Việt Nam tiếp tục là thị trường cận biên, MSCI bỏ đánh giá về VSD
MSCI giữ nguyên hầu hết đánh giá của năm 2019, chỉ bỏ đoạn “không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán”.
Thị trường Việt Nam có thể nhận được đánh giá tốt hơn từ MSCI khi một số Luật mới có hiệu lực và tái cấu trúc các Sở.
Tỷ trọng của Việt Nam có thể tăng từ 12,95% lên khoảng 20% trong rổ FM khi Kuwait chuyển sang rổ EM.
Báo cáo của Trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cập nhật phân loại thị trường hàng năm của MSCI ngày 23/6 với việc không quốc gia nào được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên (FM) sang thị trường mới nổi (EM).
Video đang HOT
Liên quan đến Việt Nam, không có sự cải thiện nào trong đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của MSCI so với năm 2019. Chỉ có một sự điều chỉnh nhỏ về thanh toán bù trừ khi MSCI xóa câu “không có cơ quan thanh toán bù chính thức và Trung tâm Lưu ký Việt Nam (VSD) đóng vai trò thanh toán bù trừ”. SSI Research nhận định MSCI đánh giá VSD thực sự là một trung tâm thanh toán bù trừ chính thức.
Tuy nhiên, báo cáo của SSI Research cho rằng có thể phải đợi đến năm 2021, khi một số luật mới (như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư) có hiệu lực và việc tái cấu trúc các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện, thị trường Việt Nam có thể nhận được đánh giá tốt hơn từ MSCI.
Kuwait sẽ được chuyển từ FM sang EM trong kỳ đánh giá bán niên kỳ tháng 11/2020 (SAIR – công bố ngày 10/11, có hiệu lực từ ngày 1/12). Tính theo dữ liệu của quỹ ETF iShares MSCI Frontier 100 với giá trị tài sản ròng 351 triệu USD tại ngày 22/6, tỷ trọng của Kuwait là khoảng 26,13%. Khi Kuwait được chuyển từ EM, tỷ trọng của các thị trường còn lại có thể thay đổi và Việt Nam có thể tăng từ 12,95% lên khoảng 20%.
Bên cạnh đó, MSCI sẽ đưa Iceland vào rổ FM từ tháng 6/2021 với tỷ trọng ước tính là 5,24%. Tuy nhiên, việc này sẽ được thực hiện sớm hơn, có thể ngay trong kỳ đánh giá hàng quý vào tháng 2/2021.
Với Argentina, MSCI vẫn chưa quyết định và đang tham khảo ý kiến của các đơn vị tham gia thị trường sau khi nước này áp đặt kiểm soát dòng vốn vào tháng 9/2019. MSCI tiếp tục cân nhắc xem liệu Argentina có phù hợp là EM hay xếp thành bảng riêng (Standalone Markets) hoặc đưa trở lại rổ FM. Một số thị trường cận biên như Bangladesh, Lebanon và Nigeria cho thấy khả năng tiếp cận thị trường kém đi. Vì vậy, MSCI có thể đưa các thị trường này sang bảng Standalone Markets nếu các điều kiện trở nên xấu hơn.
Thoái vốn nhà nước tại Viglacera: Phương án nào sẽ được chọn?
Phương án thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty Viglacera (mã VGC) đang được Bộ Xây dựng dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ, với dự kiến muộn nhất quý IV năm nay sẽ hoàn tất việc này.
Đứng ở góc độ chủ sở hữu vốn nhà nước, giới phân tích cho rằng, Bộ Xây dựng sẽ cần phải cân nhắc cách làm để có thể tối đa hóa lợi ích thu về vừa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong dài hạn.
Cuối tuần trước, thông tin về việc thoái vốn nhà nước tại Viglacera tràn ngập mặt báo khi tại ĐHCĐ Tổng công ty Viglacera, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết, sau khi có báo cáo tài chính bán niên của Viglacera, các bên sẽ ra được bản định giá cổ phần. Dự kiến, tháng 11-12, Bộ sẽ hoàn thành thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty.
Trong cơ cấu cổ đông của Viglacera,hiện Bộ Xây dựng đang nắm giữ 38,85% cổ phần, nhóm cổ đông chiến lược lớn khác đang nắm giữ xấp xỉ 25% cổ phần. Khi đề cập đến việc thoái vốn nhà nước tại Viglacera, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, Bộ này sẽ thực hiện thoái vốn minh bạch và không gây thất thoát vốn nhà nước. Vậy, Bộ Xây dựng sẽ thoái vốn tại Viglecera theo cách nào?
Trở lại với lần thoái vốn gần nhất vào năm 2019, Bộ Xây dựng thông báo bán 18% cổ phần VGC với giá khởi điểm 23.000 đồng/cổ phần. Trái với giả định của giới phân tích trước đó, Bộ không bán cổ phần theo hình thức đấu giá trọn lô, mà bán rộng rãi cho tất cả nhà đầu tư đại chúng. Kết quả, Bộ chỉ bán được 69 triệu cổ phần với 3 nhà đầu tư tham gia mua, ế hơn 11 triệu cổ phần.
Với cơ cấu cổ đông của Viglacera như hiện nay, chưa có nhóm cổ đông nào đạt tỷ lệ sở hữu ở mức chi phối, bởi vậy nhiều ý kiến cho rằng, để đạt mức sở hữu an toàn, các nhà đầu tư sẽ phải tính đến việc mua lại toàn bộ số cổ phần Nhà nước thoái vốn tới đây. Theo Luật Doanh nghiệp, chỉ cần sở hữu tỷ lệ 36%, cổ đông đã có thể phủ quyết các vấn đề quan trọng của đại hội đồng cổ đông.
Tối đa hóa lợi ích thu về cho Nhà nước hay không phụ thuộc vào cách thức thoái vốn của Bộ Xây dựng, với thực tế là cuộc đấu giá càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia càng có cơ hội đạt giá trúng cao và tối đa hóa lợi ích thu về cho Nhà nước.
Nếu Bộ tiếp tục thực hiện thoái vốn như lần trước, có thể lặp lại kịch bản không bán hết được, vì rất có thể nhà đầu tư chỉ cần mua thêm một tỷ lệ nhất định cổ phần trong số lượng chào bán là có thể chi phối Viglacera và tỷ lệ còn lại khiến Bộ Xây dựng trở thành cổ đông thiểu số, không có vai trò gì đáng kể ở doanh nghiệp.
Nếu bán đấu giá cả lô cổ phần, có thể xảy ra trường hợp một hoặc một nhóm nhà đầu tư "bạo chi" sẽ trúng đấu giá lô cổ phần này. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu tác động lớn từ các nhà đầu tư này, vì công ty cổ phần hoạt động theo nguyên tắc đối vốn.
Thương trường đã ghi nhận hàng loạt thương vụ M&A thoái vốn nhà nước mà sau đó hoạt động của các nhóm cổ đông lớn ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động doanh nghiệp, cũng như chiến lược và định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Đơn cử như trường hợp Tổng công ty Agrimeco, Tổng công ty Vinaconex...
Dù hiệu suất sử dụng tài sản, nguồn vốn còn hạn chế, cấu trúc tổ chức cồng kềnh, nhưng quy mô sản xuất lớn, vị thế đầu ngành, sở hữu những bất động sản giá trị, Viglacera được đánh giá có sức hấp dẫn lớn với nhà đầu tư tổ chức. Đặc biệt, tài chính của Viglacera rất lành mạnh với vay nợ chịu lãi thấp, chi phí lãi vay hàng năm chưa tới 10% lợi nhuận gộp. Dòng tiền kinh doanh đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư, trả nợ. Đây chính là lợi thế lớn cho doanh nghiệp để có bức tranh tài chính đẹp, tăng huy động vốn thực hiện các dự án từ vay nợ mà không đẩy cấu trúc vốn gặp rủi ro.
Con đường nâng hạng thị trường chứng khoán còn xa Việt Nam đã vượt qua giai đoạn "khởi động", bắt đầu "vượt chướng ngại vật" khi các yếu tố để thị trường chứng khoán (TTCK) được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi có sự cải thiện. Cơ quan quản lý đang nỗ lực triển khai các giải pháp để sớm đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường. Đánh giá của...