Việt Nam tốn nhiều tháng, Singapore chỉ vài tiếng: Nhiêu khê khó bỏ!
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Tổng hội Xây dựng VN, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, có những việc không liên quan đến cấp phép nhưng DN vẫn bị “hạnh họe” làm mất thời gian, 3-4 tháng không xong việc cấp GPXD cho một dự án…
Liên quan đến vấn đề cấp giấy phép xây dựng (GPXD), trao đổi với PV Infonet, TS. Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh: Việc cấp GPXD là khâu để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kỹ thuật cũng như các quy định về pháp luật khác có liên quan đến việc xây dựng của các chủ dự án.
“Làm dự án phải có người kiểm tra. Ý kiến bãi bỏ cấp GPXD là quan điểm hoàn toàn sai lầm, không hiểu mục đích cấp phép xây dựng là gì. GPXD trên toàn thế giới đều phải có nên không có chuyện ở Việt Nam lại không có”, ông Liêm nói.
Cũng theo ông, ở các nước, cấp GPXD chỉ là khởi đầu của một quá trình, tức là sau khi cấp phép thì có việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện có đúng giấy phép không và sau khi hoàn thành xây dựng thì phải nghiệm thu xem kết quả xây dựng đó có đúng giấy phép không, sau đó mới được cấp giấy phép để sử dụng công trình.
Theo Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, GPXD trên toàn thế giới đều phải có nên không có chuyện ở Việt Nam lại không có. Ảnh: Minh Thư
Công tác thanh tra dự án ở các nước cũng rất đơn giản, ông Liêm dẫn chứng như ở Hoa Kỳ, khi cấp GPXD, cơ quan chức năng thường thu một số tiền của đơn vị xin cấp phép để trong quá trình thực hiện dự án sẽ thuê tư vấn đến kiểm tra, thanh tra rồi báo cáo cho cơ quan cấp phép, nếu phát hiện có sai phạm thì cơ quan cấp phép sẽ vào cuộc.
Ông Liêm đánh giá, công tác cấp GPXD ở Việt Nam còn chưa nghiêm ở nhiều điểm, chẳng hạn theo Luật Xây dựng, nếu muốn cấp phép thì phải kiểm tra dự án đầu tư xây dựng có khả thi không, trong khi đó việc kiểm tra dự án đầu tư là của ngành khác chứ không phải của ngành xây dựng, nhưng doanh nghiệp vẫn cứ phải báo cáo, như thế là “hành” doanh nghiệp khiến họ phản ứng.
“Cấp GPXD chỉ cần kiểm tra thiết kế có đúng tiêu chuẩn nhà nước không, có đảm bảo phòng cháy chữa cháy không, có ảnh hưởng đến xung quanh không, đất đai có đủ thủ tục không …. chứ đâu phải kiểm tra dự án đó lỗ lãi thế nào. Việc này không liên quan đến cơ quan cấp phép mà “hạnh họe” doanh nghiệp, làm mất thời gian, 3-4 tháng không xong việc cấp GPXD cho một dự án, trong khi các nước như Singapore chỉ mấy tiếng đồng hồ đã giải quyết xong”, ông Liêm phân tích.
Video đang HOT
Chính vì thế, ông Liêm cho rằng cần phải sửa từ gốc là Luật Xây dựng bởi Luật này có nhiều cái mang tính “ôm” việc, quyền hạn nên mới có chuyện cơ chế “xin – cho” ở ngành xây dựng.
“Tôi thấy rất khó. Từ quy hoạch cũng “ôm”, dự án đầu tư cũng “ôm”… mà hoàn toàn không phải việc của Luật Xây dựng bởi quy hoạch còn có nhiều loại quy hoạch vùng, quy hoạch ngành”, ông Liêm thẳng thắn.
Vấn đề bất cập khác trong việc cấp GPXD mà ông Liêm chỉ ra, đó là ở nước ta việc cấp GPXD không thực hiện một cửa mà doanh nghiệp phải chạy khắp nơi từ phòng cháy chữa cháy đến môi trường… lấy đủ giấy tờ về nộp cho đơn vị cấp GPXD rồi mới được cấp GPXD.
Mặt khác, ông Liêm cho hay, nội dung kiểm tra để cấp GPXD là gì cần quy định cụ thể rõ ràng, chứ không phải cứ để cơ quan cấp phép tự “sáng tác” ra, “hạch” doanh nghiệp để họ “bôi trơn” thì mới giải quyết nhanh.
Theo Minh Thư (Infonet)
Mục sở thị các sai phạm tại dự án nhà ở Xa La - Hà Đông
Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố hàng loạt sai phạm về xây dựng tại Dự án Khu nhà ở Xa La, phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội). Chiều 19/12, PV Dân trí đã đến ghi nhận thực tế tại các hạng mục, công trình sai phạm của dự án trên.
Mới đây, tại bản Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về xây dựng tại Dự án Khu nhà ở Xa La, phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội) do Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (nay là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) thực hiện.
Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng tại Dự án nói trên cho biết, chiều rộng vỉa hè một số tuyến đường thiếu kích thước, cụ thể: Tại mặt cắt ngang ký hiệu 3-3 quy hoạch được phê duyệt rộng 3m, thực tế rộng khoảng 2,6m, thiếu 0,4m; Tại mặt cắt ngang ký hiệu 5-5 quy hoạch được phê duyệt rộng 5m, thực tế rộng khoảng 4,6m, thiếu 0,2m đến 0,4m. Ngoài ra, tủ điện hạ thế: Theo quy hoạch được phê duyệt tủ điện hạ thế được đặt trên bệ bê tông cao 0,5m. Thực tế được đặt trên bệ gạch cao khoảng 0,1 đến 0,2m. Bênh cạnh đó, tại khu đô thị chưa đặt các thùng gom rác nhỏ khoảng cách 50m/thùng trên các trục đường chính đô thị, quảng trường, vườn hoa theo quy hoạch đã được phê duyệt (Trục đường chính vào khu đô thị Xa La rất ít thùng rác theo qui định phê duyệt).
Quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT1 và Trung tâm thương mại cao 25 tầng. Thực tế xây cao 25 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Nhà CT2 và CT3: Quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT2 và CT3 cao 21 tầng. Thực tế xây cao 21 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Nhà CT4: quy hoạch chi tiết được phê duyệt nhà CT4 cao 33 tầng, thực tế xây cao 34 tầng và xây thêm tầng áp mái; phần xây thêm đã được chia thành căn hộ. Ngoài ra, theo bản kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, về mật độ xây dựng nhà CT2 được phê duyệt là 45,98%, thực tế được xây dựng khoảng 46,49%. Nhà CT4 được phê duyệt là 50,00%, thực tế được xây khoảng 51,92%. Trung tâm thương mại được duyệt là 40,03%, thực tế được xây dựng khoảng 45,90%. Về diện tích căn hộ chung cư, quy hoạch được phê duyệt diện tích các căn hộ chung cư từ 70m2 đến 150m2. Thực tế có một số căn có diện tích khoảng 50m2 và một số căn hộ có diện tích khoảng 200m2 đến 300m2 tại tầng áp mái nhà CT1, CT2 và Trung tâm thương mại (Ảnh chụp tại tầng 26 của tòa nhà CT1B2, khu đô thị Xa La - Hà Đông. Tòa nhà này chỉ được phép xây dựng 25 tầng, nhưng thực tế đã xây dựng thành 26 tầng và đã chia thành các căn hộ ở tầng 26)
Nằm giữa 3 tòa nhà xây vượt phép (CT 1A, CT1B1 và CT1B2 - Khu đô thị Xa La - Hà Đông) là một siêu thị với tầng trên là bể bơi. Mái bể bơi này bốc cháy dữ dội hôm 29/11, khiến nhiều người ở các tòa nhà xung quanh hoảng loạn tháo chạy xuống dưới theo đường cầu thang bộ.
Đường dẫn vão bãi xe ngầm mà trong quy hoạch là bãi xe nổi với diện tích 1.669m2.
Bãi xe ngầm sát khách sạn Mường Thanh - Xa La.
Phía trên bãi xe ngầm được xây dựng thành sân tennis cho thuê.
Trên lô đất quy hoạch làm bãi đỗ xe nổi diện tích là 1.669m2: Đã xây dựng bãi đỗ xe ngầm diện tích khoảng 1.000m2, trên bãi đỗ xe làm sân tennis; xây dựng tạm Trung tâm dịch vụ ô tô và đường dẫn vào tầng hầm khách sạn Mường Thanh - Xa La.
Tại bản kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết thêm, về việc xây dựng công trình công cộng: Trên lô đất quy hoạch để trồng cây xanh diện tích là 3.664m2, thực tế có một phần trồng cây xanh và xây dựng trụ sở làm việc của Công ty Dịch vụ nhà ở và Quản lý đô thị Mường Thanh với diện tích xây dựng khoảng 400m2.
Hoàng Dũng - Hồng Ngân
Theo Dantri
Vụ cần cẩu sập đè chết 1 học sinh: Công trình chưa được cấp phép Sáng 15/11, toàn bộ học sinh Trường THPT Lê Viết Thuật (Nghệ An) nghỉ học để cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc liên quan đến cái chết của em Trần Văn Hải do sự cố sập cần cẩu. Sở Xây dựng Nghệ An đã yêu cầu UBND TP Vinh đình chỉ thi công công trình chung cư và biệt...