Việt Nam tiếp tục tạo mọi thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
Chiều 25-11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Phó thủ tướng CHLB Đức Philipp Rosler.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng ông Philipp Rosler và các doanh nghiệp sang thăm Việt Nam. Tại Hội nghị Cấp cao G20 vừa qua, Thủ tướng Đức và nhiều nguyên thủ phát biểu nhấn mạnh, dù đang trong bối cảnh khó khăn, nhất là ở các nước châu Âu, nhưng các quốc gia trên thế giới vẫn đang đoàn kết, hỗ trợ nhau vượt khó để tiến lên.
Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, ông Philipp Rosler nồng nhiệt chúc mừng Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch Covid-19; là mô hình kiểu mẫu cho nhiều nước trên thế giới học hỏi. Cá nhân ông xuất thân là bác sĩ nên càng ngưỡng mộ thành tựu kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam. Ông cho rằng thành tựu này có được là nhờ nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Philipp Rosler và đại diện một số doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Philipp Rosler cho biết, đoàn gồm các doanh nghiệp lớn đến từ Đức, Thụy Sĩ và Israel, mong muốn làm ăn, hỗ trợ Việt Nam phát triển sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn. Đại diện một số nhà đầu tư trong đoàn phát biểu bày tỏ đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam; mong muốn đẩy mạnh, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam; cho biết rất quan tâm đầu tư vào du lịch Việt Nam vì đây là một trong lĩnh vực trụ cột phát triển của Việt Nam… Các doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tháo gỡ mọi khó khăn, nhất là về thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư kinh doanh thành công.
Video đang HOT
Đánh giá cao ý kiến của ông Philipp Rosler và các nhà đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam tiếp tục thu hút các dự án FDI về công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đồng thời nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng đề nghị ông Philipp Rosler hỗ trợ xúc tiến đầu tư, vận động các tập đoàn lớn của thế giới đầu tư vào Việt Nam; đánh giá cao các dự án đầu tư của đoàn vào Việt Nam, nhất là du lịch-mũi nhọn của nền kinh tế, đang được Chính phủ nỗ lực thúc đẩy. Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp trong đoàn dự định đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo số, bởi đây cũng là lĩnh vực và Việt Nam rất có tiềm năng; nhấn mạnh Chính phủ luôn bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Giải quyết tốt những mâu thuẫn, thách thức trong phát triển
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn gặp những mâu thuẫn nội sinh cần phải giải quyết trong phát triển.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển "từ nâu sang xanh" với những nhiệm vụ, giải pháp căn cơ, thận trọng để giải quyết tốt những mâu thuẫn và thác thức.
5 mâu thuẫn, thách thức
Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Quảng Ninh được ví như một "Việt Nam thu nhỏ" với cảnh sắc nên thơ, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có ngành công nghiệp khai khoáng và ngành du lịch cùng phát triển... Cũng chính từ những tiềm năng nổi trội, lợi thế riêng có mà tỉnh Quảng Ninh gặp phải mâu thuẫn giữa tiềm năng và lợi thế chưa được giải phóng toàn diện bởi những cơ chế chính sách còn hạn hẹp do yêu cầu phát triển và nguồn lực có hạn cả về con người lẫn vật chất.
Mâu thuẫn thứ hai mà tỉnh Quảng Ninh đang phải giải quyết đó là mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, khai thác than) tốc độ đô thị hóa nhanh với phát triển du lịch dịch vụ trên cùng một địa bàn. Vì vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà vẫn phải đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa theo mục tiêu chung của tỉnh và cả nước.
Mâu thuẫn thứ 3 là giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển, đặc biệt là chất lượng của khu vực du lịch dịch vụ trước tác động của đại dịch Covid-19 và những vấn đề chưa lường được hết do ảnh hưởng của đại dịch này, cũng như tác động của cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4.
Cùng với những mâu thuẫn là các thách thức đặt ra với tỉnh Quảng Ninh phải làm sao để phát triển nhanh, bền vững đồng thời rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền.
Một thách thức nữa đặt ra cho tỉnh Quảng Ninh là đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: vừa phải phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; vừa phải chủ động góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một cách thường xuyên, trực tiếp ở một địa bàn tiền tiêu của Tổ quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Phát triển hài hòa, bền vững
Kế thừa, phát triển tư duy tầm nhìn, lộ trình phương thức phát triển của 10 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đề ra 4 định hướng phát triển lớn đó là:
Định hướng lớn thứ nhất tỉnh Quảng Ninh đề ra là phát triển dựa vào nguồn lực bên trong là chiến lược, quyết định, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Việc này thể hiện rất rõ ở hợp tác công tư của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua. Tỉnh đã khai thác hiệu quả vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Do đó tỉnh đã xây dựng được hệ thống đường cao tốc, cảng tàu du lịch quốc tế, sân bay... từ thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Thứ hai, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẳng định phương pháp chuyển đổi phát triển từ nâu sang xanh theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: Thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với xu thế hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển. Thực hiện định hướng đó của tỉnh, có nhiều địa phương trong tỉnh điều kiện còn khó khăn nhưng đã từng bước phát huy thế mạnh về thiên nhiên, con người, văn hóa để phát triển.
Thứ ba, tỉnh Quảng Ninh kiên trì tổ chức thực hiện không gian phát triển một tâm, 2 tuyến, đa chiều và 2 mũi đột phá. Tâm là TP Hạ Long để phát triển không gian đô thị, không gian kinh tế lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối phát triển theo mô hình đa cực. Tỉnh cũng sẽ quan tâm đầu tư các tuyến giao thông kết nối đến các khu vực còn khó khăn của tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Hai mũi đột phá là KKT cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế Vân Đồn đang có điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới nhất là khi tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành. Cùng với đó là Khu kinh tế ven biển Quảng Yên sẽ là động lực, là hạt nhân mới cho sự tăng trưởng của tuyến phía Tây của tỉnh Quảng Ninh với Vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Hai Tuyến là tuyến phía Tây sẽ thấy rất rõ khi định vị tuyến đường 10 làn xe tốc độ cao ven sông từ cầu Bạch Đằng về thị xã Đông Triều. Còn tuyến phía Đông khi cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành sẽ mở ra những hành lang kinh tế, hành lang đô thị kết hợp hành lang giao thông.
Thứ tư, tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền.
Việc nhận diện rõ ràng những mâu thuẫn, thách thức và đề ra những giải pháp, định hướng thiết thực hóa giải những mâu thuẫn đó, để biến thách thức thành cơ hội cho phát triển đột phá của tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
Sân bay Vân Đồn do tập đoàn Sungroup đầu tư là sân bay đầu tiên trong cả nước được xây dựng bằng vốn doanh nghiệp tư nhân. Đây là minh chứng cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh với chủ trương đầu tư công là vốn mồi để dẫn dắt, thu hút đầu tư tư.
Thay đổi chiến lược xét nghiệm nhằm đẩy nhanh việc sàng lọc, phát hiện ca mắc COVID-19 Các chuyên gia cho rằng, phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu, địa điểm công cộng tập trung đông người để đẩy nhanh quá trình sàng lọc, phát hiện ca COVID-19. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. Tại cuộc...