Việt Nam trong nhóm thị trường cổ phiếu có định giá rẻ nhất châu Á – Thái Bình Dương
Tính đến cuối tháng 3, cổ phiếu của Việt Nam rẻ thứ 3 khu vực với hệ số P/E là 9,06.
Rẻ nhất khu vực là cổ phiếu của Hàn Quốc và Trung Quốc, đắt nhất là cổ phiếu New Zealand.
Tính đến cuối tháng 3, định giá cổ phiếu châu Á xuống thấp nhất kể từ tháng 12/2018 do giới đầu tư toàn cầu bán tháo mạnh cổ phiếu trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến các nhà máy phải đóng cửa, kéo giảm lợi nhuận của khối doanh nghiệp trong năm nay.
Hệ số giá trên lợi nhuận (P/E) 12 tháng tới của chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm xuống 11,79 vào cuối tháng 3, từ mức 14,19 vào cuối năm ngoái, theo Refinitiv. Chốt phiên 1/4, chỉ số này tiếp tục giảm và thấp hơn 23,5% so với mức đỉnh được ghi nhận vào tháng 1.
Hệ số P/E 12 tháng tới của MSCI châu Á – Thái Bình Dương so với MSCI Thế giới. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trong đó, Indonesia, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam là 4 thị trường chứng kiến định giá cổ phiếu giảm mạnh nhất kể từ đầu năm nay. Tính đến cuối tháng 3, cổ phiếu của Việt Nam rẻ thứ 3 khu vực với hệ số P/E là 9,06. Rẻ nhất khu vực là cổ phiếu của Hàn Quốc và Trung Quốc, với hệ số P/E lần lượt đạt 8,89 và 8,94.
Ngược lại, cổ phiếu New Zealand đắt nhất khu vực với hệ số P/E là 23,72.
Định giá cổ phiếu của từng thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters.
Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp cảnh báo lợi nhuận của họ sẽ giảm trong năm 2020 do dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.
Victor Carlstrm, Chủ tịch công ty đầu tư Vinacossa Enterprises, cho biết ông sẽ đợi thêm vài tuần nữa rồi mới mua cổ phiếu ở châu Á dù mức định giá hiện nay đã rất hấp dẫn.
Thanh Long
WB dự báo dịch COVID-19 tác động mạnh đến kinh tế châu Á
Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, tác động tiêu cực của dịch bệnh kéo dài sang năm tới, kinh tế khu vực này năm nay dự kiến giảm 0,5%, mức yếu kém nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-2 tại Singapore ngày 26/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có nguy cơ khiến tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc và những nước khác ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương giảm tốc đáng kể, theo đó hàng triệu người có nguy cơ rơi vào đói nghèo.
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cảnh báo này trong dự báo cập nhật được công bố ngày 30/3.
Báo cáo của WB cho biết, theo kịch bản tươi sáng nhất là kinh tế bắt đầu phục hồi từ mùa Hè tới, tốc độ tăng trưởng Đông Á-Thái Bình Dương sẽ giảm từ mức 5,8% của năm 2019 xuống 2,1% trong năm 2020; tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc giảm từ 6,1% năm 2019 xuống còn 2,3%.
Trong khi đó, nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, tác động tiêu cực của dịch bệnh kéo dài sang năm tới, kinh tế khu vực này năm nay dự kiến giảm 0,5%, mức yếu kém nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998.
Trong đó, các nền kinh tế Indonesia, Malaysia và Thái Lan lần lượt giảm 2,3%, 4,6% và 5%. Theo kịch bản này, kinh tế Trung Quốc sẽ gần như chững lại, với mức tăng chỉ 0,1%.
Nếu kịch bản tồi tệ này xảy ra, hơn 11 triệu người trong khu vực có nguy cơ rơi vào nghèo đói. Điều này hoàn toàn ngược lại với dự báo trước đó rằng tăng trưởng kinh tế khu vực năm nay sẽ đủ để 35 triệu người thoát nghèo.
Ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, cho biết 17 nền kinh tế trong khu vực, vốn có vai trò then chốt trong chuỗi giá trị toàn cầu và chiếm 70% kim ngạch thương mại thế giới, đều đang bị ảnh hưởng xấu bởi COVID-19, trong khi một số nước tại khu vực này đã ghi nhận số ca mắc cao nhất thế giới.
Chuyên gia này cho rằng đại dịch đang gây ra "cú sốc toàn cầu chưa từng thấy," đồng thời nhấn mạnh ngoài hành động quyết liệt của mỗi chính phủ, sự hợp tác quốc tế chặt chẽ là liều vắcxin hiệu quả nhất trước mối nguy của bệnh COVID-19.
Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương giảm theo dự báo của WB sẽ tác động mạnh đến các nền kinh tế khác trên thế giới.
WB cho biết chưa hoàn tất bản dự báo tăng trưởng kinh tế đối với các khu vực khác trên thế giới, song Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva tuần trước cho rằng rõ ràng kinh tế thế giới đã rơi vào suy thoái và dự báo đợt suy thoái này sẽ tồi tệ hơn năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu./.
Giới đầu tư cổ phiếu toàn cầu hoảng loạn khi dịch COVID-19 lan rộng bên ngoài Trung Quốc Chứng khoán Mỹ, châu Á quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư lo ngại dịch COVID-19 lây lan khắp toàn cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cổ phiếu châu Á và chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên giao dịch ngày 6/3 khi nỗi lo gián đoạn sản xuất - kinh doanh do dịch...