Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược của Chính phủ Việt Nam để phát triển bền vững.
Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
Ngày 18/4, trong khuôn khổ “ Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
Tham dự Phiên họp có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và đại diện các nước thành viên LHQ.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis khẳng định, phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được tất cả các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh cần tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng, đáng tin cậy, bền vững.
Các nước tham gia Phiên thảo luận cũng chia sẻ các kinh nghiệm, thực tiễn tốt và thách thức đặt ra để thu hẹp khoảng cách trong phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác, đoàn kết và đổi mới để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững.
Video đang HOT
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại Phiên thảo luận.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang khẳng định, thúc đẩy kết nối giữa và trong các quốc gia là cần thiết để phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo hiệu quả chuỗi cung ứng và tăng cường bền vững.
Để thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, Đại sứ đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước cần tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ giao thông xanh và cơ sở hạ tầng số, với sự tham gia đóng góp về thể chế và tài chính của cả khu vực công và tư.
Đồng thời, nỗ lực ở cấp độ toàn cầu về kết nối cơ sở hạ tầng cần gắn liền với các sáng kiến ở cấp khu vực và quốc gia, với ví dụ tiêu biểu là Kế hoạch Tổng thể về kết nối của ASEAN 2025 nhằm tăng cường kết nối khu vực và hỗ trợ trong suốt vòng đời của các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Chính phủ Việt Nam để phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sợ hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc dân cho các dự án trong lĩnh vực này.
Cho đến nay, Việt Nam đã đưa vào khai thác 1.729 km đường cao tốc và phấn đấu đạt 3.000 km đến năm 2025. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục phát triển kết nối cơ sở hạ tầng với các nước láng giềng, trong đó có Lào, qua đó thúc đẩy kết nối khu vực và liên khu vực.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, hệ thống giao thông xanh và khuyến khích sản xuất và sử dụng phương tiện công cộng chay bằng điện.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng bày tỏ cảm ơn các đối tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Tuần lễ bền vững của LHQ được tổ chức từ 15-19/4, là sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 tổ chức một chuỗi các Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng về các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững để thu hút sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao các nước, góp phần huy động ý chí chính trị nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Cuộc gặp riêng của Tổng thống Ba Lan và ông Trump tại New York
Tại cuộc gặp riêng ở toà tháp Trump Tower (New York, Mỹ) tối 17/4, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine, tình hình Trung Đông và những nỗ lực của Ba Lan trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng của các thành viên NATO.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) được Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đón tiếp khi tới Nhà Trắng năm 2018. Ảnh: Trang web chính thức của Tổng thống Ba Lan
Kênh Yahoo News dẫn nguồn tin từ các hãng tin phương Tây cho biết cựu Tổng thống Trump ca ngợi nhà lãnh đạo Ba Lan và khẳng định hai người là bạn bè. "Chúng tôi đã có 4 năm tuyệt vời. Chúng tôi luôn ủng hộ Ba Lan", ông Trump nói.
Về phần mình, Tổng thống Duda chia sẻ: "Đó là một cuộc gặp gỡ hữu nghị với một bầu không khí dễ chịu".
Tổng thống Duda là nhà lãnh đạo nước ngoài mới đây nhất gặp ông Trump sau khi ông Trump giành đủ phiếu đại biểu để thành ứng viên đề cử đảng Cộng hoà.
Trước chiến thắng bất ngờ của ông Trump vào năm 2016, các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới buộc phải nỗ lực xây dựng mối quan hệ với một vị tổng thống thường xuyên chỉ trích các hiệp ước và liên minh lâu đời. Việc sắp xếp các cuộc gặp với ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2024 cho thấy họ không muốn bị tụt lại phía sau một lần nữa. Ngay cả khi đang phải đối mặt với 4 cáo trạng hình sự, ông Trump vẫn được nhiều nhà quan sát dự báo sẽ có một cuộc tái đấu cực kì sít sao với Tổng thống Joe Biden vào tháng 11.
Chuyến thăm của Tổng thống Duda diễn ra một tuần sau khi ông Trump gặp Ngoại trưởng Anh David Cameron tại dinh thự của ông ở Florida. Vào tháng 3, ông Trump cũng tiếp đón Thủ tướng Hungary Viktor Orban, một nhà lãnh đạo duy trì mối quan hệ thân thiết nhất với Nga trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu. Trước đó vào tháng 2, ông Trump gặp Tổng thống Argentina Javier Milei.
Mặc dù một số người ở Ba Lan lo ngại chuyến thăm của Tổng thống Duda có thể làm tổn hại mối quan hệ của đất nước này với chính quyền Tổng thống Biden, nhưng Thượng nghị sĩ Chris Murphy - một đồng minh của tổng thống đảng Dân chủ đồng thời là người có tiếng nói lớn trong đảng về vấn đề đối ngoại - cho biết những cuộc gặp như vậy là điều dễ hiểu.
"Nếu tôi là một nhà lãnh đạo nước ngoài và từng gặp gỡ các ứng cử viên được đề cử hoặc sắp được đề cử, có lẽ tôi cũng sẽ làm điều đó", nghị sĩ Murphy nói.
Ông Murphy chỉ ra rằng ông Barack Obama từng thực hiện một chuyến công du quốc tế kéo dài và gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài khi ông lần đầu tiên tranh cử vào Nhà Trắng.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Biden đều tỏ ra thận trọng trong phát ngôn về các cuộc gặp của các nhà lãnh đạo nước ngoài với ông Trump. Theo một người giấu tên, các quan chức chính sách và an ninh Mỹ biết rõ kế hoạch di chuyển của các nhà lãnh đạo, quan chức nước ngoài đến thăm Mỹ, nhưng nhìn chung họ không bình luận về việc những quan chức đó đi đâu hoặc gặp ai.
Tổng thống Ba Lan dự đoán thời điểm Nga có thể tấn công NATO Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda dự đoán Nga có thể sớm sở hữu tiềm lực quân sự lớn đến mức có thể tấn công các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào khoảng thời gian 2026-2027. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC của Mỹ, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã trích dẫn...