Việt Nam tham dự ‘Tuần lễ Kinh doanh Hàn Quốc-ASEAN và Ấn Độ 2020′
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, “Tuần lễ Kinh doanh Hàn Quốc-ASEAN và Ấn Độ 2020″ diễn ra trong hai ngày 13-14/10 tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Coex ở Seoul.
Gian hàng của Việt Nam tại Tuần lễ kinh doanh Hàn Quốc – ASEAN và Ấn Độ 2020. Ảnh: Phạm Nguyên Anh/TTXVN
Sự kiện do Ủy ban Chính sách phương Nam mới ( NSP) trực thuộc Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) và 6 tổ chức kinh tế lớn gồm: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), Cơ quan Xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc (KOIMA), Cơ quan Doanh nghiệp Seoul ( SBA), Bộ phận Nhân sự dịch vụ phát triển Hàn Quốc (HRDK) và Nhà Văn hóa ASEAN (ACH) phối hợp tổ chức.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, châu Á là một phần trong động lực chính của tăng trưởng toàn cầu. Đại dịch COVID-19 đã và đang trực tiếp ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế ở cả Hàn Quốc, ASEAN và Ấn Độ, hạn chế khả năng di chuyển, trao đổi thương mại hàng hóa giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do ngừng sản xuất dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và giảm đầu tư. Do vậy, “Tuần lễ Kinh doanh Hàn Quốc-ASEAN và Ấn Độ 2020″ được đánh giá là cơ hội để các nước cùng nhau làm nổi bật tiềm năng của châu Á trong kỷ nguyên hậu COVID-19, tạo nhận thức về tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số và thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thịnh vượng giữa các nước châu Á. Sự kiện này cũng sẽ đóng vai trò như một nền tảng kết nối, trong đó mở ra cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc, ASEAN và Ấn Độ nhiều cơ hội kinh doanh với các đối tác châu Á và các cơ hội đầu tư khác nhau trong châu lục.
Khu trưng bày các gian hàng của các nước ASEAN tại Tuần lễ kinh doanh Hàn Quốc – ASEAN và Ấn Độ 2020. Ảnh: Phạm Nguyên Anh/TTXVN
Video đang HOT
Trong khuôn khổ “Tuần lễ Kinh doanh Hàn Quốc-ASEAN và Ấn Độ 2020″ sẽ có các cuộc hội thảo trực tiếp nhóm nhỏ, các hoạt động tiếp xúc, trao đổi, giới thiệu hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và các nước theo hình thức trực tuyến. Nhân dịp này, Đại sứ quán các nước ASEAN và Ấn Độ đã tham gia khu gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng của mỗi nước để giới thiệu với khách thăm quan.
Phát biểu với báo giới, ông Ngô Quang Huy, Bí thư thứ ba Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết: “Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp không chỉ ở Hàn Quốc mà trên quy mô toàn cầu, tổ chức sự kiện này là một nỗ lực rất lớn của nước chủ nhà Hàn Quốc cũng như các nước ASEAN. Chúng tôi coi đây là cơ hội tốt để tăng cường quảng bá các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Việt Nam với bạn bè Hàn Quốc nói riêng và các nước ASEAN nói chung”.
Việt Nam trở thành điểm đến của doanh nghiệp Nhật Bản
Đó là khẳng định của ông Terence Alford - Giám đốc Phòng Thị trường vốn và Dịch vụ Đầu tư, Công ty Colliers International khi bàn về xu hướng đầu tư và dịch chuyển trong thời gian sắp tới của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng trong bối cảnh thế giới đang có nhiều sự thay đổi.
Xin ông cho biết lý do nào để đưa ra nhận định rằng Việt Nam sẽ là điểm đến mới của các DN Nhật Bản trong thời gian tới?
Vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý tài trợ chi phí di dời để các công ty Nhật Bản chuyển các nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc. Theo đó, một số doanh nghiệp sẽ chuyển về Nhật Bản trong khi nhiều công ty khác lại đang hướng sự quan tâm, tìm kiếm đặt trụ sở tại Đông Nam Á (các nước Asean) và đặc biệt là Việt Nam. Quyết định này là một phần trong chương trình của Chính phủ Nhật Bản nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất trong tình hình mới. Xu hướng chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra sôi nổi vì nhiều lý do khác nhau.
Cụ thể, 57 công ty Nhật Bản nhận được tổng cộng 57,4 tỷ yên (536 triệu USD) trợ cấp để chuyển cơ sở sản xuất từ Chính phủ và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Trong số hơn 30 công ty nhận chi phí hỗ trợ để chuyển hoạt động kinh doanh sản xuất của họ sang một số quốc gia Asean thì có đến 15 doanh nghiệp đang coi Việt Nam là điểm đến ưa thích.
Phải chăng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tình hình dịch bệnh phức tạp diễn ra chính là những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp Nhật tìm đến Việt Nam, thưa ông?
Thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản từ trước cũng đã có mối quan tâm không nhỏ đến thị trường Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện đang là điểm đến của hơn 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 với hơn 60 tỷ USD vốn đầu tư.
Đồng thời, kết quả của một cuộc khảo sát mới đây cũng minh chứng cho điều này. Hơn 40% trong số 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia cuộc khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thực hiện vào cuối năm 2019 cho biết họ đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 3 năm tới (tăng 5,5 điểm phần trăm so với một năm trước đó). Trong khi đó, 36,3% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đang mong đợi chuyển đến Thái Lan, tăng 1,5 điểm phần trăm và 48,1% có kế hoạch thúc đẩy kinh doanh ở Trung Quốc, giảm 7,3 điểm phần trăm. Theo JETRO, cuộc đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2018 đã làm chuyển hướng đầu tư của các công ty Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á. Do đó, lượng đầu tư của Nhật Bản vào Asean đã tăng lên 191 triệu USD (năm 2019) so với con số 95,8 triệu USD (năm 2017).
Theo ông, những số liệu trên cho thấy điều gì và nó có tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam?
Những con số này cho thấy, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 biến động không ngừng cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn ra, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nước ngoài, nhất là DN Nhật Bản nhanh chóng nhận thấy Việt Nam là một điểm đến mới hấp dẫn và ổn định hơn để thành lập công ty mới cũng như di dời các doanh nghiệp hiện tại khỏi Trung Quốc.
Cùng với sự dịch chuyển này, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam có khả năng sẽ đón nhận nhiều nhu cầu hơn từ các công ty Nhật Bản trong vòng 6 - 12 tháng tới để xây dựng các nhà máy sản xuất do các chương trình cam kết tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Cùng với đó, một số thị trường trong nước như thị trường lao động, việc làm, thị trường tài chính... có thể sẽ có những sự thay đổi nhất định.
Vậy đâu là lợi thế của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Asean, thưa ông?
So với các nước khác trong Asean, Việt Nam được đánh giá là một môi trường kinh doanh tiềm năng, có nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn và là môi trường sống lý tưởng cho người nước ngoài. Trong những năm qua, môi trường đầu tư cũng được cải thiện hơn nhờ những nỗ lực phối hợp của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách luật pháp, hệ thống thuế và thủ tục hành chính. Nhờ đó, các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như Nhật Bản coi Việt Nam là một điểm đến đầy tiềm năng để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hứa hẹn trong tương lai không xa.
Xin cảm ơn ông!
PCI-2019: Không gian cải cách thủ tục hành chính còn rất nhiều Một số nhóm lĩnh vực được xem là 'nhạy cảm' vẫn tiếp tục bị nhũng nhiễu với những quy định mang nặng tính cục bộ của một số cơ quan công quyền và một bộ phận công chức, viên chức. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Trải qua chặng đường 15 năm, Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã rất "bền...