Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác trong ngành dệt may
Ấn Độ sở hữu ngành công nghiệp dệt lâu đời sẽ là sự bổ sung quý giá cho Việt Nam, nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may.
Các đại biểu tham gia Hội thảo trực tuyến. (Ảnh: Huy Lê/TTXVN)
Tăng cường hợp tác với Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dệt may của Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang làm chao đảo kinh tế thế giới và gây ra những đứt đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến “Thúc đẩy quan hệ kinh doanh Việt Nam-Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và y tế” do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức vào chiều 10/9 đã đưa ra nhận định trên.
Hội thảo được chia làm ba phiên, trong đó có phiên khai mạc và hai phiên thảo luận theo chuyên ngành. Sự kiện thu hút khoảng 250 doanh nghiệp, học giả và nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và y tế.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu khẳng định bức tranh địa chính trị trên thế giới đang chứng kiến những thay đổi to lớn với sự kình địch và cạnh tranh giữa các cường quốc, căng thẳng và tranh chấp trong lĩnh vực an ninh tác động đến vấn đề kinh tế.
Các chuỗi cung ứng đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh, khiến thương mại toàn cầu bị tổn hại. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để Ấn Độ và Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương, hợp tác và bổ sung cho nhau, qua đó góp phần phục hồi và tăng cường chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực quan trọng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ sẵn sàng làm cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp hai nước kết nối và trao đổi, đẩy mạnh giao thương.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã đánh giá cao về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6-7%/năm. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nước này vẫn được dự báo là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng dương.
Việt Nam cũng là điểm đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) được ưa thích với lợi thế hơn 10 hiệp định thương mại tự do (FTA).
Video đang HOT
May gia công hàng quần áo xuất khẩu tại Công ty TNHH may Kydo Việt Nam tại khu Công nghiệp Phố nối A (Hưng Yên). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Trong lĩnh vực y tế, ông Rajav Nath, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp y tế Ấn Độ (AIMED), bày tỏ ấn tượng với Việt Nam về khả năng ứng phó với COVID-19 và nền y tế cộng đồng vững mạnh giúp nước này kiểm soát tốt đại dịch.
Liên quan đến lĩnh vực dệt may, ông Ashok Juneja – Chủ tịch Hiệp hội dệt Ấn Độ, cho biết đây là một lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch lên đến 36 tỷ USD, gần bằng mức 38 tỷ USD của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý về cơ cấu xuất khẩu.
Nếu Ấn Độ xuất khẩu 16 tỷ USD hàng may mặc và 22 tỷ USD hàng dệt, Việt Nam gần như tương phản với việc xuất khẩu tới 31 tỷ USD hàng may mặc và chỉ 5 tỷ USD các sản phẩm dệt. Do đó, hai nước có không gian rộng lớn để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.
Theo ông Ashok Juneja, Ấn Độ sở hữu ngành công nghiệp dệt lâu đời, với thế mạnh dựa trên nền tảng sản xuất từ hàng loạt sợi tự nhiên như bông, đay, tơ tằm, len cho đến sợi nhân tạo tổng hợp như polyster, nylon. Lợi thế này sẽ là sự bổ sung quý giá cho Việt Nam, nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may./.
Kinh doanh buồn của doanh nghiệp dệt may
Việc các doanh nghiệp "anh cả" ngành dệt may phải giảm mạnh chỉ tiêu kinh doanh cho thấy, ngành này khó đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay.
Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt khoảng 32,5 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2019.
Kinh doanh buồn
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đầu tư Đức Quân vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với khoản lỗ ròng 56,6 tỷ đồng, ghi nhận quý thua lỗ thứ 6 liên tiếp. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Đức Quân chỉ đạt 39,6 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 450 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái và lỗ 101,2 tỷ đồng.
Sau khi báo lỗ gần 94 tỷ đồng trong năm 2019, năm 2020, Đức Quân đặt mục tiêu doanh thu 798,6 tỷ đồng và lãi ròng 4,48 tỷ đồng. Nhưng đến nay, tình hình không dễ dàng và chỉ tiêu phải hạ xuống rất thấp.
Kinh doanh đi xuống khiến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu FTM của Đức Quân vào diện cảnh báo kể từ cuối tháng 4/2020. Hiện giá cổ phiếu FTM chỉ còn 1.530 đồng/cổ phiếu, giảm sâu so với mức đỉnh gần 25.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 8/2019.
Đóng góp trên 3 tỷ USD doanh thu xuất khẩu trong năm 2019, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng công bố kết quả kinh doanh sụt giảm chưa từng thấy trong 10 năm trở lại đây.
Do tác động của dịch bệnh, cầu hàng hóa sụt giảm đã tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của hầu hết các đơn vị thành viên. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu toàn Tập đoàn giảm 24,5% so với cùng kỳ, đạt 7.046 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 276 tỷ đồng, giảm 20,7% so với nửa đầu năm 2019.
Một số mã cổ phiếu nổi trội trước đây của các đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn như Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (VGG), Công ty cổ phần Sợi Phú Bài (mã chứng khoán SPB) đồng loạt giảm từ 25% đến 50% giá trị.
"Hiện nay, các công ty ngành sợi đều đồng loạt báo cáo lỗ và điểm sáng duy nhất trong 6 tháng đầu năm 2020 là lượng tiền mặt cuối kỳ của Tập đoàn chỉ giảm khoảng 10% nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí", ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc Vinatex thông tin.
Dự liệu thị trường còn ảm đạm, tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra trung tuần tháng 8, Vinatex đã đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 là 14.640,6 tỷ đồng, giảm 4.500 tỷ đồng so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 381,6 tỷ đồng, so với 765,5 tỷ đồng của năm 2019; doanh thu công ty mẹ đạt 1.327 tỷ đồng, giảm 70 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 130,43 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng so với năm 2019.
Chưa thấy cửa sáng
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến trong tương lai cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình và hành động dè dặt trong đầu tư, chi tiêu của các doanh nghiệp.
Đối với Đức Quân, để tìm đường vượt khó, Công ty đã phải chủ động tạm dừng sản xuất sợi cotton và chuyển đổi 50% sản lượng cotton sang mặt hàng sợi 100% polyester và sợi pha để đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường ngách trong nước.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Sinh, Tổng giám đốc Đức Quân, việc tìm về nội địa cũng không dễ dàng, bởi hàng loạt doanh nghiệp sợi cũng quay sang thị trường nội địa, khiến cạnh tranh bán hàng vô cùng khốc liệt.
Giá sợi xuất khẩu giảm mạnh, chỉ còn 2,2 USD/kg, trong khi thị trường nội địa quá nhỏ so với quy mô toàn ngành sợi, khiến Công ty chỉ duy trì sản xuất ở mức cầm chừng.
Trong 7 tháng qua, xuất khẩu sợi đạt 1,896 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ (giảm gần 500 triệu USD). Cần phải nói thêm, doanh nghiệp ngành sợi đã chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ năm 2019, do đơn giá xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường chiếm 60% xuất khẩu của ngành sợi) giảm trên 15%.
Bên cạnh tổng cầu giảm, khó khăn lớn hơn là xu thế kinh doanh ngắn hạn, phòng thủ trước các diễn biến khó lường về chính sách thương mại quốc tế, nên đơn hàng đặt ngắn hạn, khó tối ưu kế hoạch và chi phí, dẫn tới hiệu quả giảm, khó có tăng trưởng về doanh thu.
Điều này càng dễ hiểu khi nhìn vào số liệu nhập khẩu dệt may của Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu dệt may trong 4 tháng đầu năm của Mỹ chỉ đạt 28,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, điều chưa từng thấy trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, hàng loạt hãng thời trang đệ đơn xin phá sản, như trường hợp của JCPenny với 850 cửa hàng phải đóng cửa trước sức ép của dịch bệnh.
Nhiều nhãn hàng rơi vào tình trạng rất khó khăn do vẫn phải chi trả các chi phí quản lý vận hành, trả tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên, kho bãi, tiền lãi vay, trong khi hoạt động đình trệ do giãn cách xã hội, chi tiêu của người tiêu dùng giảm.
Cuối tháng 7/2020, Tập đoàn bán lẻ Ascena Retail Group (chủ sở hữu các thương hiệu Ann Taylor, Justice, Lou & Grey và Lane Bryant) là cái tên tiếp theo nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thành lập năm 1962, có trụ sở tại New Jersey (Mỹ) với 53.000 nhân viên, Ascena đã tạm thời đóng cửa toàn bộ cửa hàng từ trung tuần tháng 3/2020 do dịch bệnh, sau đó đã cho mở cửa trở lại khoảng 95% trong số đó. Tuy nhiên, lượng khách mua sắm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, kéo doanh số giảm 30 - 80% trong vòng 3 tuần cuối tháng 5. Ascena đã tuyên bố đóng cửa 1.600 trong tổng số 2.800 cửa hàng.
Mới đây nhất, ngày 2/8, Tailored Brands, nhà bán lẻ chuyên về quần áo nam, sở hữu các thương hiệu Men's Wearhouse, JoS. A. Bank, K&G và Moores, có trụ sở tại California (Mỹ) cũng đã phải tuyên bố phá sản.
Với những thông tin xấu về thị trường, dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt khoảng 32,5 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2019.
Các chuyên gia tư vấn về dệt may toàn cầu thuộc dự án của Wazir Advisors dự báo, tiêu thụ hàng dệt may năm 2020 tại Mỹ và EU sẽ giảm khoảng 30%, do người tiêu dùng lo lắng về tương lai. Dự kiến từ quý III/2021, tiêu thụ mới có thể hồi phục lại mức bình thường.
Lợi nhuận giảm sâu vì COVID -19, cổ phiếu dệt may vẫn 'dậy sóng' Doanh thu, lợi nhuận nhiều doanh nghiệp dệt may giảm mạnh trong quý I vì COVID-19, song giá cổ phiếu gần đây tăng mạnh do những kỳ vọng vào EVFTA. Xuất khẩu tụt dốc, lợi nhuận giảm sâu Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu 2020 đạt 17,04 tỷ USD, trong đó...