Việt Nam thiệt hại 700 triệu USD mỗi năm do mất an toàn thực phẩm
“Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe người Việt và thương hiệu quốc gia”, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.
Phát biểu tại Diễn đàn An toàn thực phẩm quốc tế lần thứ 7 trong hai ngày 28 và 29/11, ông Ousmane Dione cho biết giá trị xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD trong năm 2017. Ngành thực phẩm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 15% và nằm trong số các thị trường có tốc độ tăng trưởng hàng đầu châu Á.
“Tuy nhiên, vấn đề mất an toàn thực phẩm khiến Việt Nam thiệt hại 700 triệu USD mỗi năm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng làm mất đi hình ảnh và thương hiệu của quốc gia”, ông Ousmane nói.
Do đó, Chính phủ cần có những chiến lược phù hợp, áp dụng kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới để xây dựng thương hiệu cho nông sản và thực phẩm Việt Nam.
Người Việt muốn biết rõ về nguồn gốc thực phẩm và trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn. Ảnh: GH
Video đang HOT
Ông Ousmane cho rằng tầng lớp trung lưu – những người có nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ở trong nước đang có sự gia tăng rõ rệt. Cơ quan quản lý nên lưu ý kiểm soát chặt chẽ thị trường thực phẩm nội địa. Những chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cần bền vững hơn trong thời gian tới.
Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Deheus Châu Á – doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi của Hà Lan cho rằng người Việt đang trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Việt Nam cần có chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ các đối tác và doanh nghiệp tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn.
Chia sẻ kinh nghiệm của New Zealand, bà Wendy Matthews, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết an toàn thực phẩm được xây dựng thành văn hóa, trách nhiệm đối với tất cả mọi người. Mỗi khi xảy ra sự cố, người cung cấp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lý nặng nề.
Việc thiếu các tiêu chuẩn an toàn phù hợp có thể cản trở sự tăng trưởng bền vững của ngành, giảm cơ hội thị trường cho các nhà sản xuất thực phẩm trong nước và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. “Để xây dựng danh tiếng cho thực phẩm, Việt Nam nên đưa ra quy định pháp luật và khoa học. Đây là hai yếu tố quan trọng giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát về an toàn thực phẩm”, bà Wendy nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
Đắk Lắk: Ăn bánh mì tại quán vỉa hè, hơn 60 người nhập viện cấp cứu
Hơn 60 người có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đi cầu liên tục phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tại quán bánh mì ở vỉa hè TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Sáng 29/11, ông Lê Minh Thông - Phó Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk), cho biết, hiện tại đã có hơn 60 người nhập viện sau khi ăn bánh mì tại 1 quán bán bánh mì trên vỉa hè tại TP. Buôn Ma Thuột.
Hàng chục bệnh nhân nhập viện với biểu hiện ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18h, ngày 28/11, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã tiếp nhận vụ việc có hàng chục người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở quán bánh mì tại ngã tư đường Phan Chu Trinh - Hoàng Diệu (TP. Buôn Ma Thuột). "Hiện đơn vị đã gửi các mẫu tới Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm, xác định nguyên nhân" - ông Thông cho hay.
Theo đó, có 51 người nhập vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, 6 người nhập viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột và nhiều người nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Bác sĩ Lê Minh Tú, Khoa cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh) vào khoảng 9h30, ngày 28/11, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận những bệnh nhân với biểu hiện sốt, đau bụng, nôn ói, đi cầu lòng và sau đó liên tiếp hàng chục người đều nhập viện với biểu hiện tương tự. "Sau khi được cấp cứu tích cực hiện sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định và đang được theo dõi thêm" - bác sĩ Tú thông tin.
Nằm trên giường bệnh, một bệnh nhân cho biết, vào tối hôm trước 2 vợ chồng anh có tới quán bánh mì ngã tư đường Phan Chu Trinh - Hoàng Diệu để ăn bánh mì và chỉ sau 15 phút đã bắt đầu thấy cảm giác khó chịu. Cho đến nửa đêm, do 2 vợ chồng đã lên cơn sốt, đi cầu liên tục đến kiệt sức nhập viện cấp cứu.
Trao đổi thêm về vụ việc, bà Lê Thị Châu - Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Lắk, cho biết, hiện cơ quan chức năng đã tiến hành tạm đình chỉ quán bánh mì nêu trên và chờ kết quả xét nghiệm từ Viện vệ sinh dịch tễ để xem xét, có hướng xử lý theo quy định.
Được biết, quán bánh mì ngã tư đường Phan Chu Trinh - Hoàng Diệu là một quán ăn vỉa hè nổi tiếng tại TP.Buôn Ma Thuột từ hàng chục năm nay và quán rất đông khách tới ăn.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Cân nặng của mẹ xác định BMI của trẻ Bên cạnh yếu tố di truyền, trọng lượng của người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số khối cơ thể của trẻ (BMI) ở tuổi vị thành niên. Shutterstock Nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Open cho thấy thanh thiếu niên có mẹ không hoạt động thể chất dễ có nguy cơ bị thừa cân. "Cha mẹ...