Việt Nam thứ 88 về số ca COVID-19, 3/4 bệnh nhân nặng đã 3 lần âm tính
Với 227 bệnh nhân COVID-19, Việt Nam hiện xếp thứ 88 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh nhân. 75 người đã khỏi bệnh, 3/4 bệnh nhân nặng đã có 3 lần xét nghiệm kết quả âm tính.
Đoàn của Bộ Y tế đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo đó, Bộ Y tế cho biết 3 bệnh nhân nặng có 3 xét nghiệm âm tính với virus gồm bệnh nhân 19 (bác ruột của bệnh nhân 17) có xét nghiệm âm tính vào các ngày 26, 27 và 29-3.
Hai bệnh nhân người Anh có xét nghiệm âm tính vào các ngày 23, 26, 28-3 và 26, 27, 29-3.
Đây là 3 trong số 4 bệnh nhân nặng nhất kể từ đầu vụ dịch đến nay ở Việt Nam. Ngoại trừ bệnh nhân nữ đang được xem xét “cai” ECMO và máy thở, 3 người còn lại (bao gồm cả bệnh nhân số 50 người Việt Nam) đều đã được cai máy thở, chỉ cần thở oxy và đã chắc chắn qua giai đoạn nguy hiểm.
Về số lượng bệnh nhân, đến chiều 2-4 Việt Nam ghi nhận 227 bệnh nhân COVID-19, 75 người đã khỏi bệnh (1/3 tổng số bệnh nhân), số còn lại đang được điều trị tại 23 cơ sở y tế. Việt Nam đứng thứ 88 thế giới về số mắc (cách đây 1 tuần Việt Nam xếp thứ 79 về số mắc).
Video đang HOT
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình – nguyên trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, qua các nghiên cứu trên thế giới trong vụ dịch COVID-19 này, cứ 1.000 bệnh nhân có 200 người biến chuyển nặng.
Trong đó có 50 người phải hỗ trợ thở oxy, 100 người cần hỗ trợ thở không xâm nhập (tức là oxy dòng cao) và 50 người còn lại là rất nặng, có khả năng phải thở máy hoặc sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi ngoài cơ thể).
Như Việt Nam hiện nay có 227 ca bệnh, đã có 4 ca rất nặng phải thở máy, 1 trong 4 ca này phải sử dụng ECMO, một số phải hỗ trợ thở oxy.
Về loại máy thở cần sử dụng cho bệnh nhân nặng, ông Bình cho biết có hai loại là xâm nhập và không xâm nhập (đặt nội khí quản); đã có nhiều hãng sản xuất loại tích hợp 2 trong 1, sử dụng được trong cả 2 tình huống của bệnh nhân là hỗ trợ thở không xâm nhập và có xâm nhập.
Hiện tại Việt Nam có gần 4.000 máy thở loại xâm nhập, riêng tại Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết có khoảng 300 máy (chưa tính máy thở của các bệnh viện trung ương).
Từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đang dự trù mua sắm thêm nhưng giá thiết bị này rất đắt đỏ.
Trước thông tin về nguồn 2.000 máy trợ thở (sản phẩm được Nhật Bản chuyển giao công nghệ), ông Bình cho biết loại máy này và máy thở Việt Nam đang dùng là 2 loại khác nhau.
Bản thân ông chưa sử dụng loại máy trợ thở này cho bệnh nhân hồi sức tích cực, nhưng có sử dụng sản phẩm trợ thở dành cho trẻ sơ sinh cùng hãng sản xuất.
L.ANH
Ba bệnh nhân nặng âm tính nCoV ba lần liên tiếp
Sức khỏe của 4 bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tốt hơn, trong đó ba người xét nghiệm âm tính ba lần.
Các bệnh nhân nặng gồm người phụ nữ 64 tuổi, bác gái của "bệnh nhân 17", tiền sử rối loạn tiền đình; hai người Anh 69 tuổi và 74 tuổi có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và lymphoma; bệnh nhân người Việt 50 tuổi. Nhiều tuần qua, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cùng chuyên gia đầu ngành đã hội chẩn, nỗ lực điều trị những người này.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhân nữ 64 tuổi có kết quả xét nghiệm âm tính ba lần vào các ngày 26, 27 và 29/3, hiện không sốt, đang cai dần ECMO (tim phổi nhân tạo), chuyển sang thở máy.
Một bệnh nhân người Anh kết quả xét nghiệm ba lần âm tính vào các ngày 23, 26 và 28/3. Bệnh nhân người Anh còn lại xét nghiệm âm tính vào các ngày 26, 27 và 29/3. Hai người này, cùng bệnh nhân người Việt đang được cai dần máy thở.
Do có bệnh lý nền nặng, các bệnh nhân này dù âm tính nCoV ba lần liên tiếp vẫn được giữ lại điều trị.
Sức khỏe của bốn nhân viên y tế nhiễm nCoV, gồm hai bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và hai điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, tiến triển tốt.
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị 65 bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện vẫn áp dụng phác đồ nền của Bộ Y tế, đồng thời thực nghiệm phác đồ kháng virus của các nước, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như thuốc men, các yếu tố khác.
"Với điều kiện này, chúng tôi còn có thể đáp ứng được tốt, kể cả khi không may có thêm nhiều bệnh nhân nhập viện nữa", bác sĩ Thạch nói.
Theo ông, trong đợt này có nhiều bệnh nhân nhập viện với dấu hiệu bắt đầu tiến triển nặng. Có đến 80% bệnh nhân nhập viện không có triệu chứng lâm sàng nhưng có tổn thương phổi. Bệnh viện vẫn áp dụng phác đồ nền của Bộ Y tế và phối hợp với những phác đồ đang nghiên cứu để điều trị.
"Chúng tôi kịp thời tiến hành điều trị mạnh ngay với các loại thuốc đang có, để bệnh không tiến triển nặng thêm", bác sĩ Thạch cho biết
Thúy Quỳnh
Thêm ca mắc Covid-19 liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai Bệnh nhân đến chăm sóc người thân tại Bệnh viện Bạch Mai, thời gian ở đây có tiếp xúc với đội cung cấp nước sôi của Công ty Trường Sinh. Tối 2/4, Bộ Y tế xác nhận thêm 5 trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm virus corona tại Việt Nam lên 227 người. Đáng chú ý, trong số 5 ca...