Việt Nam tạm ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem
Ngày 4/5, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc về việc tạm ngừng ngay việc sử dụng vắc xin Quinvaxem inj trong dự án tiêm chủng mở rộng.
Chiều 4/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem (Vắc xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất).
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Cục quản lý Dược đưa ra kết luận này dựa vào căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế ngày 27/4/2013. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế Việt Nam quyết định tạm ngừng sử dụng vắc xin này.
Cục Quản lý dược yêu cầu Văn phòng đại diện Công ty Berna Biotech Korea Corporation tại Việt Nam phối hợp với cơ sở nhập khẩu, cơ sở phân phối phải khẩn trương gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng vắc xin Quinvaxem inj (Vắc xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation – Korea sản xuất; yêu cầu các đơn vị bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn của vắc xin. Đồng thời gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, quá trình phân phối và sử dụng vắc xin Quinvaxem inj về Cục Quản lý dược và Cục Y tế dự phòng trước ngày 15/5/2013.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành, Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng và các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng vắc xin tạm ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem inj; thực hiện việc bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn và kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này.
Trước đó, liên quan đến các ca phản ứng sau tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, Bộ Y tế cho biết, phản ứng sau tiêm ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới. Số trường hợp phản ứng sau tiêm nặng xảy ra trong năm 2011 được ghi nhận là 10 (4 trường hợp có thể liên quan đến tiêm chủng, không có tử vong) và năm 2012 là 13 (4 trường hợp bệnh và 1 tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng). Từ đầu năm 2013 liên tiếp xảy ra các vụ tai biến liên quan đến vắc xin này tại Nghệ An, Lâm Đồng, Hải Dương…
Video đang HOT
Vắc-xin “5 trong 1″ Quinvaxem được Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ từ tháng 6/2010 đến hết năm 2015 với nguồn tài chính khoảng 38,5 triệu USD. Đến nay Việt Nam nhập về khoảng 15 triệu liều và đã sử dụng khoảng 11 triệu liều vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.
Theo Dantri
Lợi ích nhóm ở Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
Có dấu hiệu ghép phim, tráo phim để thu lợi riêng hàng trăm triệu đồng/tháng.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM đang trình kế hoạch thanh tra BV Chấn thương Chỉnh hình lên giám đốc sở phê duyệt để làm rõ tố cáo liên quan đến "lợi ích nhóm" tại khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA). Dự kiến trong tuần sẽ có quyết định thanh tra.
Theo tố cáo của bác sĩ VBL, khoa CĐHA, BV Chấn thương Chỉnh hình, các BS Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa CĐHA, ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh có hành vi tham ô tài sản. Theo đơn tố cáo, từ năm 2007 đến nay, nhóm ba người của khoa CĐHA đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép phim, cắt phim, đổi phim, gian lận phim trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỉ đồng.
Cụ thể, nếu bệnh nhân được chỉ định chụp cột sống cổ bốn tư thế: thẳng, nghiêng và chếch 3/4 hai bên thì bệnh viện sẽ thu tiền bệnh nhân là chụp hai phim nhưng khi chụp thì kỹ thuật viên thực hiện ghép chụp hai hoặc bốn bộ phận cơ thể trên một phim, rồi cắt làm đôi thành "hai phim" mà bệnh nhân hoàn toàn không biết. "Chúng tôi thống kê ngẫu nhiên trong ba tháng cuối năm 2011, số phim dư là 3.620 tờ/tháng x 42.000 đồng/phim loại A, thì số lợi nhuận nhóm này hưởng là hơn 152 triệu đồng" - đơn tố cáo nêu.
Một tấm phim A (bên trái) được ghép và xén thành hai phim B (bên phải). Ảnh: Tùng Sơn
Còn đối với thủ thuật đổi, tráo phim, thường bệnh viện chụp hai loại phim A và B (phim B giá 23.000 đồng/phim). Khi bệnh nhân đóng tiền chụp phim A (trên 90% bệnh nhân chụp loại phim này) thì bị chụp phim B hoặc bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B thì chỉ lại chụp hai nửa phim A để hưởng chênh lệch là 19.000 đồng.
Mỗi tháng bệnh viện sử dụng từ 28.000 đến 30.000 tờ phim, trong đó số phim B thực sử dụng là ba phần, phim A là hai phần nhưng báo cáo bệnh viện thì ghi ngược lại là phim A sử dụng ba phần, phim B hai phần. Như vậy, số phim được hoán đổi mỗi tháng là từ 5.000 đến 6.000 tờ. Riêng phần đổi phim, nhóm này hưởng chênh lệch khoảng 90 triệu đồng/tháng (5.000 tờ x 19.000 đồng).
Theo tố cáo, việc giao nhận và cấp phim là do khoa Dược quản lý. Tuy nhiên, khoa Dược lại giao thẳng cho khoa CĐHA đặt và nhận hàng trực tiếp từ nhà cung cấp và khoa Dược chỉ việc ký tên xác nhận. Việc làm này đã tạo kẽ hở cho nhóm lợi ích gian lận trong việc nhập phim A và phim B.
Theo bác sĩ L., số tiền mà nhóm này hưởng lợi mỗi năm là gần 3 tỉ đồng, nếu tính từ năm 2007 đến nay thì số tiền họ hưởng lợi rất lớn và ông đã tố cáo đến Công an TP, Sở Y tế TP để làm rõ.
Có chứng cứ ghép phim
Thông báo của Công an TP.HCM gửi bác sĩ VBL nêu: Sau khi xác minh những nội dung tố cáo, nhận thấy có một số phim A được chụp ghép hai bộ phận và một số chứng từ bác sĩ chỉ định chụp phim B nhưng khi in ghép vào phim A. Để có cơ sở xác định có chụp ghép các bộ phận cơ thể bệnh nhân trong phim, đổi phim hay không cần phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật về phim ảnh của ngành y tế. Vì vậy, cơ quan điều tra chuyển đơn và tài liệu đến Thanh tra Sở Y tế để giải quyết theo thẩm quyền.
Trích băng ghi âm
. Trong quá trình chụp phim, có ghép hai phim A trên một phim A không?
Lúc trước thì có.
. Lúc trước là khi nào?
Lúc còn BS Nam (nguyên trưởng khoa). Thời gian đầu BS Nam rất tiết kiệm!
. Năm 2011 BS Nam không còn làm việc nữa.
Khoa không có chủ trương, yêu cầu. Phải hỏi mấy anh chụp (...). Có trường hợp người mẹ đóng tiền cho đứa con 10 tuổi chụp hai phim lớn, giá 120.000 đồng/phim. Chụp xong bác sĩ đọc không rõ nên lại cho đi chụp thêm hai phim nữa, người mẹ đi đóng tiền tiếp. Kết quả chụp lần hai bác sĩ vẫn nói đọc không được nên phải chụp lần thứ ba. Tôi rất bực và mở hồ sơ người mẹ đang cầm thì thấy chỉ có một tấm phim lớn và ba tờ phim nhỏ, trong khi thu tiền đến bốn tờ phim lớn.
(Cuộc làm việc giữa Ban Thanh tra bệnh viện với khoa CĐHA)
Theo Dantri
6 công ty dược "dính án" mua bán thuốc gây nghiện Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tên 6 công ty dược vi phạm trong việc mua bán nguyên liệu, sản xuất, bán thuốc thành phẩm có chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, trong kết luận thanh tra vừa được công bố. "Nghi án" nhập lậu nguyên liệu sản xuất thuốc cảm để sản xuất ma túy từng...