Việt Nam tiếp tục cải tiến xe tăng T-55, tự hành hóa pháo cối cỡ nòng lớn
Bài viết “Làm chủ công nghệ bảo đảm kỹ thuật xe ô tô quân sự” đăng trên báo Quân đội Nhân dân đã cung cấp nhiều thông tin thú vị về các dự án cải tiến vũ khí của Việt Nam.
Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự là một trong những đơn vị dẫn đầu về công tác khoa học – công nghệ và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện của Tổng cục Kỹ thuật. Trong thời gian qua, Viện đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận.
Ngoài những dự án nghiên cứu cải tiến vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự đã được nhắc tới nhiều như: tích hợp lựu pháo 105 mm, pháo phòng không 23 mm, súng máy hạng nặng 12,7 mm lên xe tải quân sự; diesel hóa xe thiết giáp BTR-152; tự động hóa điều khiển giàn phóng pháo phản lực BM-21… thì còn một vài chương trình rất đáng chú ý vừa mới được công bố.
Một mẫu xe tăng T-55 nâng cấp của Việt Nam, ảnh bìa tạp chí Kỹ thuật & Trang bị số tháng 9/2016
Nổi bật nhất có lẽ là dự án thiết kế hệ thống nạp đạn bán tự động cho xe tăng T-55, ưu điểm của thiết bị trên là giải phóng bớt sức lao động của chiến sĩ nạp đạn, từ đó giúp tăng tốc độ tác xạ cho chiếc chiến xa.
Hiện nay trong các gói nâng cấp dành cho T-54/55, chỉ có T-55AGM của Ukraine là được lắp đặt thiết bị nạp đạn tự động, những mẫu khác dù cho giữ nguyên pháo 100 mm hay thay thế bằng pháo 105 mm thì thao tác nạp đạn vẫn hoàn toàn thủ công. Nếu hoàn thiện và sớm đưa vào trang bị thì đây sẽ là sản phẩm độc đáo mang đậm chất trí tuệ của các kỹ sư quân sự Việt Nam.
Lựu pháo tự hành Jupiter III cỡ 122 mm của Cuba
Nối tiếp thành công của việc đưa lựu pháo M101 cỡ nòng 105 mm lên xe tải Ural 375D, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự còn huy động các nhà khoa học và đầu tư nghiên cứu thiết kế, tích hợp pháo 122 mm lên xe tải KrAZ.
Cách làm trên đã được người bạn lớn của Việt Nam là Cuba triển khai từ nhiều năm nay, họ đã thành công trong việc gắn kết lựu pháo D-30 cỡ 122 mm do Liên Xô chế tạo lên xe tải KrAZ 255B 66, mang lại sức mạnh vượt trội và sức sống mới cho một vũ khí cổ tưởng như đã rất lạc hậu và khó phát huy đầy đủ tính năng trong môi trường tác chiến hiện đại.
Hiện tại mặc dù chưa có thông tin cụ thể về phương thức Việt Nam tiến hành trên pháo 122 mm của mình, tuy nhiên có thể dự đoán rằng nó sẽ mang nhiều nét tương đồng với nguyên mẫu Jupiter III của Cuba.
Video đang HOT
Xe thiết giáp chở quân BTR-60PB của Việt Nam
Ngoài hai dự án trên, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự còn đang nghiên cứu thiết kế, lắp đặt các hệ thống dẫn động tháp súng bằng điện và quan sát, ngắm bắn đêm trên xe thiết giáp chở quân BTR-60PB; tích hợp cối 100 mm lên xe UAZ; chế tạo xích xe tăng PT-76 có lắp guốc cao su…
Với việc lực lượng pháo binh, tăng thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư hiện đại hóa, hy vọng rằng hai binh chủng này nói riêng cũng như Lục quân Việt Nam nói chung sẽ sớm tiến lên hiện đại để sánh ngang với Phòng không – Không quân và Hải quân.
(Theo Thời đại)
Xe tăng T-55 và T-62 "lên đời" cùng vũ khí hủy diệt thế hệ mới
Các loại đạn và tên lửa chống tăng mới của Nga có khả năng tiêu diệt các xe chiến đấu bọc thép hiện đại, biến những chiếc xe tăng T-55 và T-62 trở thành những cỗ máy sát thủ.
Xe tăng T-55 và T-62 "lên đời" cùng vũ khí hủy diệt thế hệ mới
Tên lửa chống tăng thế hệ mới
Các loại đạn và tên lửa chống tăng thế hệ mới của Nga có khả năng tiêu diệt, phá hủy các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại, biến những chiếc xe tăng T-55 và T-62 cùng nhiều loại vũ khí trang bị khác có từ thời Chiến tranh Lạnh trở thành những cỗ máy sát thủ nhờ sức sống mới trong mọi môi trường hoạt động.
Những loại vũ khí này đang trở nên già cỗi nhanh chóng khi ra đời từ cách đây vài chục năm, nhẽ ra phải bị đưa ra khỏi biên chế sau những năm tháng hào hùng, nhưng không, chúng đang được lột xác nhờ những gói nâng cấp cực hiệu quả đặc biệt là hỏa lực, khiến chúng "sống lại" và sánh ngang với các loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay.
Công ty Xuất khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboroexport (một thành viên của Tập đoàn Rostec) đã tung ra một loạt dòng tên lửa chống tăng có điều khiển thế (ATGM) hệ mới, cho phép những chiếc xe tăng đời cũ có thể tiêu diệt những phương tiện bọc thép tối tân nhất hiện nay.
Họ đạn 3UBK10M bao gồm nhiều biến thể như 3UBK10M, 3UBK10M-1, 3UBK10M-2 và 3UBK10M-3 được lắp đồng bộ cùng tên lửa 9M117M dành cho các loại pháo trên tăng như 100 mm hay 115 mm có thể bắn qua nòng.
Đạn 3UBK10M-1.
Chúng được thiết kế để ngắm bắn, tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, bao gồm cả những loại được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA), mục tiêu mặt đất cỡ nhỏ và thậm chí cả những mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ (như trực thăng bay treo).
Tên lửa 9M117M được trang bị đầu đạn liều nổ kép cực mạnh có thể xạ kích các mục tiêu trên mặt đất, trên không và trên mặt nước ở mọi loại địa hình và điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm.
Tên lửa được điều khiển bằng phương thức chiếu chùm lade, dẫn bắn bán tự động bám sát đạn bằng hồng ngoại dùng phương pháp bắn 3 điểm (SACLOS) có khả năng kháng nhiễu khá tốt.
Theo thông tin được Rosoboroexport công bố, có họ đạn 3UBK10M gồm 4 loại. Trong đó 3UBK10M bắn qua nòng dành cho pháo chống tăng nòng trơn MT-12 và T-12N cỡ 100mm.
Đạn có thời gian bay hết tầm vào khoảng 17,6 giây, có khả năng xuyên 600mm giáp thép cán đồng nhất và bắn được trong giải nhiệt độ từ -40 C tới 50 C, trọng lượng 27,5 kg chiều dài 1.138 mm. Cự ly xạ kích trong khoảng từ 100-5.000 m.
Đạn 3UBK10M-1 chuyên dùng cho họ xe tăng T-55M và T-55AM nâng cấp bắn qua pháo nòng trơn cỡ 100mm của xe. Đạn có thời gian bay hết tầm vào khoảng 13,5 giây, có khả năng xuyên 600mm giáp thép cán đồng nhất và bắn được trong giải nhiệt độ từ -40 C tới 50 C, trọng lượng 27,5 kg chiều dài 1.138 mm. Cự ly xạ kích trong khoảng từ 100-4.000 m.
Tên lửa 9M117M.
Đạn 3UBK10M-3 chuyên dùng cho họ xe chiến đấu bộ binh BMP-3 bắn qua nòng 100 mm. Đạn có thời gian bay hết tầm vào khoảng 13,7 giây, có khả năng xuyên 600mm giáp thép cán đồng nhất và bắn được trong giải nhiệt độ từ -40 C tới 50 C, trọng lượng 22,9 kg chiều dài 1.239 mm. Cự ly xạ kích trong khoảng từ 100-4.000 m.
Rosoboronexport cũng đang chào bán các loại đạn tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ mới 3UBK20 Invar vốn được dành riêng cho các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại như T-72B, T-80U và T-90S.
Loại đạn này cũng sử dụng đầu đạn liều nổ kép có thời gian bay hết tầm vào khoảng 17,6 giây, có khả năng xuyên 700mm giáp thép cán đồng nhất và bắn được trong giải nhiệt độ từ -50 C tới 50 C, trọng lượng 24,3 kg với cự ly xạ kích trong khoảng từ 100-5.000 m.
Điểm đặc biệt của loại đạn mới này là không cần bất cứ yêu cầu bảo dưỡng nào trong suốt quá trình bảo quản hay sử dụng. Nó có thể được vận chuyển bởi mọi loại phương tiện, kể cả thả dù từ trên không.
Nhằm tăng khả năng chiến đấu của xe chiến đấu bộ binh BMP-3, Rosoboronexport chào bán loại đạn 3UBK23-3 Arkan đồng bộ cùng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M117M1-3.
Loại đạn này cũng sử dụng đầu đạn liều nổ kép có thời gian bay hết tầm vào khoảng 22 giây, có khả năng xuyên 750mm giáp thép cán đồng nhất và bắn được trong giải nhiệt độ từ -20 C tới 60 C, trọng lượng 19,5 kg, chiều dài 1.035mm với cự ly xạ kích trong khoảng từ 100-5.500 m.
Đạn 3UBK20 đồng bộ cùng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M.
Đạn pháo 30mm cũng không hề kém cạnh
Các loại đạn 30mm dành cho pháo tự động cũng đang chờ khách hàng đặt mua, với nhiều biến thể như đạn xuyên nổ mạnh 3UOF8, đạn nổ mạnh văng mảnh vạch đường 3UOR6, đạn 3UBR6 xuyên giáp vạch đường, đạn 3UBR8 xuyên giáp.
Tất cả những loại đạn này đều có thể bắn nhiều loại mục tiêu cả trên mặt đất và trên không từ pháo tự động 2A42 và 2A72 trên các xe chiến đấu bộ binh hay trực thăng, cũng như pháo tự động 2A38 trên các tổ hợp vũ khí phòng không.
Các loại đạn kể trên được đánh giá là hiệu quả và tin cậy, có thể sử dụng được trong mọi loại điều kiện thời tiết. Trong đó 3UOF8 và 3UOR6 có thể diệt các mục tiêu mặt đất và trên không có bọc giáp nhẹ. Còn 3UBR6 và 3UBR8 được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bọc giáp nhẹ và mục tiêu bay thấp với xác suất trúng đích rất cao.
(Theo Thời đại)
Quân đội Anh mượn xe tăng Nga để tập trận Quân đội Anh tập trận mô phỏng cuộc tấn công của Nga với các xe tăng T-55 và T-72 mượn từ bảo tàng và nhà sưu tập cá nhân. Xe tăng T-72 và T-55 tham gia tập trận. Ảnh: Livejournal. Quân đội Anh ngày 4/12 tổ chức tập trận phòng thủ tại thành phố Salisbury với kịch bản một nước vùng Baltic bị...