Việt Nam tiếp tục phát triển nhiều loại bộ Kit thử SARS-CoV-2
Hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt hàng Việt Nam sản xuất bộ Kit xét nghiệm phát hiện nhanh virus SARS-CoV-2.
Với thành công của đề tài nghiên cứu sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) do Học viện Quân y phát triển, Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được các bộ Kit xét nghiệm phát hiện Covid-19.
Việt Nam đủ khả năng cung ứng Kit xét nghiệm
Theo ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa và Công nghệ (KH&CN), hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt hàng Việt Nam sản xuất bộ Kit xét nghiệm Covid-19.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc trong buổi họp với các nhà khoa học, chuyên gia y tế ngày 17/3.
Trong số các khách hàng của Việt Á (đơn vị sản xuất Kit), riêng thành phố Hà Nội đã đặt mua 200.000 test (tương đương 4.000 bộ) để sử dụng tại chỗ và dành tặng cho các bệnh viện ở Ý – một trong những ổ dịch lớn nhất Châu Âu hiện nay.
Hiện mỗi ngày Việt Nam có thể sản xuất được hàng chục ngàn bộ test với mức giá khoảng 500.000 đồng cho một lần xét nghiệm, trong đó đã bao gồm tất cả các vật tư, thiết bị đi kèm. Nhờ vậy, trong trường hợp xấu khi chẳng may dịch bùng phát, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ động cung ứng về nguồn Kit xét nghiệm.
Video đang HOT
Cũng theo ông Phạm Công Tạc, số liệu của CDC Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam thuộc top những nước đứng đầu về khả năng khống chế dịch bệnh Covid-19. Kết quả này dựa trên rất nhiều các số liệu khoa học như số người bị nhiễm bệnh, số người tử vong, tỷ lệ số người bị bệnh trên tổng dân số và tỷ lệ số người nhiễm Covid-19 được xét nghiệm trên tổng số người bị bệnh…
“Thành công này có những đóng góp rất lớn của các nhà khoa học Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh. Điều này đặc biệt có giá trị trong công tác kiểm soát dịch bệnh”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc khẳng định.
Dẫn chứng về vấn đề trên, ông Tạc cho biết Hàn Quốc đã dùng tới 22.000 Kit test xét nghiệm để tìm ra 500 bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19, nhờ vậy đã sớm khoanh vùng được dịch bệnh này.
Bộ Kit xét nghiệm không cần máy Real-time PCR
Đáng chú ý khi không chỉ có Học viện Quân y, các nhà khoa học khác của Việt Nam cũng đang tiếp tục phát triển nhiều bộ Kit test nhằm xét nghiệm Covid-19.
Các nhà khoa học, chuyên gia y tế bàn các giải pháp từ góc độ khoa học công nghệ hỗ trợ phòng, chống Covid-19.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đồng Văn Quyền và PGS.TS. Đinh Duy Kháng (Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng công bố chế tạo thành công bộ Kit phát hiện virus SARS-CoV-2.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cho biết sẽ báo cáo Bộ Y tế về kết quả này và chỉ đạo Viện Công nghệ sinh học trong việc sản xuất số lượng lớn các Kit phát hiện, quy trình sử dụng Kit hoặc tham gia xét nghiệm khi có yêu cầu.
Ngoài 2 bộ Kit kể trên, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) còn cho biết, đơn vị cũng đang tiến hành đánh giá một bộ Kit đẳng nhiệt do Đại học Bách khoa phát triển.
Khác với các bộ Kit trước đó, bộ Kit đẳng nhiệt của Đại học Bách khoa không cần đến các máy Real-time PCR, thay vào đó, nó sử dụng các block nhiệt hết sức đơn giản với giá thành chưa đến 2 triệu đồng. Điều này có thể hỗ trợ rất lớn về chi phí, nguồn lực, nhân lực cho công tác xét nghiệm.
Hiện, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiến hành hỗ trợ Đại học Bách khoa trong việc đánh giá và cung cấp các bằng chứng khoa học để nhóm nghiên cứu có thể hoàn thiện kết quả nghiên cứu./.
Theo vov.vn
Nghiên cứu sản xuất robot hỗ trợ điều trị Covid -19
Theo các chuyên gia, Việt Nam đã chủ động trong việc sản xuất kit thử Covid-19 và khoanh vùng dịch. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đề phòng các kịch bản xấu hơn, có thể nghiên cứu để sản xuất các robot dịch vụ, nhằm chống lây nhiễm chéo.
Quang cảnh buổi họp. (Ảnh: Bích Liên)
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã họp gấp với các nhà khoa học, chuyên gia y tế bàn các giải pháp từ góc độ khoa học công nghệ hỗ trợ phòng, chống Covid-19.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, tại Chỉ thị số 13, Thủ tướng đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vaccine phòng bệnh Covid-19, sớm đưa Kit thử vào sử dụng.
Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh, Việt Nam đã chủ động trong việc sản xuất kit thử Covid-19 và khoanh vùng dịch. Tuy nhiên, trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, để đề phòng các kịch bản xấu hơn, cần có sớm các giải pháp hỗ trợ điều trị. Trước mắt, có thể nghiên cứu để sản xuất các robot dịch vụ, nhằm chống lây nhiễm chéo.
Bởi trên thực tế, hiện các bác sỹ, y tá đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 phải chịu nhiều áp lực, lo ngại lây nhiễm cho gia đình và cả bản thân họ trong khi công việc điều trị cũng có nhiều nguy cơ. Nếu có robot khử khuẩn trong các buồng cách ly, lau rửa các bề mặt và hỗ trợ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, thì các y, bác sĩ sẽ được giảm tải. Về lâu dài, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, cần triển khai hướng nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh, bởi đây là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đề xuất, cần đánh giá, xây dựng các khu vực được kiểm soát nhằm tránh lây nhiễm, phát triển các buồng khử khuẩn, đầu tư các máy thở và chủ động nguồn ôxi phòng trường hợp nhiều người mắc bệnh Covid-19, cũng như mở rộng số mạng lưới các đơn vị được xét nghiệm Covid-19...
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong bối cảnh hiện nay, lượng công việc nhằm hỗ trợ phục vụ, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2 và người cách ly khá nhiều, tạo áp lực cho đội ngũ y bác sỹ. Trong trường hợp dịch bùng phát hơn nữa, khối lượng công việc sẽ càng nhiều hơn. Tại Trung Quốc, nhiều bệnh viện có robot hỗ trợ bệnh nhân làm những việc đơn giản như đưa cơm cho người cách ly, lau dọn, khử khuẩn sàn nhà.
GS. TS Nguyễn Văn Kính đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho một đơn vị có năng lực tiến hành sản xuất robot hỗ trợ phục vụ trong ngành Y tế, trước mắt có thể tập trung vào việc lau dọn, khử khuẩn sàn nhà, đưa cơm, đưa thuốc bệnh nhân.
Ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục KHCN và Đào tạo, Bộ Y tế cũng đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên sản xuất robot nhằm hỗ trợ ngành Y tế trong công tác phục vụ bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 và những người cách ly.
Trước các đề xuất của các nhà khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, với những trường hợp cấp bách, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan sớm giải quyết.
Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phê duyệt kinh phí, giao trực tiếp cho các đơn vị trong nước thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất bộ sinh phẩm phát hiện nhanh, sàng lọc SARS-CoV-2, phục vụ công tác phòng, chống dịch; nghiên cứu dịch tễ học SARS-CoV-2; đánh giá hiệu quả và tính an toàn của thuốc lopinavir và ritonavir phối hợp trong điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Bích Liên (dangcongsan.vn)
Việt Nam có thể sản xuất 10.000 bộ kit thử nCoV một ngày Bộ kit được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác tin cậy 100%. Ngày 5/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp báo công bố kết quả đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR...