Việt Nam tăng 9 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh
Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh 2017 do World Bank công bố cho thấy, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với năm 2016.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ
Theo Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh ( Doing Business) năm 2017 vừa được World Bank công bố, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 63,83 trên thang 100.
Như vậy, so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái, Việt nam đã thăng hạng tới 9 bậc (năm 2016, Việt Nam chỉ xếp thứ 91 với điểm số 61,11/100).
Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Năm nay, Việt Nam cải thiện được ở một số tiêu chí như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ 96 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng 31 bậc lên thứ 87. Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên thứ 167. Tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc lên thứ 93.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn có những tiêu chí quan trọng bị sụt giảm thứ hạng, như tiêu chí thành lập doanh nghiệp giảm tới 10 bậc xuống thứ 121 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí xin cấp phép xây dựng và vay vốn đều giảm 3 bậc.
Việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang được Chính phủ rất chú trọng. Hồi cuối tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 – 2017, định hướng đến năm 2020.
Theo đó, phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới); mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.
Tại Nghị quyết này, Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ đến từng cơ quan bộ ngành, địa phương thực hiện các công việc cụ thể để cải thiện tốt nhất môi trường kinh doanh, tạo mọi điều kiện tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Theo mục tiêu Chính phủ đặt ra, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trên 1 triệu doanh nghiệp.
Bích Diệp
Theo Dantri
Áp trần vẫn không quản được giá sữa
Sau hơn 18 tháng áp trần giá sữa, thị trường có dấu hiệu đi xuống, sản lượng tiêu thụ giảm sút trong khi giá bán thực chất cũng chưa hỗ trợ người tiêu dùng như kỳ vọng của nhà quản lý.
Cuối tháng 5/2016, lãnh đạo Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ xem xét từ tháng 7 dỡ bỏ chính sách giá trần đối với mặt hàng sữa trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, hiện cơ quan quản lý vẫn chưa có động thái nào về việc thay đổi chính sách này.
Việc áp giá trần được thực hiện từ đầu tháng 6/2014, dự kiến ban đầu kết thúc vào tháng 6/2015 nhưng sau đó lại được gia hạn đến hết năm nay. Theo cơ quan quản lý, đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp trong ngành, cơ quan chức năng lại khó có thể xác định giá trần đổi với các mặt hàng sữa một cách có căn cứ.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, dù dùng công cụ giá trần với sữa, cơ quan quản lý vẫn không thực sự "quản" được giá mặt hàng này. Ảnh: Reuters
Lý do được đưa ra là thị trường sữa có hàng trăm dòng sản phẩm có tính chất rất khác nhau. Mỗi hãng sữa và mỗi một quốc gia có một tiêu chuẩn, bí quyết công nghệ riêng. Theo đó, giá sữa của các dòng có thể chênh nhau đển cả trăm nghìn đồng. Chỉ cần thêm, bớt thành phần là chất lượng sữa đã thay đổi, kéo theo sự thay đổi về giá. Nếu tính theo phương pháp chi phí, chỉ có doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu hoặc sản xuất mới biết chi phí thực. Khi nhà quản lý chưa thể nắm rõ về chi phí đầu vào của từng loại sữa thì sẽ không thể đưa ra giá cơ sở đúng đắn cho từng loại sữa.
Vì vậy, doanh nghiệp sữa có thể đổi nhãn mác, tên gọi để tránh sự kiểm soát của việc áp giá trần đối với sản phẩm sữa đó. Đồng thời, chính sách cũng tạo những chiêu lách quy định giá trần, gian dối bằng cách đổi tên sản phẩm để bán vào nội địa, Nhà nước không quản lý được.
Về định chế quản lý giá trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có 2 phương thức: bằng cách định giá và quản lý giá gián tiếp. Theo Luật Giá, sữa không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, bởi không phải là sản phẩm độc quyền. Để quy định giá trần đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, cơ quan quản lý phải chứng minh được có những doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường, hoặc mặt hàng này đang có biến động bất thường, tăng giá quá cao so với đầu vào. Nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được điều này. Đồng thời cũng chưa chứng minh được sự tăng giá bất thường của giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, bởi mỗi lần doanh nghiệp lách tăng giá chỉ khoảng 7-9%, vẫn trong giới hạn cho phép.
Ý tưởng áp trần giá sữa từng được đưa ra năm 2009 nhưng không thực hiện được khi chính cơ quan quản lý thấy thật khó áp dụng với vài trăm dòng sản phẩm với tính đa dạng và đặc thù của mỗi loại như sữa. Khi hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế quốc tế thì mong muốn được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường cũng ngày một lớn. Quy định áp trần giá sữa không phù hợp với thể chế định giá trong nền kinh tế thị trường như đã quy định trong các Luật Giá và Luật cạnh tranh cũng chính là một rào cản. Chúng ta sẽ bị thua thiệt trong hoạt động thương mại quốc tế, nếu không được công nhận là một nền kinh tế thị trường
5 đại sứ của Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan đề nghị xem xét cơ chế giá quản lý. Họ cho rằng với cơ chế quản lý giá đó, Việt Nam đi chệch khỏi định hướng cơ chế thị trường, làm gia tăng quan ngại về sự tuân thủ các cam kết WTO. Đồng thời, việc này không khuyến khích các nhà đầu tư mới muốn vào Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, làm gia tăng gánh nặng về hành chính và chi phí cho các công ty (nước ngoài) ở Việt Nam.
Đối với sản phẩm sữa, giá và chất lượng phải luôn song hành, không nên chỉ đề cập một yếu tố. Khi thị trường sữa đã có sự cạnh tranh thực sự, người tiêu dùng sẽ là người lựa chọn và quyết định cuối cùng tới giá của sản phẩm, trên cơ sở xem xét tương quan với chất lượng của sản phẩm, tùy thuộc vào khả năng thu nhập của họ. Do vậy, Nhà nước không nên sử dụng biện pháp hành chính trong quản lý giá sữa, mà bằng biện pháp thị trường.
Khi dỡ bỏ áp giá trần, để bình ổn giá sữa, cơ quan quản lý cần khuyến khích cạnh tranh và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Bộ Tài chính cần xây dựng nguyên tắc xác định cơ cấu giá thành đầy đủ, chính xác theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, để hình thành giá bán phù hợp. Đây là căn cứ để cơ quan tài chính kiểm tra giá bán cũng như sự điều chỉnh giá của các doanh nghiệp sữa khi có biến động chi phí đầu vào.
Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ hơn với các Bộ, ngành liên quan khác kiểm tra những quy định hiện hành, xử phạt, khống chế triệt để hành vi vi phạm, liên kết tăng giá, nếu có dấu hiệu đầu cơ nâng giá bất hợp lý, sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải cắt bớt khâu trung gian không cần thiết để ổn định mức chiết khấu. Cơ quan tài chính sẽ quản lý và kiểm tra các mức chiết khấu cho đại lý. Ngoài ra, cần xây dựng website để thông tin toàn bộ các loại sản phẩm sữa hiện có trên thị trường trong nước và nước ngoài về mẫu mã, chất lượng và giá cả.
Theo VnExpress
Quán phở gà Hà thành: Canh giờ tranh chỗ, xếp hàng chờ ăn Từ bình dân đến cao cấp, khách muốn ăn phở gà tại những quán này đều phải canh giờ, đứng xếp hàng. Chỉ cần chậm chân, khách sẽ tiếc hùi hụi vì không được thưởng thức những bát phở gà ngon nức tiếng Hà thành. Quán phở ngày bán 1.000 bát của cô dâu xa xứ, lấy chồng hơn 20 tuổi Tiệm phở...