Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 1/7, Ban Thư ký Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á ( ASEANAPOL) đã chủ trì Hội nghị Sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ACPM) lần thứ 14 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Giám đốc phụ trách Kế hoạch và Chương trình của Ban thư ký ASEANAPOL, Nguyễn Hữu Ngọc điều hành Hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/Pv TTXVN tại Kuala Lumpur
Đây là khuôn khổ hợp tác quan trọng, được tổ chức thường niên để triển khai các cam kết của Tư lệnh Cảnh sát các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực phối hợp cảnh sát nội khối với lực lượng cảnh sát của 11 tổ chức đối tác đối thoại và 12 quan sát viên thuộc các khu vực và châu lục trên phạm vi toàn cầu.
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Giám đốc điều hành Ban Thư ký ASEANAPOL David Martinez Vinluan khẳng định hội nghị đóng vai trò then chốt trong việc củng cố quan hệ đối tác và xây dựng các chiến lược mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa an ninh toàn cầu. Ông kêu gọi các nước thành viên phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo đảm một khu vực Đông Nam Á hòa bình và an toàn.
ACPM-14 sẽ tập trung đánh giá tình hình tội phạm tại khu vực Đông Nam Á, xác định các xu hướng nổi lên của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia tại khu vực, đồng thời phân tích những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phối hợp cũng như định hướng về nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực ứng phó đối với xu hướng nổi lên của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ tư, cũng như các thách thức đặt ra đối với lực lượng thực thi pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong tình hình mới.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/Pv TTXVN tại Kuala Lumpur
Diễn ra từ ngày 1 – 5/7, hội nghị thảo luận chiến lược hợp tác phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia tại khu vực ASEAN, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm gồm: Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình, xu hướng, các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong khu vực ASEAN; Triển khai các sáng kiến, kiến nghị hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của lực lượng cảnh sát các nước thành viên; Mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với các cơ quan, tổ chức quốc tế trên thế giới có chung mục tiêu, nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia cũng như thúc đẩy hợp tác công tư để tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phạm tội.
Ban Thư ký ASEANAPOL chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2010, đặt trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia, với nhiệm vụ điều phối các hoạt động hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia liên quan đến 10 quốc gia thành viên của ASEAN.
Năm 2023, Ban Thư ký ASEANAPOL đã điều phối, hợp tác với các tổ chức đối tác đối thoại và quan sát viên tổ chức thành công trên 30 khóa tập huấn trực tiếp và 14 khóa đào tạo trực tuyến qua mạng Internet cho 620 sĩ quan cảnh sát thuộc các nước thành viên ASEANAPOL.
Trong năm 2024, ngoài việc tiếp tục triển khai các hoạt động về đào tạo, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, xây dựng cơ sở dữ liệu tội phạm xuyên quốc gia, đề xuất hiện đại hóa mạng lưới khoa học kỹ thuật hình sự của các nước thành viên, Ban Thư ký ASEANAPOL cũng mở rộng quan hệ phối hợp đối với Tổ chức Hợp tác thực thi pháp luật Mekong – Lan Thương, tổ chức Freeland, Tổ chức Hiệp ước Lusaka, TikTok, Mastercard châu Á – Thái Bình Dương để triển khai các hoạt động phòng chống buôn bán ma túy, buôn bán người, động thực vật hoang dã, rửa tiền và tội phạm sử dụng công nghệ
Ngoài các hoạt động hội thảo chuyên đề, Ban Thư ký ASEANAPOL cũng kết hợp tổ chức bài tập tình huống nhằm xây dựng quy trình, mô phỏng các hành động để ứng phó với các cuộc tấn công khủng bố tại khu vực ASEAN trong nhận dạng nạn nhân thảm họa, điều tra hiện trường đối với các thảm họa tự nhiên hoặc do con người gây nên.
Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: Hằng Linh/Pv TTXVN tại Kuala Lumpur
Để chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch Ban Thư ký ASEANAPOL năm 2028-2029, Bộ Công an đã cử Thượng tá Nguyễn Hữu Ngọc tham gia Ban Giám đốc điều hành của Ban Thư ký ASEANAPOL để nắm bắt các nhiệm vụ, yêu cầu trong hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia tại khu vực ASEAN, trực tiếp điều hành, điều phối các hoạt động của Ban Thư ký ASEANAPOL.
Interpol: Nạn buôn người tại Đông Nam Á trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu
Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) cho rằng hoạt động buôn người tại Đông Nam Á đã mở rộng thành cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Trong một cuộc họp báo tại văn phòng Interpol ở Singapore ngày 27.3, Tổng thư ký Interpol Jurgen Stock cho biết các đường dây tội phạm có tổ chức đã tạo ra cơn bùng nổ hoạt động buôn người và số lượng các trung tâm lừa đảo trực tuyến trong thời gian đại dịch Covid-19, theo Reuters. Từ khu vực Đông Nam Á, các nhóm này đã mở rộng mạng lưới ra toàn cầu với doanh thu lên đến 3.000 tỉ USD mỗi năm.
Ba nghi phạm buôn người (áo cam) bị cảnh sát áp giải hồi tháng 12.2023 tại Lhokseumawe, Indonesia. Ảnh AFP
"Những nhóm tội phạm có tổ chức này đang hoạt động ở quy mô mà cách đây một thập niên không thể tưởng tượng nổi. Bắt đầu là mối đe dọa tội phạm khu vực tại Đông Nam Á, điều đó đã trở thành cuộc khủng hoảng buôn người toàn cầu, với hàng triệu nạn nhân, cả tại các trung tâm lừa đảo qua mạng và cả các mục tiêu", ông Stock nói.
Vị quan chức cho biết các trung tâm lừa đảo qua mạng, nơi mà nhiều người bị dụ dỗ và bị ép buộc phải tham gia công việc lừa đảo, đã giúp cho các nhóm tội phạm có tổ chức đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động buôn ma túy. Dù vậy, ông cho hay hoạt động buôn ma túy vẫn đóng góp từ 40 - 70% doanh thu của những nhóm này.
"Chúng tôi cũng thấy rõ ràng những nhóm này đang đa dạng hóa hoạt động phạm tội khi sử dụng các tuyến đường buôn ma túy để buôn người, vũ khí, sản phẩm bị đánh cắp, xe ăn cắp", ông Stock nói.
Theo Tổng thư ký Interpol, khối lượng giao dịch trái phép trị giá khoảng 2.000 - 3.000 tỉ USD được chuyển qua hệ thống tài chính toàn cầu mỗi năm và một nhóm tội phạm có tổ chức có thể kiếm được đến 50 tỉ USD mỗi năm.
Hồi năm ngoái, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 100.000 người trở thành nạn nhân của các trung tâm lừa đảo trực tuyến buôn người tại Campuchia. Tháng 11 cùng năm, Myanmar giao hàng ngàn đối tượng lừa đảo người Trung Quốc cho giới chức Trung Quốc.
Lực lượng cảnh sát ASEAN tăng cường hợp tác Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 17/10, tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát ASEAN (ASEANAPOL) lần thứ 41 dưới chủ đề "Tăng cường quan hệ đối tác, thúc đẩy hòa bình, ổn định và an ninh". Quang cảnh phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị diễn ra ngay sau...