Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận về các hoạt động tiền tệ
Việt Nam và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về các hoạt động tiền tệ sau cuộc gặp trực tuyến hôm 19/7.
Thông cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có cuộc gặp thảo luận trực tuyến.
Sau cuộc họp, hai bên đã ra tuyên bố chung nhất trí Việt Nam và Mỹ là đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh trọng tâm của khung chính sách tiền tệ là thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam tuân theo theo các điều khoản thỏa thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh thao túng tỷ giá hối đoái nhằm ngăn chặn việc điều chỉnh cán cân thanh toán hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ không để xảy ra bất kỳ sự phá giá nào đối với đồng Việt Nam để cạnh tranh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh trọng tâm của khung chính sách tiền tệ là thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Ảnh: KT.
Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để tiếp tục hiện đại hóa và minh bạch hơn chính sách tiền tệ và khuôn khổ tỷ giá hối đoái.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cần thiết để Bộ Tài chính Mỹ tiến hành phân tích kỹ lưỡng và báo cáo về hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại hối trong báo cáo định kỳ 6 tháng của bộ này trước quốc hội.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hoan nghênh cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ và sự hiểu biết lẫn nhau.
“Tôi tin rằng sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với những vấn đề này trong thời gian qua không chỉ giải quyết mối quan tâm của Bộ Tài chính Mỹ mà còn hỗ trợ sự phát triển hơn nữa của thị trường tài chính Việt Nam và củng cố khả năng phục hồi tài chính cũng như kinh tế vĩ mô”, Bộ trưởng Yellen nói.
Đáp lại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục quản lý chính sách tỷ giá hối đoái trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung nhằm đảm bảo sự vận hành tốt của thị trường tiền tệ và ngoại hối, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế”.
Bà Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Yellen cam kết duy trì sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, đồng thời mong muốn giải quyết những thách thức chung khác, như hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ và toàn diện sau đại dịch Covid-19
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã ra tuyên bố hoan nghênh thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời đề cao Việt Nam vì đã cam kết trong việc “giải quyết các mối quan ngại” của Mỹ.
Cách xuất khẩu, tiêu dùng đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô
Xuất khẩu tăng, tiêu dùng tăng đóng góp gì vào ổn định kinh tế vĩ mô? Khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu (xuất siêu) có nghĩa đồng USD trong nước không khan hiếm, người dân không có nhu cầu "ôm" đô la như một loại tài sản đảm bảo, thì đồng tiền Việt Nam ổn định.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tăng trưởng GDP quý I đạt 4,48%, "cỗ xe tam mã" của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) tiếp tục tăng.
So với cùng kỳ, chỉ số tăng trưởng này tốt hơn rất nhiều.
Cụ thể, xuất nhập khẩu hàng hóa Quý I tiếp tục đạt kết quả ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ; xuất siêu đạt hơn 2 tỷ USD.
Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng phục hồi mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2021 tăng 5,1% so với cùng kỳ.
Thủ tướng đánh giá: "Có thể nói, trong Quý I/2021, chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng, không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh đều bảo đảm".
Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế Quý I/2021 cao hơn Quý I/2020 (tăng 3,68%) cho thấy sự thích nghi, sức chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng tăng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường làm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá.
Lạm phát được kiểm soát, cân đối ngân sách được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp;
CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,31% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016.
Phát biểu tại kỳ họp QH vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Chúng ta cần tiếp tục phải duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp dưới 4% và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Phấn đấu Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công tạo dựng".
Vậy xuất khẩu tăng, tiêu dùng tăng đóng góp gì vào ổn định kinh tế vĩ mô? Khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu (xuất siêu) có nghĩa đồng USD trong nước không khan hiếm, người dân không có nhu cầu "ôm" đô la như một loại tài sản đảm bảo, thì đồng tiền Việt Nam ổn định.
Khi đồng nội tệ ổn định, lạm phát vừa phải, người dân sẵn sàng bỏ tiền ra kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và việc làm.
Đến lượt việc làm lại tạo ra một đội người tiêu dùng hùng hậu, trở thành một trong những bệ đỡ cho tăng trưởng.
Thực tế từ 2016 đến nay, giao dịch ngoại thương liên tục có dư; tiêu dùng nội địa xoay quanh con số 10%, dòng chảy hàng hóa không bị ách tắc đã giúp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
Bội chi ngân sách nhà nước giảm từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 3,5% GDP giai đoạn 2016 - 2019; riêng năm 2020, do phải huy động nguồn lực chống dịch, tỉ lệ bội chi có cao hơn, khoảng 4,99% GDP nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn 2011-2015.
Phát biểu kết luận phiên họp nói trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu kép. Vận dụng linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô, phù hợp với các kịch bản để ứng phó với diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.
Đồng thời, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả; kiểm soát lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Bất động sản đang bị đẩy giá Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam, trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thị trường chứng kiến số lượng giao dịch BĐS giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc, nhưng tổng tiền đổ vào thị trường lại tăng....