Việt Nam từ góc nhìn của bạn bè quốc tế
Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mà vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống thì việc quan tâm đến ý kiến góp ý của du khách nước ngoài là rất cần thiết
Trong thời đại công nghệ số, bùng nổ thông tin thì sức mạnh của truyền thông, mạng xã hội là rất lớn. Những du khách chuẩn bị cho hành trình thường tìm kiếm lời khuyên từ những người đi trước.
Những khuyến cáo chân thực
Điểm qua hơn chục trang web và các bài viết về những lời khuyên khi đi du lịch Việt Nam của các blogger du lịch, có thể thấy có một số ý kiến khá tương đồng. Qua những trải nghiệm thực tế của mình, hầu hết người viết đều ca ngợi Việt Nam là điểm đến có thiên nhiên đẹp, con người thân thiện, văn hóa đa dạng, ẩm thực phong phú, kinh tế – xã hội ổn định và phát triển. Họ cũng cho người đọc thấy những vấn đề nổi trội cần chú ý và đưa ra những khuyến cáo rất chân thực.
Cũng giống như ở một số quốc gia khác, họ khuyên khi đi du lịch Việt Nam, phải cẩn thận với nạn trộm cướp ở những thành phố lớn; nạn chèo kéo, lừa đảo, gian lận về taxi, bán tour, khách sạn không chất lượng, có một số trang web không chính thống…
Khác ở Thái Lan, đa số người bán hàng hoặc nhân viên du lịch ở các làng quê Việt Nam không biết tiếng Anh, có thể gây khó khăn khi giao tiếp. Du khách cũng gặp một số khó khăn với hệ thống ATM khi rút tiền từ thẻ tín dụng quốc tế. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và không được uống trực tiếp nước máy cũng được nêu ra. Các blogger cảnh báo nhà vệ sinh công cộng không có giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay, thực tế này cũng giống tại Thái Lan.
Đối với việc đi sang đường ở Việt Nam, họ mô tả như “những trò may rủi”. Một số còn nhận xét người dân Việt Nam không tuân thủ đèn tín hiệu và luật giao thông. Một số blogger khó tính hơn bày tỏ sự khó chịu khi vỉa hè ở các thành phố lớn tại Việt Nam thường bị chiếm dụng để đỗ xe máy, bán hàng rong nên người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Văn hóa xếp hàng ở Việt Nam không phải lúc nào cũng được tuân thủ.
Blogger “Life of Brit” đến từ Anh đã khuyến cáo mọi người có ý định tới Việt Nam hãy mang theo chai nước của mình và ống hút kim loại để giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm cho môi trường, vốn đã bị ảnh hưởng từ nguyên nhân văn hóa ẩm thực đường phố và xe máy. Các điểm du lịch của Việt Nam thường quá tải trong những dịp lễ, Tết cũng là một vấn đề mà các khách du lịch phải lường trước.
Thác Bản Giốc (Cao Bằng)
Giữ môi trường xanh, sạch
Video đang HOT
Bên cạnh những khuyến cáo nêu trên, các tác giả đều thú nhận là Việt Nam rất đáng yêu với những miền quê thanh bình, vùng núi non hoang dã, những bản làng chưa được khám phá, những vùng biển xanh cát trắng, những người đàn bà quang gánh ngay trong lòng phố thị… Riêng đối với tín đồ cà phê thì Việt Nam là một trải nghiệm tuyệt vời. Việt Nam còn có các dịch vụ cắt tóc, làm móng, massage, may quần áo “rẻ đến phát điên”.
Có một điểm chung mà các blogger cùng khuyên khách du lịch là hãy lịch sự và giữ thể diện cho người dân địa phương vì theo họ, người Việt Nam rất coi trọng thể diện. Phải chăng đó là một trong những lý do mà du khách nước ngoài luôn nói với chúng ta những lời nhận xét “có cánh” khi đang du lịch tại Việt Nam? Anh P.M.D, một hướng dẫn viên du lịch quốc tế chuyên dẫn khách tiếng Anh tại TP HCM và các tỉnh lân cận, cho biết khách du lịch nói Việt Nam sạch hơn nhiều quốc gia đang phát triển khác và họ rất thông cảm vì cái gì cũng cần có lộ trình. Họ nói vậy nhưng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật khách quan, vào số lượng khách du lịch quay trở lại để biết mình cần phải làm gì.
Sự tinh tế của du khách nước ngoài thực ra không khó hiểu. Họ là những người đến từ những nền văn hóa khác, vốn có những chuẩn mực xã hội rõ ràng, như tính cách lịch sự; ưa thích sự sạch sẽ; không xả rác nơi công cộng; xếp hàng và giữ trật tự nơi công cộng; giúp đỡ người già neo đơn và bảo vệ trẻ em; ghét sự gian lận và lừa đảo. Họ đặc biệt yêu thiên nhiên, đề cao việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên và động vật hoang dã…
Tất cả những gì các blogger du lịch quốc tế viết ra là hình ảnh Việt Nam từ góc nhìn của họ. Nếu hình ảnh chưa đẹp mà không được chúng ta cải thiện trên thực tế thì thật sự rất uổng phí cho du lịch Việt Nam.
Du lịch Phú Quốc vẫn ảm đạm du khách quốc tế trở lại
Trung bình mỗi ngày Phú Quốc đón 1.700 du khách quốc tế, song các doanh nghiệp địa phương khó hưởng lợi từ họ.
Du lịch Phú Quốc vẫn chưa khởi sắc trở lại. Ảnh: IGHHotels.
Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Kiên Giang, cho biết lượng khách quốc tế đến Phú Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh trong dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch 2024. Đặc biệt sau ngày 16/1/2024, nhiều thị trường như Đài Loan, Trung Quốc, Mông Cổ cũng có chuyến bay đến đây.
Tuy nhiên, đại diện nhà hàng Biển Vàng (Phú Quốc) lại thở dài ngao ngán khi được hỏi về tình hình kinh doanh hiện tại. Dù khách quốc tế đã trở lại, du lịch tại đảo ngọc nói chung vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc.
Khó hưởng lợi từ khách quốc tế
Hiện tại, Phú Quốc đón trung bình 1.700 lượt khách quốc tế mỗi ngày trên các chuyến từ Hàn Quốc, Kazakhstan, Malaysia, Thái Lan, Cộng hòa Séc, Hong Kong, Thượng Hải..., theo dữ liệu từ sân bay Phú Quốc. Con số này cao gấp đôi so với thời điểm trước tháng 10.
Trong đó, các chuyến bay từ Hàn Quốc chiếm tỷ lệ áp đảo. Đơn cử ngày 14/12, có 11 chuyến bay quốc tế đến Phú Quốc, trong đó, số chuyến bay khởi hành từ Seoul và Busan chiếm hơn một nửa.
Dù vậy, theo đại diện Biển Vàng, các nhà hàng địa phương gần như không thể bán được gì cho nhóm khách Hàn vì họ đã tự mua tour và đặt chỗ ăn uống tại các resort. Mặt khác, vị này cho rằng khách quốc tế chi tiêu không nhiều và không phải cơ sở nào cũng phù hợp để phục vụ.
Du khách Hàn ở Phú Quốc. Ảnh: @cristyooo.
Cùng chung góc nhìn, chủ một khách sạn 3 sao ở Phú Quốc cho biết thời điểm này đảo ngọc đông khách du lịch quốc tế nhưng họ chủ yếu bay theo tour, trên các chuyến bay charter nên chỉ sử dụng dịch vụ ở các resort cao cấp. Vì vậy, nhìn chung doanh số của các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú bình dân không có cơ hội được cải thiện.
Điều này càng được thấy rõ trong ghi nhận của Sở Du lịch Kiên Giang, khi công suất phòng nghỉ ở phân khúc 4-5 sao ở mức khá cao từ nay đến hết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Trong khi đó, nhóm cơ sở lưu trú ở các phân khúc thấp hơn vẫn trong cảnh vắng vẻ, ảm đạm.
Kể cả với lực lượng hướng dẫn viên, ông Trương Công Tâm, Chủ tịch Hiệp hội hướng dẫn viên Phú Quốc, cũng cho biết các thành viên trong hiệp hội đang "ở không" rất nhiều. Chỉ có khoảng 20% hướng dẫn viên nội địa và 30% hướng dẫn viên quốc tế có tour.
"Khách quốc tế mùa này đến Phú Quốc chủ yếu để nghỉ dưỡng nên không đặt tour nhiều. Chúng tôi cũng rất bất lực khi không có khách", ông nói với Znews.
Khách nội "ngó lơ"
Điều đáng nói, nếu trong giai đoạn du lịch "đóng cửa" vì Covid-19, Phú Quốc và nhiều điểm đến khác có thể dựa vào nguồn khách nội địa để bù đắp cho những khó khăn ở thị trường khách quốc tế, thì ở thời điểm hiện tại, tình hình đã khác.
Chia sẻ với Znews, ông Nguyễn Minh Đông, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết nhiều đường bay nội địa đến đây đã tạm ngưng hoạt động từ nhiều tháng qua. Thời điểm này, sân bay Phú Quốc chỉ còn các chuyến bay nội địa đến từ Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng.
Các hãng bay đã tạm ngừng khai thác các tuyến bay từ Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang (Khánh Hòa) đến Phú Quốc.
Theo ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, 3 đường bay này không đem lại nguồn khách lớn nhưng có tính kết nối các vùng khác nhau. Ví dụ, khách từ TP.HCM có thể đi tour đường bộ đến Cần Thơ rồi bay ra Phú Quốc; khách Nga hoặc Hàn Quốc thường bay đến Nha Trang, Đà Nẵng rồi tiếp tục bay ra đảo ngọc.
Thống kê cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, sân bay Phú Quốc đón khoảng 160.000-170.000 khách nội địa/ngày, cao điểm dịp hè các tháng 7-8 có hơn 200.000 lượt khách/ngày. Tuy nhiên, lượng khách đã ghi nhận xu hướng giảm sâu trong 3 tháng gần đây và chỉ còn khoảng 3.000 khách/ngày.
Đại diện nhà hàng Biển Vàng nhận định giá vé máy bay quá cao đã khiến khách nội địa "ngó lơ" Phú Quốc.
Song, lãnh đạo một hãng bay nhận định du lịch không thể đổ lỗi cho hàng không.
"Không phải vì vé máy bay đắt nên Phú Quốc vắng khách. Mà vì Phú Quốc vắng khách, tỷ lệ lấp đầy thấp, không đủ để bù chi phí chuyến bay nên hàng không mới phải tạm ngừng khai thác", vị này nói.
Không phải vì vé máy bay đắt nên Phú Quốc vắng khách. Mà vì Phú Quốc vắng khách, tỷ lệ lấp đầy thấp, không đủ để bù chi phí chuyên bay nên hàng không mới phải tạm ngừng khai thác.
Lãnh đạo một hãng hàng không
Nhiều du khách nội địa cũng nhận định du lịch Phú Quốc đắt đỏ, còn xảy ra tình trạng "chặt chém" và không có nhiều lựa chọn vui chơi, giải trí.
Chị Thanh Huyền (31 tuổi, TP.HCM) cho biết thời điểm này, chị chọn đi du lịch tại các tỉnh miền núi phía Bắc thay vì Phú Quốc.
"Phú Quốc chỉ đẹp khi ở trong các resort đắt đỏ, có bãi biển riêng. Ngoài ra, cảnh sắc không có gì ấn tượng cùng giá cả đắt đỏ là điều khiến tôi không muốn quay lại hòn đảo này", chị chia sẻ.
Báo quốc tế ca ngợi Vịnh Lan Hạ là một trong những điểm đến có cảnh biển đẹp nhất Trái đất Trên trang The Sydney Morning Herald, tác giả Anthony Dennis bày tỏ ấn tượng về chuyến thăm Vịnh Lan Hạ của Việt Nam. Vịnh Lan Hạ có tới hơn 100 bãi cát nhỏ và vắng như những "eo biển xanh". Sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú và khung cảnh đậm nét hoang sơ, Vịnh Lan Hạ được ví như "hòn ngọc...