Việt Nam trang bị UAV trực thăng S-100 cho tàu chiến?
Việt Nam có thể trang bị UAV trực thăng Camcopter S-100 cho 2 tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 mua của Tập đoàn Damen, Hà Lan.
Đây là thông tin được quan chức của công ty Schiebel (Áo) tiết lộ tại triển lãm hàng không Singapore 2014. “Schiebel đang đàm phán với Hải quân Nhân dân Việt Nam (VPN) để cung cấp các mẫu trực thăng không người lái Camcopter S-100, ông Andrew Byrne – Giám đốc bán hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Schiebel nói với phóng viên Tạp chí Jane’s Defence Weekly.
Ông này cho biết thêm rằng, công ty đã giới thiệu tóm tắt về tính năng, thông số kỹ thuật của mẫu UAV S-100 tới Việt Nam và lập kế hoạch tổ chức buổi trình diễn về khả năng của hệ thống với nhiều quốc gia trong khu vực ngay năm 2014.
Theo ông này, ngoài Việt Nam thì Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm tới nền tảng UAV này.
S-100 thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu chiến của Hải quân Pháp.
Video đang HOT
“Nếu Việt Nam mua, mẫu S-100 có thể được triển khai trên 2 tàu hộ vệ tên lửa Sigma Type 9814 mà nước này muốn mua của Tập đoàn đóng tàu hải quân Damen (DSNS) Hà Lan”, ông Byrne nói.
Trước đó, trong tháng 8/2013, Damen đã công bố thông tin hãng này đồng ý cung cấp tàu hộ vệ cho Việt Nam. Đây là đơn hàng thứ 2 mua tàu hộ vệ Sigma tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (với các tàu Sigma 9113 và Sigma 10514).
Ông này nói thêm rằng, Schiebel đang đàm phán với hãng đóng tàu Hà Lan để tích hợp hệ thống Camcopter S-100 trên 2 tàu hộ vệ (cho Việt Nam) trong quá trình sản xuất.
Hệ thống UAV tầm ngắn, cất hạ cánh thẳng đứng S-100 đang được trưng bày, giới thiệu tại Singapore Airshow tích hợp cảm biến quang điện L-3 Wescam MX-10, cảm biến SIGINT không rõ loại và hệ thống radar giám sát mạng pha chủ động Selex ES PicoSAR.
Ông Byrne miêu tả, S-100 có bán kính hoạt động khoảng 200km, trong khi tầm trinh sát cảm biến đạt tới 40km ở độ cao 2.000m. Trên mẫu UAV được lắp đặt kênh liên kết dữ liệu C-band.
Theo Kiến Thức
Trang bị tên lửa siêu hạng Exocet MM40 cho tàu hộ vệ Sigma Việt Nam?
Cuối tháng 11/2013, Hải quân Pháp đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block3, đây cũng là loại tên lửa chống hạm hiện đại được cho là sẽ được trang bị trên các tàu chiến Sigma Việt Nam trong tương lai.
Tàu khu trục lớp Horizon của Pháp có lượng giãn nước tối đa 7.000 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, khả năng hoạt động liên tục 7.000 hải lý với tốc độ 17 hải lý/giờ. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí rất mạnh với 2 bệ pháo hạm 76 mm Otto Melara và 2 bệ pháo 20 mm. Horizon đươc lắp đặt hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng Silva với 16 quả tên lửa Aster 15 và 32 quả Aster 30. Ngoài ra, trên tàu còn được biên chế trực thăng NH-90.
Về tên lửa chống hạm, tàu được trang bị tên lửa Exocet, phiên bản mới nhất là MM40 Block3. Loại tên lửa này được cho là cũng sẽ được cung cấp cho các tàu hộ vệ tên lửa Sigma của hải quân Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt 2 cụm ống phóng phóng ngư lôi, trang bị ngư lôi hạng nhẹ 324mm loại MU-90 kiểu mới. Đây cũng là lần thử nghiệm đầu tiên phiên bản Exocet MM40 Block3 trên tàu khu trục lớp Horizon.
Nếu được trang bị Exocet MM40 Block3, chiến hạm Sigma Việt Nam sẽ có khả năng diệt hạm và đối bờ rất mạnh
Hiện nay, Exocet MM40 Block3 được đánh giá là một tên lửa hạm đối hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Trong cuộc thử nghiệm lần này, tàu khu trục Fobin sẽ đảm nhận nhiệm vụ phóng tên lửa chống hạm, một máy bay tuần tra Atlantique 2 của Hải quân Pháp sẽ tham gia giám sát hành trình bay của tên lửa. Kết quả thu được cho thấy, tên lửa Exocet đã đánh trúng mục tiêu theo yêu cầu đặt ra.
Tên lửa hạm đối hạm MM40 Block3 là phiên bản tên lửa chống hạm mới nhất của dòng tên lửa Exocet, do tập đoàn MBDA tại Pháp phát triển. Nó được nghiên cứu, chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa MM40 Block 2. Hiện thế hệ tên lửa này đang được phục vụ trong hải quân của nhiều quốc gia như: UAE, Qatar, Oman và Morocco... Ngoài ra Malaysia cũng sẽ trang bị cho các tàu hộ tống Gowind. Việt Nam được cho là cũng sẽ trang bị tên lửa này cho tàu SIGMA 9814 MM40.
So sánh các tham số kỹ thuật của các loại tên lửa Exocet
MM40 Block3 có tầm bắn tối đa 180km, tốc độ cận âm 0,9Mach, được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu ven biển. Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng một đầu tự dẫn radar chủ động băng J, tự động tìm kiếm và cập nhật liên tục các thông số về mục tiêu để phân biệt giữa các mục tiêu trên biển và mục tiêu ở căn cứ ven biển, dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị vệ tinh GPS, sau đó mới lựa chọn phương án tấn công mục tiêu trên biển hay trên đất liền.
Cận cảnh phóng tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block3.
Tên lửa Exocet Block3 có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng vệ của đối phương nhờ quỹ đạo bay phức tạp, độ cao bay thấp so với mực nước biển, cũng như áp dụng các biện pháp chống nhiễu mới. Điểm đặc biệt của tên lửa Exocet Block3 là có khả năng dẫn đường bằng vệ tinh cũng như khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Việc hải quân Pháp thử thành công phiên bản mới nhất này cho thấy sự tin cậy và hiệu quả của loại tên lửa được cho là sẽ được trang bị trên các chiến hạm tương lai của Việt Nam.
Theo An Ninh Thủ Đô
Khám phá tên lửa diệt hạm Exocet Block 3 trên SIGMA Việt Nam Được phát triển bởi hãng quốc phòng MBDA châu Âu, tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 là một biến thể cải tiến mới nhất từ loại Exocet MM40 Block 2, tăng cường khả năng hoạt động, mở rộng tầm bắn và đặc biệt là hiệu quả tác chiến ở khu vực ven bờ. Theo nhà phát triển MBDA, cấu hình tên...