Việt Nam tham gia TPP: Nông nghiệp còn 10 năm để chuẩn bị
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại buổi công bố một số thông tin về TPP chiều 9-10.
Nông nghiệp Việt Nam tìm hướng đi riêng trong TPP
Cạnh tranh với thịt lợn, thịt gà TPP
Nông nghiệp được đánh giá là lĩnh vực sẽ gặp nhiều thách thức nhất của Việt Nam khi tham gia TPP. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, với một số loại nông sản mà một số nước trong TPP như Australia, New Zealand, Chile, Hoa Kỳ có thế mạnh (thịt lợn, thịt gà…) sức ép cạnh tranh khá lớn khi thuế được đưa về 0%. Đây đều là những mặt hàng nước ta sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.
Trên thực thế, tháng 8 năm nay, các hộ chăn nuôi Việt Nam đã một phen điêu đứng khi thịt gà Mỹ siêu rẻ tràn vào Việt Nam, khiến thịt gà chăn nuôi trong nước ế ẩm, không cạnh tranh được. Với mặt hàng thịt bò, những năm gần đây, bò nhập khẩu từ Australia có giá thấp hơn bò Việt Nam. Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt, thịt lợn, thịt gà và thịt bò đều là món ăn chủ yếu, được sử dụng phổ biến, hàng ngày nên nếu thịt từ TPP với thuế suất 0% tràn vào, sẽ tạo ra thách thức lớn đối với sản xuất trong nước.
Theo đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi trong nước không có lợi thế cạnh tranh nào khi tham gia TPP. Ngành chăn nuôi các nước khác đều mạnh và chuyên nghiệp hơn. “Lâu nay mới chỉ là hé cửa mà thịt ngoại đã vào nhiều như vậy, nếu cửa mở toang thì hàng nhập khẩu sẽ vào ồ ạt” – vị này dự báo.
Không riêng gì lĩnh vực chăn nuôi, báo cáo sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, một số sản phẩm nông nghiệp khác như: sữa, đậu tương, ngô và một số nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc… cũng gặp khó khăn dù mức độ không lớn. Những sản phẩm này hiện Việt Nam phải nhập khẩu với số lượng lớn nhưng đã quen cạnh tranh.
Tìm thế mạnh riêng
Ông Nguyễn Văn Tấn – Giám đốc Công ty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Thông Tấn cho rằng, TPP sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt Nam, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Môi trường này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải sản xuất ở trình độ cao hơn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không sản xuất được hàng hóa có giá trị, doanh nghiệp sẽ bị loại bỏ.
Theo ông Nguyễn Văn Tấn, nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam lâu nay vẫn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, do đó hiệu quả thấp. “TPP cho thấy, Nhà nước cần hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp bằng vốn, khoa học công nghệ để tăng sức cạnh tranh” – ông Nguyễn Văn Tấn nói.
Trong khi đó, theo đại diện Hiệp hội Chăn nuôi, ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung cần tìm được phân khúc sản xuất phù hợp khi TPP có hiệu lực. “Các nước đang nuôi gà trắng công nghiệp là chủ lực thì mình có thể nuôi gà đồi, gà thả vườn, nuôi lợn đặc sản… Nếu ta làm tốt, họ sẽ nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của chúng ta. Tuy nhiên, để làm được như vậy, cần sự định hướng của cơ quan quản lý”. Cũng theo vị này, dù lĩnh vực chăn nuôi có sức cạnh tranh yếu nhưng bù lại các loại nông sản khác như điều, hạt tiêu… lại thuận lợi.
Video đang HOT
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đánh giá, mặc dù chưa có những thỏa thuận cụ thể về ưu đãi với từng nhóm hàng song về cơ bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn hàng nhập khẩu, bởi hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trong TPP mang tính bổ sung, ít tính cạnh tranh. Gần đây, Việt Nam liên tiếp xuất siêu sang các thị trường này. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, nông nghiệp Việt Nam cũng đã hội nhập từ lâu.
Ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: “TPP cân nhắc xóa bỏ thuế nhập khẩu cho thịt lợn, thịt gà nhưng lộ trình, mức giảm thuế chưa được công bố. Nhìn chung, tham gia các hiệp định thương mại tự do, ngành chăn nuôi chịu tác động không lớn như nhiều người nghĩ. Chúng ta còn có 10 năm nữa để chuẩn bị, cho đến khi thuế nhập khẩu giảm về mức 0%”.
Thu ngân sách sẽ không bị ảnh hưởng lớn
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình của TPP cơ bản không gây tác động lớn và đột ngột tới thu ngân sách. Mặt khác, khi xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình, thu từ thuế nhập khẩu có thể giảm nhưng bù lại, số thu từ các sắc thuế khác sẽ tăng lên do sản xuất, kinh doanh phát triển, không những đủ để bù đắp số thu mất đi từ thuế nhập khẩu mà còn bổ sung thêm cho ngân sách Nhà nước.
Thực tiễn cho thấy, việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và theo 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực không ảnh hưởng tiêu cực tới thu ngân sách. Tổng thu từ hàng nhập khẩu vẫn tăng đều hàng năm kể từ năm 2006. Với thuế xuất khẩu, do Việt Nam giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng quan trọng như: dầu thô, than đá, một số loại khoáng sản kim loại nên dự kiến tác động đến thu ngân sách sẽ không đáng kể.
Hà Linh
Theo_An ninh thủ đô
TPP: Ngành chăn nuôi Việt Nam có 10 năm chuẩn bị đối mặt khó khăn
-TPP buộc Việt Nam thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép mà bộ máy quản lý hành chính cần vượt qua.
Đúng 21 giờ 30 ngày 6-10, lãnh đạo đoàn đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Tại sảnh sân bay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, đã cung cấp thông tin cho báo chí về kết quả kết thúc đàm phán TPP.
. Cuộc họp cấp Bộ trưởng của TPP lần này kéo dài nhiều ngày so với dự kiến. Ông có thể chia sẻ những giây phút căng thẳng trên bàn đàm phán?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Có thể nói rằng cuộc họp cấp bộ trưởng lần này của TPP diễn ra rất khẩn trương, tận dụng tối đa thời gian đàm phán giữa các bên. Đến nửa đêm ngày mùng 4, rạng sáng 5-10 Việt Nam mới kết thúc đàm phán dệt may với Mỹ và Mexico. Tiếp đến lúc 3 giờ ngày 5-10, Việt Nam kết thúc đàm phán với Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ. 4 giờ 20 cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nhật Bản mới kết thúc. Sau đó các nước đã đi đến kết thúc đàm phán TPP.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh. Ảnh: LH
Thời điểm nút thắt nhất là khi tìm kiếm thỏa thuận cho vấn đề thời gian bảo hộ độc quyền sinh dược. Chiều 4-10 khi chúng tôi nhận thấy các nước gần như đạt được thỏa hiệp nôi dụng này thì chúng tôi biết chắc sẽ đạt được thỏa thuận TPP.
Việt Nam đã nỗ lực để cùng các nước kết thúc vấn đề đàm phán đa phương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã có nhiều cuộc gặp rất quan trọng với phía Mexico, Mỹ. Các cuộc gặp này phải đạt được thoả thuận thì chúng tôi mới đàm phán tiếp được.
. Vậy TPP mang lại lợi ích gì cho Việt Nam, thưa ông?
Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu hơn, có cơ hội tham gia hơn vào chuỗi cung ứng hình thành trong khu vực TPP. Việt Nam cũng có thêm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không bi phụ thuộc quá mức vào thị trường Đông Á. Khả năng mở rộng thị trường tại Mỹ và FTA với châu Âu trước đó sẽ giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu., đặc biệt là ngành dệt may.
Tại cuộc đàm phán, thỏa thuận dệt may đạt được vào gần phút cuối. Đó là thỏa thuận cân bằng, có lợi cho Việt Nam, đồng thời chấp nhận được cho các nước TPP.
. Bên cạnh thuận lơi, Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn nào lớn nhất?
Khó khăn của Việt Nam là sức ép cạnh tranh. Nhưng đây không phải lần đầu Việt Nam hội nhập mà ta đã có hành trang 20 năm nên Việt Nam đủ sức tiến vào cuộc chơi mới này. Tuy nhiên nông nghiệp, trong đó chăn nuôi sẽ khó khăn. Lúc này kết quả đàm phán chưa được công bố nhưng chúng tôi xin khẳng định chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi thuế về 0%. Hy vọng trong lúc đó ta nỗ lực tái cơ cấu nông nghiệp để sức cạnh tranh lớn lên, chiến thắng trên sân nhà. Không có lý do gì Việt Nam là nước nông nghiệp mà không thắng trong sản phẩm nông nghiệp.
. Đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt thì sao thưa ông?
Tôi nghĩ rất khó trả lời câu hỏi này vì mỗi doanh nghiệp nhìn vào TPP một góc độ khác nhau. Không thể có một câu trả lời chung cho doanh nghiệp thủy sản hay dệt may. Mỗi doanh nghiệp có câu trả lời riêng. Tuy nhiên các DN năng động, nếu họ có tư duy đúng cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên phải nhấn mạnh thêm bản thân DN phải xác định họ tự làm được trước khi cần Nhà nước thì tôi nghĩ họ sẽ thành công.
. Nhiều ý kiến cho rằng việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP là một sự kiện lịch sử. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Rất nhiều bộ trưởng TPP nói đây là hiệp định lịch sử. Đấy là quan điểm của họ, còn cá nhân tôi nhận thấy TPP là hiệp định có tính bước ngoặt vì là khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm 12 nước, ASEAN cũng chỉ 10 quốc gia. Hơn nữa, TPP chiếm 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu. Do vậy, nói đây là thời khắc rất quan trọng trong lịch sử thương mại thế giới.
.TPP có nội dung gì khác biệt so với các FTA trước đây?
So với trước đây thì phạm vi cam kết của TPP rộng lớn hơn và mức độ sâu hơn. Đây là điển hình của các FTA thế hệ mới không chỉ các vấn đề truyền thống như thương mại, đầu tư, dịch vụ mà còn nhiều vấn đề phi truyền thống như doanh nghiệp nhà nước là lần đầu tiên được bàn đến trong một khu vực thương mại tự do.
.Vai trò của đoàn đàm phán Việt Nam trong những ngày cuối cùng?
Ta nỗ lực để cùng các nước kết thúc vấn đề đàm phán đa phương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lần này đã có nhiều cuộc gặp rất quan trọng như với Bộ trưởng Mexico, Mỹ. Trong các cuộc gặp cấp Bộ trưởng, Bộ trưởng Hoàng đã thỏa thuận được các vấn đề thì các cấp dưới mới đàm phán tiếp được.
. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng TPP là động lực cải cách thể chế của Việt Nam, quan điểm của ông?
Chính xác. Tôi nghĩ như hồi WTO, TPP đưa ra các tiêu chuẩn rất cao về minh bạch hóa. Chống tham nhũng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó TPP bắt buộc các quan chức nhà nước thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép để bộ máy quản lý hành chính vượt qua bằng được.
Theo ông, dự kiến TPP sẽ ký chính thức vào khi nào?
Chúng tôi kỳ vọng TPP sẽ đươc ký chính thức vào khoảng đầu tháng Giêng 2016.
Xin cám ơn Thứ trưởng!
Theo NTD
'TPP có hiệu lực trong 18-24 tháng tới' Trong buổi họp báo diễn ra chiều nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Việt Nam được dành nhiều điều khoản có lợi và linh hoạt nhất khi tham gia TPP. Chiều 9/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo cung cấp thông tin về kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chủ...