Trà vải sớm của Bắc Giang có diện tích hơn 6,7 nghìn ha, sản lượng ước đạt 55 nghìn tấn, thời gian thu hoạch từ cuối tháng 5 đến 15/6. Qua khảo sát, giá vải sớm bình quân dao động từ 22 đến hơn 30 nghìn đồng/kg.
Trong đó, vụ trà vải chính vụ diện tích hơn 21,5 nghìn ha, đang trong giai đoạn phát triển cùi - tròn quả. Tổng sản lượng ước khoảng 135 nghìn tấn, dự kiến thời gian thu hoạch từ ngày 15/6 - 25/7/2022.
Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn người dân trong các mã vùng trồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trà vải chính vụ thời kỳ phát triển quả, bảo đảm năng suất, sản lượng./.
Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Bu bám Huy Gơ Trong các chuyến công tác cuối năm 2021 và đầu năm 2022 này, khi đến khu vực Huy Gơ, chúng tôi đều thấy tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu rất nhiều ở bãi cạn Ken Nan. Trong các đảo do bộ đội Lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đóng giữ tại Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Sinh Tồn Đông hiện...