Việt Nam tự nâng cấp kho tên lửa phòng không
Để những tên lửa phòng không có tuối đời hàng chục năm có thể tác chiến tốt trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã tự chủ nâng cấp kho tên lửa của mình.
Bắt đầu từ đầu những năm 1960, bộ đội tên lửa Việt Nam đã được tiếp nhận các tổ hợp tên lửa SA-75 đầu tiên từ Liên Xô. Tiếp tục nhiều năm sau đó, Việt Nam còn nhận thêm các tổ hợp tên lửa mới như S-125 Neva, 9K35 Strela-10, 2K12 Kub…
Dù hiện nay, phòng không Việt Nam đã được trang bị những hệ thống tên lửa hiện đại hơn nhiều nhưng nòng cốt của phòng không vẫn dựa vào những hệ thống tên lửa được sản xuất từ những năm 1960.
Chính vì vậy, Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) được giao nhiệm vụ “tiến thẳng lên hiện đại”. Khí tài trang bị kỹ thuật có thêm nhiều chủng loại mới, song cũng đồng thời tiếp tục nâng cấp để khai thác, sử dụng hiệu quả các loại khí tài trang bị hiện có. Từ đó, đặt ra cho ngành kỹ thuật quân chủng những yêu cầu cao hơn trong công tác nghiên cứu, bảo đảm kỹ thuật.
Đặc biệt đến nay, ngành kỹ thuật Quân chủng đã phối hợp với đối tác và các nhà máy tổ chức cải tiến hàng loạt bộ khí tài tên lửa ứng dụng công nghệ mới, bắn nghiệm thu thành công và đưa vào trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Video đang HOT
Kết quả của các dự án đã góp phần làm tăng khả năng hỏa lực, khả năng cơ động, khả năng chống nhiễu, mở rộng vùng sát thương, giảm quân số kíp chiến đấu, tăng tuổi thọ của tổ hợp tên lửa phòng không và đạn tên lửa…
Đặc biệt trong số đó là việc nâng cấp thành công tên lửa S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM do Việt Nam tự thực hiện. Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 – 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 – 87%)- Với trực thăng: từ 40 – 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 – 67%).
Với tên lửa hành trình: từ 30 – 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 – 48%). Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Theo_Báo Đất Việt
Ethiopia nâng cấp tên lửa SA-2 rất đơn giản, Việt Nam có thể làm?
Phương án nâng cấp tên lửa SA-2 của Ethiopia chủ yếu là tăng cơ động cho tổ hợp bằng việc đưa bệ phóng lên khung gầm xe bọc thép.
Jane"s Defence Weekly cho biết, một bức ảnh chụp bệ phóng tên lửa SA-2
lắp trên khung gầm tăng T-54/55 xuất hiện trên trang mạng Garowe Oline của Somali hôm 19/4 đi cùng câu chuyện Tổng thống Somali viếng thăm tổ hợp công nghiệp vũ khí Gafat của Ethiopia. Nói đơn giản hơn, Ethiopia có thể đã tự nâng cấp tên lửa phòng không SA-2 huyền thoại mà nước này trong trang bị.
Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là thế hệ tên lửa đất đối không có điều khiển huyền thoại của Liên Xô. Ethiopia đã mua chúng từ những năm 1970 và vẫn còn sử dụng tới tận ngày nay. Ít nhất có đến ba trận địa SA-2 nằm ở Addis Ababa.
Nguyên bản tổ hợp tên lửa SA-2, các bệ phóng đạn là kiểu bệ cố định SM-90. Việc triển khai thu hồi rất mất thời gian, với những nơi có điều kiện giao thông kém thì lại càng khó khăn hơn.
Thế nên, một số quốc gia trên thế giới hiện nay như Cuba, Ethiopia đã tiến hành nâng cấp đưa bệ phóng SM-90 lên khung bệ các loại xe tăng, phổ biến nhất là dùng loại T-54/55 để tăng tính cơ động.
Phương án cải tiến SA-2 này được đánh giá là cho phép cơ động nhanh hơn, xa hơn, đặc biệt ở các khu vực có giao thông kém. Chúng tỏ ra hiệu quả hơn so với bệ phóng ban đầu, phải vận chuyển bằng xe cơ giới tới vị trí trận địa, rồi sau đó nạp tên lửa lên bệ.
Việc sửa đổi bệ phóng tên lửa SA-2 được coi là công việc phức tạp nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Ethiopia từ trước tới nay.
Hiện Việt Nam cũng đang sử dụng số lượng lớn tên lửa phòng không SA-2 dùng bệ cố định khiến thời gian triển khai - thu hồi rất lâu, không phù hợp với chiến tranh hiện đại. Việc đưa bệ lên xe tăng là giải pháp mà chúng ta nên tham khảo.
Hiện Việt Nam sử dụng phiên bản cải tiến S-75M Volga (NATO gọi là SAM-2M Volga) có tầm bắn 45km, độ cao bắn hạ mục tiêu lên tới 25km.
Theo_Kiến Thức
Ukraine sẽ nâng cấp xe chiến đấu BMP-2 cho nước châu Á Tập đoàn quốc phòng Ukroboronprom đã chính thức dành được hợp đồng nâng cấp xe chiến đấu bộ binh BMP-2 cho quân đội một quốc gia ở châu Á. Theo Army Recognition, Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Ukroboronprom của Ukraine và công ty quốc phòng Reliance Defence Limited Ấn Độ đã ký kết bản ghi nhớ đầu tiên về...