Việt Nam tham gia điều phối chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19
Hội đồng điều phối của chương trình hợp tác toàn cầu “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19″ (ACT-A) vừa được thành lập với 34 thành viên gồm một số tổ chức quốc tế và một số nước.
Việt Nam tham gia với tư cách Chủ tịch ASEAN.
GS.TS.Trần Văn Thuấn (giữa), Thứ trưởng Bộ Y tế, tham dự Phiên cấp cao trực tuyến về Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng điều phối ACT-A
Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng diễn ra ngày 10/9 nhằm điều chỉnh kế hoạch của ACT-A như một giải pháp toàn cầu quan trọng để chấm dứt cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19, khôi phục hệ thống y tế và tăng trưởng toàn cầu. Hội đồng điều phối ACT-A nhằm mục đích hợp tác quốc tế trên cơ sở kinh tế và điều kiện đầu tư để tài trợ đầy đủ cho chương trình ACT-A, huy động sự lãnh đạo chính trị và sự ủng hộ của quốc tế. Mặt khác, tích cực vận động thêm các nguồn lực cần thiết, giám sát các nguồn lực và tiến triển phục vụ cho việc phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, phân phối một cách công bằng vaccine và các công nghệ y tế chống COVID-19, phương pháp điều trị và chẩn đoán COVID-19 cho tất cả hệ thống y tế ở các nước.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tham gia phiên họp
Hội đồng điều phối ACT-A dự kiến sẽ hoạt động trong thời hạn 18 tháng, với 34 thành viên gồm các nước đại diện cho các nhóm khu vực, trong đó có Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Phiên cấp cao trực tuyến về Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng điều phối ACT-A do Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đồng chủ trì.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai – Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) – nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh sáng kiến thành lập Hội đồng. Qua đó giúp thúc đẩy tiếp cận cân bằng vaccine và các công nghệ ứng phó COVID-19. Đại sứ đề cao những hoạt động, nỗ lực gần đây của Việt Nam và ASEAN trong ứng phó COVID-19. Bà Tuyết Mai khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN tiếp tục tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế ứng phó đại dịch này. Đặc biệt là các hoạt động của Hôi đồng điều phối ACT-A nhằm tăng tốc tiếp cận một cách công bằng và với giá cả phải chăng đối với vaccine và các công cụ ứng phó COVID-19, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai (thứ 2 từ trái sang, hàng 1) – Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva – phát biểu tại phiên thảo luận
Cuộc họp đã ra tuyên bố của Hội đồng ACT-A, trong đó nhấn mạnh chương trình ACT-A là một phần không thể thiếu trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 73. Chương trình và Nghị quyết này đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có các giải pháp đầu cuối để đẩy nhanh sự phát triển và phân phối công bằng, phổ cập trên toàn cầu vaccine, phương pháp chẩn đoán, điều trị COVID-19.
Chương trình ACT-A được khởi động từ ngày 24/4 nhằm tìm kiếm giải pháp toàn cầu với các mục tiêu: Cung cấp một cách công bằng ít nhất 2 tỷ liều vaccine đến cuối năm 2021, tập trung vào các nhóm ưu tiên. Bên cạnh đó, cung cấp 245 đợt điều trị và 500 triệu xét nghiệm cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ nay đến giữa năm 2021 bên cạnh việc cung cấp bảo hộ cá nhân và máy oxy cho các quốc gia có nhu cầu.
Để thực hiện các mục tiêu này, ACT-A cần huy động số tiền 38 tỷ USD đầu tư trước mắt và dài hạn vào 3 trụ cột: Nghiên cứu vaccine (15,9 tỷ USD); điều trị (7,2 tỷ USD), chẩn đoán (6 tỷ USD) và đầu tư cho hoạt động kết nối các hệ thống y tế (9 tỷ USD). Hiện ACT-A mới huy động được số tiền 2,7 tỷ USD (chỉ khoảng 7% của tổng số tiền cần thiết mà ACT-A ước tính), như vậy còn thiếu khoảng 35 tỷ USD. Canada và Pháp là hai nước tài trợ lớn nhất cho ACT-A đến thời điểm hiện tại.
WHO: Hơn 170 nước tham gia dự án vaccine toàn cầu
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 172 nước đang tham gia dự án COVAX về tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới.
Hôm 24-8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 172 quốc gia đang tham gia dự án COVAX nhằm đảm bảo việc được tiếp cận công bằng với vaccine ngừa COVID-19, hãng Reuters đưa tin.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết dự án COVAX đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt đại dịch COVID-19. Dự án này không chỉ giúp các nước đang phát triển giảm rủi ro vì đại dịch và dễ dàng mua được vaccine, mà còn đảm bảo giá vaccine được duy trì ở mức "thấp nhất có thể".
Ông còn nói thêm khi nguồn cung vaccine còn đang hạn chế, thì phải ưu tiên cung cấp vaccine cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, đặc biệt là những y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: REUTERS
Theo ông Tedros thì "chủ nghĩa dân tộc về vaccine chỉ có lợi cho virus". Ông còn cho biết thêm rằng sự thành công của COVAX không chỉ ở việc đăng ký tham gia của các quốc gia, mà còn là việc đóng góp chi phí cho dự án.
Dự án COVAX do ba cơ quan là WHO, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) đồng lãnh đạo.
Cơ chế này được sáng lập để đảm bảo việc tiếp cận công bằng với vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới khi loại vaccine này được cấp phép sử dụng.
Hiện nay, ở COVAX đã có 9 ứng cử viên vaccine ngừa COVID-19. Mục tiêu của COVAX là đảm bảo nguồn cung và phân phối hai tỉ liều cho những quốc gia đăng ký tham gia COVAX trước năm 2021.
WHO kêu gọi chấm dứt tình trạng 'chủ nghĩa dân tộc vắcxin' Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng nhiều nước đang đặt lợi ích của mình lên trên những nước khác về vấn đề sở hữu vắcxin phòng dịch COVID-19. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: THX/TTXVN) Nhằm đảm bảo nguồn cung vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhiều nước đang...