“Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 là thành tựu tuyệt vời”
Các chuyên gia y tế thế giới đánh giá cao nỗ lực phát triển vaccine COVID-19 của Việt Nam. Việc Việt Nam đã có 2 ứng viên tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine là thành tựu tuyệt vời.
Ngày 15/1, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Hợp tác để ứng phó với thách thức y tế” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, với sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, dịch bệnh không có biên giới, không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào có thể đơn lẻ kiểm soát và chiến thắng dịch bệnh. Thứ trưởng nhấn mạnh, cùng với nỗ lực trong nước để đẩy lùi dịch bệnh, là một quốc gia thành viên có trách nhiệm với các vấn đề quốc tế, Việt Nam chủ trương cần chung tay hợp tác với các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến này. Việt Nam ủng hộ Tổ chức Y tế thế giới trong vai trò điều phối các nỗ lực toàn cầu phòng chống dịch bệnh. Trong vai trò chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã thúc đẩy nỗ lực hợp tác chung của khu vực phòng chống đại dịch COVID-19.
Tọa đàm “Hợp tác để ứng phó với thách thức y tế” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội tổ chức.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về nỗ lực, thành tựu, chính sách hợp tác về song phương và đa phương của Việt Nam trong phòng chống đại dịch COVID-19. Các đại biểu cũng nhất trí cho rằng, trong bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đang rất quyết liệt với nhiều thách thức khó lường, câu chuyện vaccine đang mở ra những hy vọng mới nhưng đòi hỏi vẫn cần sự phối hợp nỗ lực trên phạm vi toàn cầu.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt – Pháp nhấn mạnh, cần có sự hợp tác liên quốc gia để phòng chống COVID-19. Bà Tiến cũng cho rằng, Việt Nam là 1 trong những quốc gia thực hiện khá tốt về công tác giám sát phòng chống dịch. Đó là thành công do huy động cả hệ thống chính trị, bên cạnh đó, một khía cạnh vô cùng quan trọng là ý thức của người dân, tiếp đó là cơ quan tham mưu – ngành y tế đã có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhân lực, nguồn lực, đặc biệt là hệ thống y tế từ trung ương, tỉnh, huyện, xã đến y tế thôn bản cùng vào cuộc để chống dịch.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay Việt Nam vẫn trông chờ hoặc tiếp cận vaccine thế giới, bên cạnh đó là nỗ lực sản xuất vaccine trong nước, đây là 1 trong những giải pháp phòng chống dịch hiệu quả nhưng không phải là tất cả.
“Chính người dân phải phòng bệnh bằng các biện pháp như chúng ta hiện nay đang làm quyết liệt khi chưa có vaccine. Chúng ta trông chờ vaccine là đúng nhưng điều chính vẫn là phòng bệnh, một trong những yếu tố là phải tăng sức đề kháng, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, thực hiện theo khuyến cáo của ngành y tế” – bà Tiến chia sẻ.
Video đang HOT
BS. Thomas Mourez, Phụ trách Y tế và Phát triển xã hội Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
BS. Thomas Mourez, Phụ trách Y tế và Phát triển xã hội Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam trong việc nỗ lực phát triển vaccine COVID-19. Ông Thomas Mourez cũng hy vọng Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định khắt khe trong việc sản xuất vaccine. “Tôi rất mong không chỉ người dân Việt Nam mà người dân trên toàn thế giới có thể tiếp cận được các loại vaccine COVID-19 được phát triển bởi các tổ chức trên thế giới” – ông Mourez nói.
TS. Kydong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.
TS. Kydong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cũng mong muốn thời gian tới, các quốc gia trên thế giới đều có vaccine COVID-19. Tuy nhiên, theo ông Kydong Park, vaccine không phải là viên đạn thần, vì vậy chúng ta cần có thời gian để vaccine có khả năng tạo miễn dịch ở cộng đồng.
“Đề nghị của tôi là hãy tiếp tục giữ các biện pháp bảo vệ phòng chống dịch đơn giản như rửa tay, đeo khẩu trang mọi lúc, bình tĩnh, hy vọng chúng ta sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng. Tôi chúc mừng Việt Nam đã có 2 ứng viên vaccine Việt Nam đi vào thử nghiệm lâm sàng, đây là thành tựu vô cùng tuyệt vời”- ông Kydong Park cho biết./.
Thường trực HĐND tỉnh đánh giá, rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 17, nhiệm kỳ 2016 - 2021
Một trong những vấn đề được rút kinh nghiệm tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua là chưa có nhiều đại biểu thảo luận, đặt ra những vấn đề mang tính trọng tâm, vĩ mô của tỉnh cũng như chưa có nhiều đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoặc giải quyết khó khăn, vướng mắc đang đặt ra.
Rút kinh nghiệm kỳ họp
Chiều 28/12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban thường kỳ để đánh giá kết quả công tác tháng 12/2020, rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 17 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 1/2021. Đồng chí Cao Thị Hiền - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc giao ban. Cùng dự có đồng chí Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và Phan Đức Đồng - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, Bí thư Thành ủy Vinh. Ảnh: Mai Hoa
Trong tháng 12, nhiệm vụ trọng tâm của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh là chuẩn bị và tổ chức thành công kỳ họp thứ 17, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Đánh giá, rút kinh nghiệm kỳ họp, các thành viên cho rằng, mặc dù là kỳ họp thường lệ cuối cùng của nhiệm kỳ, nhưng kỳ họp tiếp tục được đổi mới, nhất là phiên chất vấn với hình thức chất vấn mở đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các sở, ngành cấp tỉnh và địa phương.
Ý thức, trách nhiệm của các đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu khách mời cũng được thể hiện rõ trong phần thảo luận các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp với 92 đại biểu đóng góp ý kiến.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh cho rằng, kỳ họp thứ 17 của HĐND tỉnh có nhiều đổi mới. Ảnh: Mai Hoa
Điều hành của chủ tọa kỳ họp được thực hiện linh hoạt, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, địa phương tiếp tục giải quyết các vấn đề mà Nhân dân phản ánh, gửi gắm qua đại biểu HĐND tỉnh để chất vấn, thảo luận tại kỳ họp.
Kể cả việc thảo luận thông qua nghị quyết tại kỳ họp khi có những ý kiến khác nhau, chủ tọa kỳ họp yêu cầu ngành được giao chủ trì xây dựng dự thảo nghị quyết và lãnh đạo UBND tỉnh giải trình, làm rõ.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, Bí thư Thành ủy Vinh Phan Đức Đồng tham gia ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa
Bên cạnh đó, một số thành viên cũng nêu ra những vấn đề cần rút kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ mới. Như việc đề xuất danh mục xây dựng nghị quyết trình kỳ họp cần có sự chủ động hơn, tránh bổ sung, ảnh hưởng đến công tác thẩm tra của Thường trực và các ban HĐND tỉnh.
Chưa có nhiều đại biểu thảo luận, đặt ra những vấn đề mang tính trọng tâm, vĩ mô của tỉnh, đồng thời chưa có nhiều đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoặc giải quyết khó khăn, vướng mắc đang đặt ra.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường tham gia ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa
Sẽ sáp nhập 2 Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Ngoài tổ chức thành công kỳ họp thứ 17, trong tháng, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành 30 văn bản, chuyển 77 ý kiến, kiến nghị của tri đến các sở, ngành, địa phương giải quyết theo thẩm quyền. Cùng với đó, đã tiếp nhận 28 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, chế độ, chính sách, trong đó, chuyển 16 đơn thư đến các cấp giải quyết theo thẩm quyền.
Về nhiệm vụ trọng tâm tháng 1/2021 của Thường trực và các ban HĐND tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện các công việc sau kỳ họp thứ 17; trọng tâm là ban hành Thông báo kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn; tổng hợp nội dung đề xuất chất vấn tại kỳ họp của các đại biểu HĐND tỉnh chuyển đến UBND tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nghiên cứu trả lời.
Song song với đó là tập trung xử lý các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh; chuẩn bị các nội dung tổng kết nhiệm kỳ HĐND tỉnh và triển khai nghị quyết của Quốc hội về thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh...
Ghi nhận đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài năm 2020 Ngày 21/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Lễ ghi nhận đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu tại buổi lễ. Tham dự hội nghị có: bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các...