Việt Nam và Nhật Bản hợp tác bảo tồn, sử dụng tài nguyên lợn bản địa
Thông qua dự án SATREPS, Việt Nam và Nhật Bản đã đến thống nhất là cùng chung tay bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên lợn bản địa ở Việt Nam.
Hội nghị tổng kết của Dự án SATREPS “Thành lập hệ thống ngân hàng gien đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học” được tổ chức tại Hà Nội ngày 3/3.
Quang cảnh hội nghị.
Đại diện các Bộ, cơ quan Chính phủ Việt Nam, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, bảo tồn, hỗ trợ sinh sản và thú y, cũng như các đối tác Việt Nam và Nhật Bản của Dự án đã tham dự Hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm và kết quả của Dự án.
Tại Hội nghị, báo cáo tóm tắt tổng kết nêu bật những thành tựu của Dự án, cũng như tác động của Dự án đối với chăn nuôi và bảo tồn lợn bản địa ở tỉnh Hòa Bình đã được trình bày. Sau khi Dự án kết thúc vào tháng 5/2020, đối tác phía Việt Nam của Dự án cam kết tiếp tục các sáng kiến do Dự án khởi xướng để bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyên lợn bản địa quan trọng của Việt Nam.
Dự án bắt đầu vào tháng 5/2015 đã thực hiện khảo sát lợn bản địa Việt Nam tại 22 tỉnh và thiết lập cơ sở dữ liệu gồm các nhận dạng, phân loại, đặc tính. Dự án đã thực hiện bảo quản lạnh tinh trùng của các giống được chọn và thiết lập một hệ thống ngân hàng tinh trùng đông lạnh.
Video đang HOT
Dự án cũng thực hiện nhiều nghiên cứu để sản xuất phôi trong ống nghiệm, đông lạnh tế bào trứng và phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa, chuyển nhân tế bào soma, và cấy chuyển phôi và hợp tử.
Các công nghệ cơ bản để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, cải thiện việc nuôi và quản lý chăn nuôi đã được phổ biến cho người chăn nuôi lợn bản địa ở tỉnh Hòa Bình nhằm tăng năng suất lợn bản địa.
Giống lợn bản địa tại Hòa Bình.
Việt Nam có sự đa dạng phong phú và may mắn có được số lượng lớn các giống vật nuôi. Theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam, ở Việt Nam có hơn 20 giống lợn bản địa. Gần đây, một số giống này đã bị giảm mạnh về số lượng và bị lai với các giống khác dẫn đến tình trạng một số giống bản địa gần như hoặc đã tuyệt chủng. Trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh của lợn lây lan ở châu Á, việc bảo tồn các giống lợn bản địa là một nhiệm vụ cấp bách trên quan điểm đa dạng sinh học, và là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Phát triển các biện pháp bền vững để cải thiện sinh kế của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cũng là một ưu tiên quan trọng không kém.
Nguyễn Dương
Theo dantri.com.vn
Dấu hiệu vợ chồng đã dứt tình cạn nghĩa, càng sống chung càng nhạt
Đây là dấu hiệu của vợ chồng hết duyên, càng sống chung càng gây ra nhiều xích mích, vợ chết tâm, chồng ngoại tình, con cái phải chịu nhiều nỗi đau tinh thần lẫn thể xác.
Vợ chồng đến với nhau là duyên là nợ, hết duyên hết nợ rồi tự động sẽ rời đi. Đây là dấu hiệu của vợ chồng đã dứt tình cạn nghĩa, nên giải thoát để cho nhau cuộc sống thoải mái, hạnh phúc hơn.
Nhìn đối phương thấy không vừa mắt, khó chịu
Vợ chồng hết duyên thường không còn muốn gần gũi nhau - Ảnh minh họa: Internet
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy vợ chồng hết duyên, càng sống chung càng mệt mỏi. Khi ở bên cạnh đối phương mà cảm thấy không thuận mắt, đồng nghĩa với việc bạn đã không còn yêu thương.
Không còn muốn giao tiếp
Muốn vợ chồng hạnh phúc, cả hai phải thường xuyên giao tiếp, trao đổi với nhau. Có chuyện buồn phiền hay vui vẻ, vợ chồng cùng san sẻ, tâm sự, có vậy mối quan hệ mới bền vững. Nhưng khi đã không còn muốn nói chuyện với nhau, đồng nghĩa với việc hôn nhân đổ vỡ. Nếu không thấu hiểu được nỗi lòng và những gì đối phương trải qua, suốt đời bạn cũng sẽ không thể giữ được trái tim của họ.
Việc của đối phương không liên quan đến mình
Khi đã phớt lờ mọi chuyện của đối phương nghĩa là bạn đã không còn muốn giữ mối quan hệ này. Dù bạn đời có vấn đề gì hay xảy ra biến cố gì, bạn cũng không hề quan tâm. Đây là dấu hiệu tố cáo việc vợ chồng đã hết tình cạn nghĩa. Nếu cứ cố chấp ở bên nhau, cả hai sẽ khổ sở, có khi sẽ trở thành kẻ thù căm ghét nhau đến tột cùng.
Cãi nhau liên tục vì những chuyện nhỏ nhặt
Muốn hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng phải biết nhường nhịn nhau. Còn một khi đã không thể bỏ qua những điều nhỏ nhặt, có nghĩa là bạn không còn trân trọng mối quan hệ này. Hoặc nếu bạn chỉ muốn cãi nhau và làm tổn thương đối phương, điều này chứng tỏ bạn đã không còn yêu người bạn đời của mình nữa.
Chỉ lo cho tài chính và con cái
Nếu hiện tại trong suy nghĩ của bạn chỉ tồn tại hai điều này, có lẽ bạn và đối phương đã không còn tình cảm với nhau. Trong hôn nhân, vợ chồng phải chăm chỉ vun đắp tình cảm, như vậy mới lâu dài. Còn khi chỉ sống với nhau vì nghĩa vụ, mối quan hệ này chỉ là "cái hộp rỗng".
An Phong/PNSK
Theo kienthuc.net.vn
Dùng quá nhiều chất khử trùng tay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm coronavirus Thường xuyên rửa tay và sử dụng thuốc khử trùng tay có thể làm giảm lây truyền virus nhưng các chuyên gia đang đưa ra cảnh báo rằng việc lạm dụng nó thực sự lại có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Rửa tay đúng cách cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm virus. Phát biểu trước báo giới,...