Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 tại Geneva
Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) lần thứ 12 (MC 12) đã diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 12-15/12 với sự tham dự của các bộ trưởng thương mại và quan chức cấp cao khác đến từ 164 thành viên của WTO.
Đoàn công tác của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, cùng tham gia đoàn có Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai – Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cùng đại diện Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hội nghị MC12 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như xử lý hậu quả của đại dịch COVID-19 và phục hồi nền kinh tế, thương mại sau đại dịch; căng thẳng địa chính trị quốc tế dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có bài phát biểu khẳng định sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương cũng như khẳng định nỗ lực cùng với các thành viên chung tay ứng phó với các thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò của WTO đối với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, tổ chức này vẫn còn thiếu sót và đã đến lúc WTO phải tiến hành những cải cách cơ bản nhằm duy trì và củng cố 3 trụ cột cốt lõi, đồng thời thích ứng kịp thời với những thay đổi sâu sắc và yêu cầu mới của thời đại. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, chưa bao giờ thế giới nhận thấy các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, môi trường, an ninh lương thực và gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên cấp bách và cấp bách hơn hiện nay.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng các thành viên WTO bắt buộc phải đối mặt với nguyên nhân gốc rễ của những thách thức này và tìm ra các giải pháp thích hợp để WTO có thể vượt qua và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. WTO không nên tự giới hạn mình trong việc cung cấp một nền tảng đàm phán hiệu quả mà còn cần phải là một bên góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng thời duy trì và đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong thương mại thế giới.
Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hết lòng tham gia vào các hệ thống thương mại. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các thành viên WTO trong việc duy trì và củng cố hệ thống đa phương với cốt lõi là WTO, trong việc thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, cũng như đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa và nguyên liệu quan trọng trong khu vực và trên toàn thế giới.
Việt Nam đang rất coi trọng các cuộc đàm phán chính của WTO như trợ cấp thủy sản và nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn các thành viên có thể tập trung vào các chủ đề cấp thiết và quan tâm như đảm bảo cung cấp lương thực và các mặt hàng thiết yếu cho người dân một cách toàn diện và thiết thực.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu tại Phiên thảo luận về thương mại và biến đổi khí hậu được tổ chức bên lề Hội nghị MC12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, chống biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng nhằm đạt được phát triển công bằng trên phạm vi toàn cầu, và nhận định vấn đề mấu chốt là cần đạt được mục tiêu trung hòa carbon trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống cho mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động ở một số lĩnh vực thông qua một số biện pháp như lồng ghép các yếu tố liên quan đến môi trường và chống biến đổi khí hậu trong các cam kết tại các hiệp định thương mại; thúc đẩy các cuộc đàm phán trong WTO ở những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi ích thiết thực cho môi trường và biến đổi khí hậu, ví dụ như đàm phán về hàng hóa và dịch vụ môi trường; thúc đẩy các hoạt động trong các lĩnh vực có tác động hoặc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như nông nghiệp, an ninh lương thực… Bộ trưởng cũng đã nêu quan điểm của Việt Nam về việc cần đặc biệt lưu ý, quan tâm đến điều kiện cụ thể của mỗi nước, tránh áp dụng máy móc các tiêu chuẩn môi trường ở các nước phát triển sang các nước đang phát triển, dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc thành lập một liên minh các Bộ trưởng thương mại trong lĩnh vực khí hậu có thể là một trong những cách thức để hiện thực hóa các mục tiêu nói trên. Do vậy, các bộ trưởng cần tăng cường hợp tác, trao đổi thường xuyên không những trong khuôn khổ WTO mà cả ở những khuôn khổ khu vực và song phương.
Phát biểu tại phiên họp Bộ trưởng Nhóm các nước xuất khẩu nông sản (nhóm Cairns), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu lên 3 vấn đề được nhiều nước quan tâm và các thành viên WTO cần ưu tiên hợp tác để giải quyết. Thứ nhất, tình trạng áp dụng các biện pháp trợ cấp hoặc hỗ trợ trong nước có tính bóp méo thương mại, ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng quan trọng như đường và các nông sản thiết yếu khác. Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt trong nông nghiệp dẫn đến việc bất bình đẳng trong thương mại nông sản. Thứ ba, các biện pháp được một số nước áp dụng gần đây sau những căng thẳng địa chính trị và chuỗi cung ứng, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu và có thể dẫn đến một số phản ứng dây chuyền.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng tham dự một số phiên họp bền lề Hội nghị MC12 và các cuộc tiếp xúc song phương với một số đối tác như Liên minh châu Âu (EU), Australia, Singapore, Israel… nhằm củng cố, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương.
Hội nghị cấp Bộ trưởng của WTO là cơ quan ra quyết định cao nhất của tổ chức này và thường diễn ra 2 năm một lần. Tuy nhiên, MC12 đã bị hoãn 2 lần do đại dịch COVID-19 và WTO đang tổ chức cuộc họp đầu tiên của các bộ trưởng thương mại trong gần 5 năm qua. Hội nghị Bộ trưởng MC12 diễn ra vào thời điểm mấu chốt quan trọng đối với WTO và đối với thương mại toàn cầu và là cơ hội để WTO chứng minh rằng thương mại là một phần của giải pháp cho nhiều thách thức lớn của thời đại hiện nay, dù về sức khỏe cộng đồng hay môi trường.
Bộ trưởng Bộ Công thương: Giá xăng Việt Nam thấp hơn giá thế giới
Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài, nên nếu ép giá đầu vào, trong đó có giá xăng dầu, ở mức thấp, thì giá thành sản phẩm không những không phản ánh đúng giá trị, mà còn có thể gây thiệt hại lớn.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm về kiểm soát giá xăng dầu - Ảnh: Đ.XO
Trao đổibên hành lang Quốc hội chiều 1-6, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định hiện nay giá xăng của Việt Nam còn thấp hơn giá thế giới, dẫn tới tình trạng "chảy" xăng dầu ra nước ngoài.
Theo bộ trưởng, về nguyên tắc, tăng giá xăng dầu làm tăng giá vật tư đầu vào, từ đó làm tăng chi phí sản xuất, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng cho hay rất chia sẻ với người dân về việc tăng giá xăng dầu làm tăng giá vật tư đầu vào, từ đó làm tăng chi phí sản xuất, giá xăng có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.
"Nói như vậy cũng không sai nhưng ở chiều ngược lại thì cũng phải nói thêm, nền kinh tế của chúng ta có độ mở rất cao, cho nên hàng hóa của chúng ta làm ra chủ yếu xuất khẩu, nếu ép giá đầu vào thì giá thành sản phẩm không phản ánh đúng giá trị, vô hình trung là gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước", Bộ trưởng Diên nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, bộ trưởng Bộ Công thương cảnh báo nếu "ép giá đầu vào", các nước có thể kiện chúng ta về chống bán phá giá, chống trợ cấp, thậm chí là thao túng tiền tệ.
Chưa kể, hệ lụy của việc duy trì giá xăng dầu ở mức quá thấp là tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Do đó, cần phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng, chứ không nói một chiều.
Về giải pháp, bộ trưởng Bộ Công thương cho hay một mặt vẫn phải cố gắng dùng các công cụ, kể cả thuế, cũng như kiểm soát thị trường để giảm giá.
Trong trường hợp giá xăng dầu tăng quá cao, cần tính toán đến các công cụ như chính sách an sinh hỗ trợ cho đối tượng yếu thế. Mục tiêu là để kiểm soát giá, đảm bảo hiệu quả quản lý cả trong nước và phù hợp với quy định, luật pháp quốc tế.
Cũng nêu quan điểm về quản lý giá xăng dầu cũng như kiểm soát lạm phát, đại biểu Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), cho rằng mặc dù giá xăng dầu tăng cao nhưng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% có thể vẫn được giữ vững do cầu tiêu dùng đang yếu.
Tuy vậy, ông Lộc vẫn đề nghị Quốc hội cân nhắc tiếp tục giảm thuế đối với xăng dầu để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, bởi sau 2 năm gồng mình chống chịu với dịch bệnh, thu nhập của họ đã bị bào mòn rất nhiều.
Trong khi đó, phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Bùi Minh Khoa (Thanh Hóa) đề nghị để đảm bảo giá xăng dầu bớt tăng quá "nóng", các cấp thẩm quyền cần sớm quyết định điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng giống như chính sách hạ thuế bảo vệ môi trường vừa qua.
Việc giảm thuế xăng dầu có thể ảnh hưởng nguồn thu ngân sách nhưng theo đại biểu, Việt Nam có thể tranh thủ xuất khẩu dầu thô để bù đắp trong bối cảnh giá thế giới tăng.
Chiều 1-6, giá xăng dầu được các doanh nghiệp kinh doanh công bố tăng sau khi liên bộ Công thương - Tài chính đưa ra quyết định điều chỉnh giá. Giá xăng E5RON92 tăng thêm 600 đồng/lít, lên mức 30.239 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 920 đồng/lít, lên 31.573 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu cũng tăng gần 1.000 đồng, gồm dầu diesel tăng 840 đồng/lít, lên mức 26.390 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 940 đồng/lít, lên 25.340 đồng/lít. Dầu mazut tăng 310 đồng/ký, lên mức 20.900 đồng/kg.
Trong năm nay giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7-2014. Giá xăng liên tục tăng trong 5 kỳ điều hành gần đây.
Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử
Bộ Công Thương lên tiếng về xe hàng ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc Trước tình trạng xe hàng hóa ùn ứ nhiều ngày qua tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến cáo các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi...