Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí đúng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty dầu khí quốc gia, được Nhà nước Việt Nam giao cho quản lý toàn bộ dầu khí trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Từ năm 1973-1974, chính quyền Việt Nam đã ký với công ty Hoa Kỳ khảo sát bắc miền Trung, gồm cả Hoàng Sa.
Sau năm 1975, chúng tôi đã triển khai các hoạt động dầu khí trên toàn bộ lãnh hải và cả khu vực Hoàng Sa, Trường Sa. Từ 1986, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về Luật Biển 1982, việc thăm dò khai thác dầu khí chỉ thực hiện trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đến nay có 86 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực. Chúng tôi đã khảo sát và khoan trên 900 giếng dầu, đã có trên 30 mỏ đang được khai thác. Xin nhắc lại, tất cả hoạt động dầu khí của PVN và các đối tác đều trong giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Chúng tôi không có bất cứ lô dầu khí nào nằm ngoài vùng 200 hải lý thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được quốc tế công nhận. Khu vực Trung Quốc nói có tranh chấp là khu vực Đông Nam, gọi là bãi Tư Chính – Vũng Mây, khu vực miền Trung Việt Nam, khu vực Hoàng Sa.
Vùng Hoàng Sa chính quyền miền Nam đã khảo sát địa chấn, gần đây chúng tôi tiếp tục khảo sát ở đây. Việc khảo sát được tiến hành tích cực. Trước đây, chúng tôi có thăm dò ngoài khu vực đường 200 hải lý, nhưng đó là trước khi Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về Luật Biển. Sau khi Việt Nam phê chuẩn, Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc.
Các hoạt động dầu khí ở miền Trung, nơi Công ty CNOOC của Trung Quốc gọi thầu, chúng tôi vẫn tiến hành khảo sát. Đến nay, không có công ty quốc tế nào ký với Trung Quốc thầu 9 lô kể trên. Hoạt động dầu khí của PVN đang triển khai bình thường, phù hợp với Luật biển 1982. Chúng tôi trước nay đều công bố công khai mà không có bất kỳ cản trở, phản đối nào. Điều này chứng tỏ Trung Quốc nói 57 lô Việt Nam phân bố đang nằm trong vùng tranh chấp là hoàn toàn sai trái.
Còn về dự tính trữ lượng dầu khí vùng thềm lục địa Việt Nam, chúng tôi có đánh giá, có 4-6 tỷ tấn dầu. Còn ngoài khu vực này, chúng tôi không có đánh giá. Tại khu vực Trung Quốc đang khoan, chúng tôi đã có khảo sát nhưng chưa khoan nên chưa thể nói có dầu không. Có thể có dầu song theo chúng tôi triển vọng là không lớn.
Theo ANTD
Việt Nam gửi thông cáo về tình hình Biển Đông lên LHQ
Ngày 20-5, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và gửi đến Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, các tổ chức quốc tế cùng các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva.
Tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam
Sau khi liệt kê cụ thể những động thái của Trung Quốc kể từ ngày 2-5, thời điểm Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thông cáo nêu rõ hành vi của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận cấp cao hai nước.
Thông cáo nhấn mạnh trên cơ sở kiên trì đối thoại tìm kiếm các biện pháp hòa bình, Việt Nam đã công khai liên lạc với Trung Quốc hơn 20 lần về vụ việc, bao gồm các kênh liên lạc giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, các giao tiếp giữa Giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) và Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC )... Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã 8 lần liên lạc với phía Trung Quốc ở Hà Nội và Bắc Kinh.
Thông cáo kèm theo bản đồ xác định vị trí của giàn khoan Hải Dương 981; Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24; Báo cáo của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về các diễn biến hiện nay ở Biển Đông; Những điểm nổi bật của phản ứng quốc tế với hành động gây hấn bất hợp pháp của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng một loạt tàu hỗ trợ ra khỏi vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đề nghị chính phủ tất cả các nước lên tiếng chỉ trích hành vi sai trái của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, tôn trọng quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia ven biển phù hợp với UNCLOS 1982. Hành động sai trái của Trung Quốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải và an toàn trong Biển Đông và trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Theo ANTD
Trung Quốc vẫn mang thái độ hung hăng, ngông cuồng... "Có khoảng 20 buổi làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng thái độ của họ vẫn hung hăng, ngông cuồng. Dẫu vậy, chúng ta phải kiên trì, kiên quyết và tùy diễn biến để đưa ra đối sách cho phù hợp", Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng nói. Ngày 22/5, bên lề kỳ họp thứ 7...