Việt Nam và Campuchia trao đổi văn kiện về cắm mốc biên giới
Việt Nam và Campuchia trao đổi hai văn kiện phê chuẩn về cắm mốc biên giới, đánh dấu bước tiến trong việc giải quyết biên giới đất liền hai nước.
Lễ trao đổi Văn kiện Phê chuẩn “ Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005″ giữa Việt Nam và Campuchia” (Hiệp ước bổ sung năm 2019), cùng “Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền” (Nghị định thư phân giới cắm mốc) được tổ chức hôm nay dưới hình thức trực tuyến, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn đồng chủ trì, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Với việc hoàn tất trao đổi Văn kiện Phê chuẩn, hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại lễ trao đổi văn kiện được tổ chức trực tuyến hôm nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại lễ trao đổi, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết việc hai văn kiện pháp lý có hiệu lực thể hiện quyết tâm và thiện chí của cả Việt Nam và Campuchia trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề biên giới chung. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong tiến trình hơn 36 năm giải quyết biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, góp phần củng cố và nâng cao quan hệ hai nước.
Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư phân giới cắm mốc, cùng với Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005, sẽ là khung pháp lý cơ bản cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia trong tình hình mới.
Những văn kiện này còn giúp bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu hữu nghị, nâng cao đời sống cư dân biên giới, từ đó xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững, đóng góp vào việc củng cố, tăng cường đoàn kết ASEAN, nâng cao uy tín và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Hai nước dự kiến tích cực phối hợp để sớm tổ chức bàn giao và quản lý đường biên, mốc giới phù hợp với Nghị định thư, đồng thời tiếp tục đàm phán xây dựng các điều ước quốc tế về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu, cũng như giải quyết khoảng 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc.
Hàn Quốc đề nghị Việt Nam tăng tần suất chuyến bay hai chiều
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đề xuất tăng chuyến bay thương mại song phương, khi đến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 17/9 và 18/9.
Đây là một nội dung trao đổi giữa Ngoại trưởng Hàn Quốc và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong hội đàm hôm nay, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Bà Kang đánh giá cao quyết định của Việt Nam trong nối lại đường bay thương mại, mong Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nhân Hàn Quốc nhập cảnh, trên cơ sở bảo đảm phòng chống Covid-19, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên. Ngoại trưởng Hàn Quốc là khách nước ngoài đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ khi đại dịch bùng phát trong quý I năm nay.
Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, phải, đón Ngoại trưởng Hàn Quốc hôm nay tại Hà Nội. Ảnh: BNGVN.
Hôm 15/9, Văn phòng Chính phủ thông báo quyết định nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam và 6 đối tác, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào. Theo đó, Việt Nam mở đường bay với Hàn Quốc, Nhật Bản, Quảng Châu (Trung Quốc) và Đài Loan từ ngày 15/9; hai đường bay đến Campuchia và Lào mở từ 22/9. Mỗi đường bay tần suất không quá hai chuyến một tuần cho mỗi bên và đối tác và số lượng chuyến bay được xem xét tăng thêm phù hợp với thực tế. Những người được phép nhập cảnh là người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và thân nhân; chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao và thân nhân; học sinh, sinh viên quốc tế, thân nhân người nước ngoài của công dân Việt Nam; người Việt Nam từ nước ngoài trở về.
Trong hội đàm với Phó thủ tướng Việt Nam hôm nay, Ngoại trưởng Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này coi trọng và mong phát triển sâu sắc hơn quan hệ với Việt Nam, đối tác trọng tâm trong Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc. Seoul cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Hà Nội để thúc đẩy các thỏa thuận cấp cao thực chất, nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược của hai bên. Hàn Quốc cam kết tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam đảm nhiệm tốt các vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai nước nối lại các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, mong Hàn Quốc rút ngắn thủ tục đánh giá, tạo điều kiện để các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc, trước mắt là bưởi và thanh long ruột đỏ. Việt Nam cũng đề xuất Hàn Quốc hỗ trợ, đưa các sản phẩm của Việt Nam vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Hàn Quốc, để hai bên sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD.
Hai nước nhất trí tiếp tục hợp tác trong các cơ chế đa phương như LHQ, ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Mekong. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Hàn Quốc lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Mekong - Hàn Quốc lần thứ hai và Diễn đàn doanh nghiệp Mekong - Hàn Quốc trong năm nay. Việt - Hàn cũng thống ủng hộ việc duy trì hòa bình, an ninh ổn định, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Đức hỗ trợ thiết bị đánh giá tác động đập trên sông Mekong Chính phủ Đức hôm nay cấp bộ thiết bị giúp Uỷ hội sông Mekong (MRC) theo dõi các tác động của hai đập thuỷ điện của Lào ở hạ nguồn. Các thiết bị của Đức sẽ hỗ trợ MRC đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới của đập thuỷ điện Xayaburi và Don Sahong do Lào xây dựng, thông cáo của...