Việt Nam thành công bước đầu trong sản xuất vắc xin ngừa Covid-19
Sau 10 ngày tiêm thử nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy Việt Nam đã tiến thêm một bước trong chế tạo vắc xin ngừa Covid-19.
Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 ( VABIOTECH) cho biết, hôm nay bước sang ngày thứ 11 nhóm nghiên cứu tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên chuột.
Hiện đàn chuột 50 con vẫn khoẻ mạnh cho thấy tính an toàn của vắc xin. Các chuyên gia sẽ tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1.
“Có thể nói đây là thành công bước đầu. Sau nửa tháng, chúng tôi sẽ lấy máu chuột lần 1, sau 28 ngày sẽ tiếp tục lấy máu lần 2 để đánh giá khả năng sinh miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Có thành công giai đoạn này mới có thể nghiên cứu những bước tiếp theo”, ông Đạt thông tin.
Nhóm nghiên cứu tại VABIOTECH tiêm thử nghiệm vắc xin trên chuột. Ảnh: BSCC
VABIOTECH là một trong 4 đơn vị tại Việt Nam đang nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19. Đơn vị này phối hợp cùng ĐH Bristol (Anh) nghiên cứu vắc xin dựa trên công nghệ vector virus.
Video đang HOT
Theo ông Đạt, công nghệ này tuy khó khăn ở bước đầu để tạo ra protein đáp ứng miễn dịch nhưng các bước sau sẽ đi nhanh hơn so với công nghệ tổng hợp gene, giúp rút ngắn thời gian phát triển và sản xuất vắc xin.
Dù đánh giá quá trình chế tạo vắc xin đã thành công 50% song ông Đạt cho biết, chưa thể biết chính xác thời điểm Việt Nam chế tạo thành công vắc xin ngừa Covid-19 vì còn tuỳ thuộc vào quá trình nghiên cứu.
Ông Đạt cho hay, việc nghiên cứu sản xuất vắc xin phải tuân thủ những quy trình rất nghiêm ngặt. Trong trường hợp đại dịch, có thể tiến hành song song một số giai đoạn nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho người.
Nhóm nghiên cứu của VABIOTECH sử dụng chuột để làm mô hình đánh giá đầu tiên. Nếu thành công sẽ tiếp tục thử nghiệm trên các loài động vật khác để đánh giá độ an toàn trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhóm nhỏ trên người.
Trên thế giới hiện có khoảng 100 đơn vị nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19, trong đó có khoảng 70-80 đơn vị đang ở ngưỡng tương tự Việt Nam, tức là thử nghiệm trên chuột. 8 công ty đang bắt đầu thử nghiệm song song trên người và động vật dù khá mạo hiểm.
Việt Nam đang theo dõi hiệu quả tiêm thử nghiệm trên người của các nước để xem xét các bước tiếp theo.
Covid-19 là đại dịch lớn nhất với nhân loại trong gần 80 năm qua, do vậy mọi hy vọng tập trung vào vắc xin ngừa Covid-19 – bước đột phá giúp thế giới chấm dứt đại dịch.
Tuy nhiên không ít nhà khoa học trên thế giới hoài nghi về khả năng chế tạo được vắc xin thần tốc trong 12-18 tháng tới. Vắc xin ngừa Ebola cũng cần tới 5 năm.
Bộ KH-CN lên phương án sản xuất vắc xin phòng Covid-19
Nhiều doanh nghiệp sản xuất vắc xin và thuốc sinh học đã được triệu tập để bàn cách giúp Việt Nam sản xuất vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức buổi họp về việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp này có hầu hết các nhà sản xuất vắc xin và thuốc sinh học tại Việt Nam.
Danh sách này bao gồm các đơn vị nhiều kinh nghiệm như Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac), Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen và các chuyên gia, các viện nghiên cứu, trường đại học...
Tại buổi làm việc, các đại biểu đều khẳng định, vắc xin phòng Covid-19 là một vắc xin mới, rất khó điều chế. Đặc biệt, vấn đề đáp ứng miễn dịch của Covid-19 còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.
Trên thế giới hiện có khoảng 100 đơn vị nghiên cứu vắc xin phòng ngừa Covid-19. Mỗi nhóm nghiên cứu vắc xin lại sử dụng những công nghệ khác nhau. Trong đó, có tổng cộng 8 loại vắc xin đã và đang thử nghiệm lâm sàng trên người.
Các nhà khoa học Việt Nam đang tích cực chung tay vào việc tìm ra biện pháp đẩy lùi dịch Covid-19.
Việc nghiên cứu sản xuất vắc xin phải tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi chi phí rất tốn kém, thời gian kéo dài nhiều năm. Trong trường hợp đại dịch, có thể tiến hành song song một số giai đoạn nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn cho người.
Việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin nói chung, đặc biệt là vắc xin phòng Covid-19 đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức, đơn vị. Do vậy, Việt Nam cần nhiều nhà sản xuất cùng phát triển vắc xin phòng Covid-19 để có thể có được công nghệ tối ưu.
Trong trường hợp vắc xin Covid-19 được sản xuất thành công, Việt Nam sẽ có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch. Khi có trong tay công nghệ vắc xin, Việt Nam cũng sẽ có khả năng ứng phó với cả các biến thể khác của virus Corona chủng mới.
Do rất ít nước sản xuất được vắc xin phòng Covid-19, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội rất lớn để thương mại hóa sản phẩm này.
Để một vắc xin có thể thương mại hóa, sau khi nghiên cứu thành công sẽ còn nhiều bước cần thực hiện. Thí nghiệm trên động vật, trên người và đánh giá an toàn... là điều bắt buộc phải làm. Việc điều chế vắc xin phòng Covid-19 vì thế sẽ không thể làm xong chỉ trong một sớm một chiều.
Tuy vậy, các nhà khoa học Việt Nam đang rất quyết tâm trong việc nghiên cứu để tìm ra cách điều chế vắc xin phòng Covid-19. Hiện Việt Nam cũng đã có những thành quả nghiên cứu bước đầu như: phân lập được virus, sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm...
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng thêm 2 vắc xin ngừa Covid-19 Trung Quốc ngày 14.4 cho phép thử nghiệm lâm sàng đối với 2 loại vắc xin ngừa Covid-19. Có ít nhất 3 loại vắc xin ngừa Covid-19 được cấp phép thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc . Ảnh minh họa: Reuters Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc đã cho phép thử nghiệm lâm sàng 2 loại vắc...