Việt Nam trao tặng vật tư y tế hỗ trợ nhiều quốc gia châu Phi
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 30-7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã chủ trì lễ trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam gồm khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế và sinh phẩm xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 do chính Việt Nam sản xuất với tổng trị giá 250.000 USD cho Chính phủ và nhân dân các nước châu Phi gồm: Algeria, Angola, Mozambique, Nigeria và Nam Phi.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã và đang lan rộng với những diễn biến phức tạp, khó lường, gây ra cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội trên quy mô toàn cầu, tác động đến tất cả các nước, trong đó có Việt Nam cũng như các nước châu Phi.
Trong bối cảnh đó, là người bạn thân thiết, có quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước châu Phi anh em, Chính phủ Việt Nam quyết định dành một phần nguồn lực, dù còn khiêm tốn, để phần nào chia sẻ khó khăn với Chính phủ, nhân dân các nước bạn bè năm châu, trong đó có các quốc gia châu Phi nhằm cung cấp thêm phương tiện bảo vệ sức khỏe người dân, giúp đỡ nhân dân các nước cùng vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Thứ trưởng cũng chia sẻ những nước mà Chính phủ Việt Nam quyết định hỗ trợ lần này là những người bạn truyền thống của Việt Nam, đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ quý báu trong những giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước trước đây và phát triển, hội nhập hiện nay.
Thứ trưởng đánh giá cao các biện pháp quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ và quyết tâm của người dân các nước châu Phi trong ứng phó với đại dịch Covid-19, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch với các nước châu Phi cũng như bạn bè quốc tế.
Video đang HOT
Về phần mình, Đại sứ các nước đều bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh số vật tư y tế này không chỉ là sự ủng hộ quý báu về vật chất, mà còn là minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – châu Phi.
Nhân dịp này, các Đại sứ cũng đánh giá cao thành công của Việt Nam trong công tác ứng phó với dịch bệnh thời gian qua, coi Việt Nam là hình mẫu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực giảm thiểu tác động kinh tế – xã hội của Covid-19 cũng như phục hồi đất nước sau đại dịch.
Không làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông vì lợi ích chung
Tại Hội nghị trực tuyến quan chức cao cấp các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) đầu tuần qua, các quốc gia cùng khẳng định rằng, EAS là diễn đàn đóng góp tích cực cho đối thoại và hợp tác duy trì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và ứng phó có hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Trong đó nhấn mạnh tới việc không làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến quan chức cao cấp các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại điểm cầu Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thúc đẩy đối thoại và tăng cường xây dựng lòng tin
Tham dự hội nghị lần này còn có các đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Phó Tổng Thư ký ASEAN. Việt Nam trong vai trò là nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch khuôn khổ EAS.
EAS đã tiếp tục khẳng định tầm quan trọng khi là diễn đàn cho các nhà lãnh đạo khu vực thảo luận về các vấn đề chiến lược, tìm sự đồng thuận, nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác ưu tiên hiện nay, trong đó có vấn đề an ninh và Biển Đông.
ASEAN và các nước đối tác EAS nhất trí cần phối hợp chặt chẽ, đề ra những định hướng tăng cường vai trò quan trọng của EAS trong giai đoạn mới, tiếp tục đóng góp tích cực cho đối thoại và hợp tác duy trì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và ứng phó có hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Dự kiến, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15 sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay gồm các nội dung kỷ niệm 15 năm thành lập EAS, tăng cường hợp tác biển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực ổn định, nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh và về vai trò phụ nữ đối với bảo đảm hòa bình và an ninh. Nổi bật trong đó, vấn đề Biển Đông sẽ là một chủ đề quan trọng trong hội nghị này.
Tại Hội nghị các quan chức cao cấp, các đối tác EAS khẳng định, coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, đồng thời đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam tích cực điều phối các nỗ lực của ASEAN và các đối tác.
Về vấn đề Biển Đông, các quốc gia cùng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước. Những diễn biến phức tạp hiện nay đang ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh và thượng tôn pháp luật trong khu vực. Các quốc gia cùng nhấn mạnh tới việc thúc đẩy đối thoại và tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hóa, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Các quốc gia cũng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời nỗ lực hơn nữa để sớm hoàn tất xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Tại Hội nghị quan chức cao cấp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM (quan chức cao cấp) ASEAN của Việt Nam, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch khuôn khổ Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) nhấn mạnh, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã nhấn mạnh lập trường, nguyên tắc chung. Trong đó, đề nghị các bên cần thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình. Đồng thời nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và cố gắng vượt qua khó khăn do dịch bệnh để sớm hoàn tất COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
Việt Nam - Trung Quốc đạt nhiều thành quả cụ thể
Cùng thời gian này, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Tại hội nghị này, hai bên đã trao đổi toàn diện về vấn đề biên giới lãnh thổ. Trong đó, về biên giới trên đất liền, hai bên đánh giá tình hình cơ bản ổn định, quản lý tốt đường biên, mốc giới và các cặp cửa khẩu, thúc đẩy hoạt động kinh tế biên giới, kể cả trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, nghiêm túc tuân thủ các quy định của 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và các thỏa thuận liên quan.
Về vấn đề trên biển, hai bên ghi nhận những kết quả đạt được của 10 cuộc đàm phán liên quan đến phân định và hợp tác cùng phát triển trên biển được tiến hành từ sau Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương đến nay. Đồng thời ghi nhận các thành quả về sự hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Hai bên cũng đã trao đổi thẳng thắn về tình hình trên biển thời gian qua và những điểm còn khác biệt về vấn đề trên biển.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC; thúc đẩy đàm phán COC sớm đạt kết quả thực chất. Hai bên đánh giá, hội nghị thành công tốt đẹp, đạt được nhiều thành quả cụ thể, nhất trí cao.
Gắn kết hợp tác Mekong với các mục tiêu của ASEAN Hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong là một sáng kiến thành công nhất trong ba thập kỷ qua, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế và tiến trình xóa đói giảm nghèo trong khu vực. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Ngày 14/7, Diễn đàn ASEAN về phát...