Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN ngay đầu tháng 11
Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN từ ngày 01/01/2020, nhưng việc tiếp nhận vai trò này từ Thái Lan sẽ diễn ra ngay trong đầu tháng 11/2019.
Chiều 18/10 tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia ASEAN 2020 họp Phiên thứ tư, dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia (UBQG).
Tham dự Phiên họp còn có ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch UBQG, các thành viên của Ủy ban, Trưởng các Tiểu ban và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 (BTK), đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mặc dù Việt Nam sẽ chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 từ ngày 01/01/2020, nhưng việc tiếp nhận vai trò này từ Thái Lan sẽ diễn ra ngay trong đầu tháng 11/2019. Do đó, UBQG ASEAN 2020, các Tiểu ban, BTK và các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan cần nỗ lực hết sức triển khai và hoàn tất các công tác chuẩn bị trong giai đoạn “nước rút” hiện nay.
Theo đó, trọng tâm của Phiên họp thứ tư là rà soát tổng thể các nhiệm vụ, công việc đã, đang triển khai và cần tiếp tục thúc đẩy ngay trong thời gian tới, đặc biệt là việc triển khai Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và các Đề án chi tiết về nội dung, vật chất-hậu cần, lễ tân, tuyên truyền-văn hoá, an ninh-y tế.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN điều hành Phiên họp. (Ảnh: Thế giới và Việt Nam)
Báo cáo tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký UBQG ASEAN 2020 Nguyễn Quốc Dũng rà soát toàn bộ các công việc đã được các Tiểu ban và BTK triển khai thời gian qua, nhất là các nhiệm vụ nêu tại Phiên họp thứ ba của UBQG (09/7/2019). Thứ trưởng đánh giá các công tác đến nay cơ bản đáp ứng đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.
Báo cáo về các công việc cần triển khai trong thời gian tới, Thứ trưởng kiến nghị các Tiểu ban, BTK và các Bộ, ngành tập trung triển khai và hoàn tất các công việc cuối cùng chuẩn bị cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 như hoàn thiện trang thông tin điện tử của năm Chủ tịch ASEAN 2020, các kế hoạch thông tin và quảng bá về năm Chủ tịch cũng như các hoạt động lớn sẽ được tổ chức trong năm, kế hoạch chuẩn bị cho các hoạt động quan trọng sắp tới, trong đó có Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN, Kễ khởi động năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN…
Video đang HOT
Báo cáo tại Phiên họp, Trưởng các Tiểu ban, đại diện các Bộ, ngành và địa phương liên quan nêu rõ các đầu việc và nhiệm vụ cụ thể cần hoàn tất thời gian tới; khẳng định sẽ nỗ lực hết sức trong triển khai các công việc chuẩn bị cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 đạt kết quả tốt nhất.
Tại Phiên họp, Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa và BTK ASEAN 2020 đã giới thiệu tổng thể về logo, bộ nhận diện của năm Chủ tịch ASEAN 2020 và đã được UBQG phê duyệt. Dự kiến, logo và bộ nhận diện năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam sẽ được chính thức giới thiệu tới các nước ASEAN và Đối tác dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 và các Cấp cao liên quan (Thái Lan, 31/10-4/11/2019).
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của các Tiểu ban, Ban Thư ký, và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc triển khai, chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam; lưu ý cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình, bám sát định hướng, chủ trương, phân công nhiệm vụ trong Đề án tổng thể về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và các Đề án chi tiết về nội dung, tuyên truyền-văn hoá, lễ tân, vật chất-hậu cần, an ninh-y tế.
Phó Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Tổng thư ký về các công việc tiếp theo cần thúc đẩy triển khai, đặc biệt là các hoạt động quan trọng khởi động năm Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong dịp đầu năm 2020; đánh giá cao các sáng kiến do các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất, yêu cầu tiếp tục đầu tư sâu hơn nữa để các sáng kiến này mang lại nhiều giá trị lâu dài cho ASEAN và Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, năm 2020 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của Đảng và đất nước, do đó đề nghị các thành viên UBQG, các Tiểu ban, BTK và các Bộ, ngành quan tâm và dành ưu tiên hơn nữa cho các công việc liên quan đến năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, vì đây vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích của đất nước và người dân Việt Nam.
(Nguồn: BNG)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thủ tướng Việt Nam và Malaysia chia sẻ quan ngại về Biển Đông
Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, người bạn lâu năm và thân thiết của nhân dân Việt Nam, trở lại thăm chính thức Việt Nam sau 21 năm; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc củng cố tình hữu nghị và quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Malaysia trong tình hình mới.
Thủ tướng Chính phủ chúc mừng Malaysia, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Mahathir, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, hướng tới mục tiêu "Chia sẻ thịnh vượng 2030".
Thủ tướng hai nước Việt Nam, Malaysia hội đàm. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Thủ tướng Mahathir đánh giá cao những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vai trò, vị thế ở khu vực và quốc tế; khẳng định Malaysia luôn coi trọng tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam, láng giềng thân thiết và đối tác tin cậy tại khu vực, đặc biệt là trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN.
Trao đổi về quan hệ hai nước, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Malaysia thời gian qua; nhất trí trong bối cảnh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng đang đứng trước những thay đổi sâu sắc, cơ hội và thách thức đan xen, hai nước cần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược theo hướng ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hoà bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; đẩy mạnh hợp tác trên các kênh, đặc biệt là kênh Đảng và Quốc hội; duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Liên minh Hy vọng cầm quyền của Malaysia. Hai bên hoan nghênh Quốc hội hai nước trao đổi Thư về việc thành lập Hội Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Malaysia, cam kết tiếp tục hỗ trợ Nhóm nghị sỹ mở rộng hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai Quốc hội nói riêng và quan hệ Việt Nam-Malaysia nói chung.
Hai Nhà Lãnh đạo nhất trí sớm ký kết Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược 2020-2025, trong đó chú trọng tăng cường hợp tác kinh tế; làm sâu sắc hợp tác chiến lược, quốc phòng và an ninh; củng cố quan hệ đối tác trong các lĩnh vực chủ chốt như hợp tác biển, đổi mới sáng tạo, khoa học, giáo dục, lao động.
Hai Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác ngày càng hiệu quả, thực chất trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hợp tác pháp luật; nhất trí sớm thiết lập và triển khai các cơ chế quốc phòng song phương, trong đó có Ủy ban Cấp cao về Hợp tác Quốc phòng, Tham vấn Hải quân; thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác như Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mới; Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tuần tra chung và đường dây nóng trên biển, Hiệp định chuyển giao người bị kết án tù, Hiệp định phòng, chống mua bán người, Bản ghi nhớ về hợp tác pháp luật.
Hai bên chia sẻ kinh nghiệm phòng chống tham nhũng, nhất trí mở rộng hơn nữa hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn, coi đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm nhằm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm khiết, hành động.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nhận định, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ hai nước; trong đó Malaysia là một trong những đối tác thương mại và nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2018 đạt 11,5 tỷ USD (tăng hơn 13% so với năm 2017); Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 8 vào Việt Nam, với gần 600 dự án với tổng vốn hơn 12 tỷ USD.
Tuy nhiên, hai nhà Lãnh đạo cho rằng tiềm năng hai nước còn lớn, cần tiếp tục thúc đẩy, tìm ra hướng đi mới, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh liên kết kinh tế khu vực đang phát triển mạnh mẽ, để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD. Thủ tướng Mahathir cam kết tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường, hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia, đặc biệt là nông, lâm, thủy sản và sản phẩm Hồi giáo Hala.
Hai bên nhấn mạnh ý nghĩa hợp tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lao động; mở rộng hơn nữa kết nối giữa hai nước và hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân. Chính phủ Malaysia sẽ tiếp tục đảm bảo lợi ích hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam sinh sống, làm việc tại Malaysia.
Về hợp tác trên biển, hai Thủ tướng cho rằng đây là lĩnh vực có liên quan đến an ninh, chủ quyền và phát triển của cả hai nước; cần tiếp tục mở rộng, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh tế, khoa học, năng lượng biển. Hai Thủ tướng hoan nghênh hai bên đã thống nhất nội dung, tiến tới sớm ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu nạn trên biển, đồng thời tăng cường phối hợp giải quyết vấn đề ngư dân, tàu cá bị bắt trên tinh thần nhân đạo và quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước cũng như luật pháp quốc tế.
Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi tin cậy về các vấn đề chiến lược, an ninh khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng Mahathir khẳng định Malaysia ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021; sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam thúc đẩy phát triển Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực; cùng phấn đấu vì một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và dựa trên luật lệ.
Hai Thủ tướng nhất trí với tư cách hai nước láng giềng thân thiết ven Biển Đông, có an ninh và lợi ích gắn kết, Việt Nam và Malaysia sẽ hợp tác chặt chẽ cùng ASEAN bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Hai Thủ tướng chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố DOC và phấn đấu sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc pháp lý.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng cũng đã chứng kiến lễ ký kết Ý định thư về việc ký Bản ghi nhớ về Hợp tác thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu nạn trên biển và trao đổi Thư về việc thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Malaysia-Việt Nam.
Nguồn: VOV.VN
Phát biểu về Biển Đông của Phó Thủ tướng ở AMM-52 được nhiều nước ủng hộ Vấn đề Biển Đông được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu ra một cách thẳng thắn, chân thành tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52. Trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok, Thái Lan tuần này, Thứ...