‘Việt Nam sơn thủy hữu tình’ trên báo Trung Quốc
Trong một bài viết khá thú vị đăng trên trang People của Trung Quốc, tác giả ví Hà Nội là cái nôi văn hóa, Sài Gòn luôn căng tràn sự sống, còn Vũng Tàu quả xứng là “thánh địa” nghỉ mát của Việt Nam.
Bài viết tựa như cuốn cẩm nang du lịch thu nhỏ, cung cấp cho bạn đọc những thông tin căn bản và hữu ích về những vùng đất nổi tiếng, về danh lam thắng cảnh trứ danh, về giao thông, tiền tệ, ẩm thực hay chốn nghỉ ngơi, mua sắm…tại Việt Nam. Và nhan đề bài viết thì ấn tượng và lạ đến vô cùng – “Phong tình đặc biệt Việt Nam sơn thủy hành”.
Trang này chia sẻ, Việt Nam là một đất nước phải hứng chịu chiến tranh loạn lạc trong thế kỷ 20, tới nay đã một cõi hòa bình, yên ấm. Việt Nam vừa có núi cao hùng vĩ, bãi biển sạch sẽ, vừa có hệ thống sông ngòi đan xen, thôn trang êm đềm. Nơi đây lưu giữ được nét đẹp truyền thống cổ xưa lại phảng phong cách Âu châu hiện đại.
Hà Nội – cái nôi văn hóa
Là thủ đô của nước Việt, trải qua ngàn năm lịch sử, tới nay, Hà Nội vẫn lưu giữ được nhiều kiến trúc đền thờ có liên quan mật thiết tới lịch sử cổ đô. Số lượng danh lam thắng cảnh tại Hà Nội và các vùng xung quanh xếp hàng đầu ở Việt Nam. Quảng trường Ba Đình thật rộng lớn, vị trí của kiến trúc này cũng tương tự như quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc. Ở mặt chính Tây là công trình trang nghiêm – lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – được xây bằng đá hoa cương. Phía Bắc quảng trường là Phủ Chủ tịch có sắc vàng đậm. Đi dạo trong vườn hoa Phủ Chủ tịch, ngắm những kiến trúc giản dị tao nhã nổi bật giữa hoa thắm cỏ xanh ấy, cảm thấy thật tĩnh mịch.
Hà Nội.
Cảnh sắc nổi tiếng của Hà Nội còn ở khu vực hồ Hoàn Kiếm – trung tâm của thành phố, chùa Một Cột, đền Quán Thánh và chùa Trấn Quốc trên Hồ Tây, khu sứ quán mang nhiều nét kiến trúc độc đáo và Văn Miếu.
Là thành phố đậm phong cách châu Âu, Hà Nội vẫn lưu giữ được nhiều kiến trúc kiểu Pháp xưa. Sắc màu chủ đạo của những tòa nhà này là sắc vàng nhạt và vàng đậm, trong đó sắc đậm gây cảm giác mạnh cho mọi người.
Con sông Hồng thì chầm chậm chảy qua thủ đô, ao hồ lớn nhỏ nằm rải rác trong lòng thành phố. Ở Hà Nội, đâu đâu cũng rợp bóng cây; dưới khung cửa sổ, trên ban công, trong sân đều có hoa tươi điểm xuyết. Ban đêm, bạn có thể giải trí tại các quán bar đặc sắc. Với những người thích náo nhiệt, hãy thưởng thức múa rối nước. Đây là loại hình nghệ thuật đậm nét truyền thống của Việt Nam. Mỗi buổi diễn đều đông nghịt người xem, đôi khi còn phải diễn thêm. Khán giả tới thưởng thức hầu hết là khách nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh náo nhiệt
Thành phố Hồ Chí Minh vốn có tên gọi là Sài Gòn. Đây là thành phố lớn thứ hai, cũng là nơi hiện đại nhất của Việt Nam. Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh càng trở nên nhanh, mạnh với những trung tâm thương mại, tòa cao ốc mọc lên như “nấm mọc sau mưa”.
Video đang HOT
Thành phố này luôn căng tràn nhựa sống. Đường xá nơi đây phần lớn rất nhỏ hẹp. Ô tô, xe máy, xe đạp và người đi bộ dường như đều chen chúc trong một con đường. Trên những con phố rợp bóng cây, xe gắn máy lao qua vun vút, còn những chiếc xích lô cứ chầm chậm trôi. Vào cuối ngày, các khu chợ luôn đông nghịt người, hàng hóa bày la liệt, không gian ngập đầy hương hoa của nhiệt đới. Những hình ảnh quen thuộc của người dân: đầu đội nón lá, tay xách làn, chân đi dép lê trở thành tiêu điểm trước ống kính máy quay, máy ảnh.
TP Hồ Chí Minh.
Những nhà dân với ban công nhỏ xíu, các bảo tàng và trụ sở của chính quyền thành phố có kiến trúc hoành tráng lộng lẫy, Nhà thờ Đức Bà theo phong cách Gothic đặc trưng, Bưu điện trung tâm thành phố đậm nét châu Âu, hương cà phê phảng phất từ những quán ăn lộ thiên bên hè phố khi đêm xuống, ánh đèn nê ông nhấp nhoáng bên bờ sông Sài Gòn, soi chiếu cho người thả lưới đánh cá trên sông…tất cả tạo nên một bức tranh đậm chất Việt.
Cũng theo trang này, Dinh Độc Lập và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là những địa điểm tham quan thường xuyên của nhiều du khách.
Vũng Tàu – “thánh địa” nghỉ mát
Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km. Nơi đây, biệt thự san sát, đền chùa nhiều vô kể. Bờ biển trải dài hàng km, sóng biếc xô nhẹ dưới chân, những hàng dừa cao vút, những cây cọ xòe rộng và những đóa dâm bụt rực sắc đỏ làm nổi bật làng chài vốn êm đềm, yên ả. Trên bãi cát trắng sáng như bạc, mọi người thỏa sức tận hưởng ánh mặt trời nhiệt đới và làn nước biển trong xanh, thỏa sức vui đùa với những trò bơi lội, lướt sóng, chơi canô trên biển…
Vũng Tàu.
Tại thiên đường nghỉ mát này còn có tượng chúa Jêsus nổi tiếng, có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng…Trong ánh nắng mặt trời rực rỡ và gió biển vi vu, thơ thẩn lang thang tại những kiến trúc này, có chút gì tản mạn, lãng đãng…
Theo 24h
12 điểm đến khét tiếng cướp biển xa xưa
Căn cứ của cướp biển, những eo biển nơi chúng mai phục là điểm hút khách du lịch ngày nay.
1. Eo biển Malacca
Eo biển hẹp chia cắt bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia này từng là một cửa ngõ thông thương chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây cũng chính là lý do nó thu hút sự chú ý của những tên cướp biển năm nào.
2. Cabo Rojo, Puerto Rico
Roberto Cofresca, cướp biển của vùng Puerto Rico từng tạo dựng sự nghiệp tại khu vực này bằng những cuộc chiến, cướp tàu, thuyền chở hàng hóa, và vàng của Tây Ban Nha và Mỹ đi qua vào những năm 1800. Cabo Rojo chính là quê hương của tên cướp và ngày nay, tới đây, du khách vẫn có thể thấy một bức tượng tạc hình hắn.
3. Bờ biển Barbary
Từ thế kỷ 16 đến 19, bờ biển Ohias bắc châu Phi là cứ địa của Barbary Corsairs, người đã đe dọa tất cả các căn cứ cũng như tàu thuyền ở khu vực Địa Trung Hải và Tây Phi và kiêm luôn cả buôn bán nô lệ.
4. Madagascar
Cùng với sự phát triển của thương mại, buôn bán gia vị Đông Nam Á, những con tàu châu Âu trở thành vị khách quen thuộc trên đường bờ biển Ấn Độ Dương và Đông Phi. Madagascar trở thành địa điểm hoàn hảo để lập ổ mai phục của cướp biển.
5. Nam Sulawesi
Một địa điểm lý tưởng khác để cướp các tàu chở gia vị là hòn đảo Sulawesi, ở trung tâm của quần đảo Indonesia. Ngày nay, cướp biển vẫn tiếp tục hoạt động tại đây, tuy không mạnh bằng các cướp biển Somali.
6. New Providence, Bahamas
Rất nhiều con tàu Tây Ban Nha trở bạc đào được từ dãy Andes đã bị cướp biển tấn công từ hòn đảo này. Ngày nay, đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Bahamas.
7. Jolo
Cũng nằm trên biển Celebes, gần đảo Sulawesi là đảo jolo, nổi tiếng với cướp biển. Ngày nay, đây là cứ trung tâm Hồi giáo của Philippines.
8. Cuba
Có rất nhiều câu chuyện cướp biển gắn với Cuba. Cướp biển từng sử dụng những căn lều ở đầm lầy dọc bờ biển phía Nam để ẩn náu và tấn công vào các khu dân cư.
9. Bờ biển phía Nam Trung Quốc
Bờ biển này là căn cứ của hai vợ chồng cướp biển khét tiếng Trung Quốc, những kẻ sở hữu đội chiến thuyền siêu hùng mạnh. Sau khi đầu hàng chính phủ, họ đã được ân xá và sống cuộc đời còn lại trong thanh thản.
10. Saint-Malo, Pháp
Saint Marlo là ổ mai phục của những cướp biển Pháp, trên đường đánh chiếm những con tàu Anh Quốc.
11. Port Royal, Jamaica
Sau những chiến dịch tấn công tàu lớn của Tây Ban Nha, những tên cướp biển Caribe thường tới Port Royal, Jamaica để tiêu hay bán nốt những gì mà chúng cướp được.
12. Mumbai, Ấn Độ
Đối với những người Ấn Độ chống lại ách thực dân, Kanhoji Angre là một người chiến đấu vì tự do. Nhưng đối với những con tàu phương Tây, ông đích thị là một tên cướp biển. Kanhoji Angre thường lên kế hoạch cho những cuộc tấn công của mình ở Mumbai (hay Bombay).
Theo 24h
Thành phố cổ nguyên vẹn nhất châu Âu Praha là một trong thành phố hiếm hoi ở Đông Âu không bị chiến tranh hủy hoại, đồng thời là thủ đô xinh đẹp của Cộng hòa Séc - đất nước không giáp biển, quê hương của người Bohemia. 1. Old Town Là trái tim đầy sắc màu lung linh về đêm, khu phố cổ của Praha tập trung nhiều tòa nhà, thánh...