Việt Nam-Singapore còn nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu
Những năm qua, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Singapore luôn phát triển tích cực và là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ cao.
Tuy nhiên, với vị trí địa lý đặc thù, Singapore trở thành trạm trung chuyển thương mại của thế giới, Việt Nam là nước sản xuất, xuất khẩu mới nổi với nhiều sản phẩm có năng lực cạnh tranh nhưng thương mại song phương vẫn chưa tương xứng. Vì vậy, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 24-26/2 tới của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng tạo ra xung lực mới trong quan hệ hai nước, nhất là trong bối cảnh một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) có sự tham gia của Việt Nam và Singapore có hiệu lực, đi vào triển khai.
Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang đang xuất khẩu sang nhiều nước như: Trung Quốc, Nga, Singapore… Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Thị trường nhỏ-tiềm năng lớn
Mặc dù dịch COVID-19 đã tác động tới các nền kinh tế; trong đó, có Việt Nam và Singapore nhưng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3% so với năm 2020. Đặc biệt, ngay trong tháng đầu năm mới 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 783,9 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng lưu ý, tính đến tháng 2/2022, Singapore đầu tư tại Việt Nam với 2.860 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký đạt 66 tỷ USD. Đây là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Quy mô đầu tư bình quân 1 dự án là trên 23 triệu USD, cao hơn mức đầu tư trung bình là 11,9 triệu USD/dự án. Không những thế, trong năm 2021, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư Singapore đã tham gia vào 18/21 ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa. Singapore đã có dự án đầu tư tại 51 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ – Phó Giám đốc trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Singapore là thương cảng tự do lớn, gần như không có hạn chế nào về nhập khẩu.
Hiện nay, hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore đều được miễn thuế, trừ một số mặt hàng như ô tô, xăng dầu, rượu và thuốc lá. Đây cũng là nơi tập trung nhiều công ty đa quốc gia, thương mại, logistics lớn của Đông Nam Á và toàn cầu.
Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng hàng hoá. Dù khoảng cách địa lý giữa Singapore và Việt Nam không xa nhưng chưa nhiều mặt hàng của Việt Nam trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng có thể thâm nhập vào quốc đảo này.
Theo bà Trần Thu Quỳnh- Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore, hiện nay, có đến 21 trong số 25 nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới có trụ sở tại Singapore, đồng thời đây cũng là một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế lớn, là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Hơn nữa, hệ thống cảng biển Singapore hiện được kết nối với 600 cảng tại 123 quốc gia, thông qua 200 tuyến vận chuyển. Có khoảng 5% lượng hàng được tiêu thụ ngay tại Singapore, 95% hàng hóa còn lại sẽ tiếp tục được vận chuyển tới nhiều địa điểm trên toàn thế giới thông qua chuỗi cung ứng.
Chính vì vậy, xuất khẩu hàng hoá vào Singapore ngoài phục vụ người tiêu dùng bản địa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội lớn hơn là tiếp cận được những đối tác, người mua, khách hàng quốc tế đang hiện diện tại nước này.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Singapore qua các sàn thương mại điện tử. Đây là kênh tiếp cận dễ nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng như là một hình thức huấn luyện chuyển đổi số cho doanh nghiệp với chi phí thấp”, bà Trần Thu Quỳnh nhấn mạnh.
Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, thị trường thương mại điện tử của Singapore có độ mở lớn đối với hàng hoá nước ngoài, có xu hướng tiêu dùng xuyên biên giới mạnh mẽ.
Do đó, các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường hoặc thử thị trường, thị hiếu, gu của người tiêu dùng Singapore thông qua thương mại điện tử.
Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam và Singapore cần tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà hai nước đã tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, là hai nước duy nhất trong khu vực có các Hiệp định toàn diện với EU và Vương quốc Anh, Việt Nam và Singapore có thể bổ trợ để cùng khai thác và thâm nhập vào các thị trường này.
Tận dụng lợi thế
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, thị trường này đang có rất nhiều sàn thương mại điện tử đang hoạt động như Shopee, Lazada, Amazon.sg, Qoo10, Ezbuy, Ebay…Hầu hết các sàn thương mại điện tử đều cho phép đóng gói và kiện toàn dịch vụ từ nước ngoài trừ Amazon.sg và các sàn chuyên về thực phẩm.
Chi phí phải trả cho các sàn giao dịch thương mại điện tử là 7,5% giá trị giao dịch, không kể chi phí vận chuyển. Không những thế, người tiêu dùng Singapore sẽ vào thẳng các sàn này để tìm kiếm các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu.
Vì vậy, thị trường Singapore rất thích hợp để các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể thử nghiệm tham gia thương mại xuyên biên giới.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tự thành lập công ty ở Singapore hoặc tìm nhà nhập khẩu Singapore để tự làm các thủ tục, đưa hàng vào hệ thống bán lẻ/thương mại điện tử.
Về FTA giữa Việt Nam với EU và Anh, FTA giữa Singapore với EU và Anh, ông Ngô Chung Khanh- Phó vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, FTA Việt Nam với EU loại bỏ các dòng thuế từ 3-7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, dài hơn so với thời gian 3 năm của FTA Singapore – EU.
Đối với FTA Việt Nam – Anh tương tương FTA Singapore – Anh bởi cả EU và Anh đều không áp dụng hạn ngạch thuế quan và quy tắc cộng gộp với thực phẩm chế biến từ Việt Nam.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam và Singapore có thể hợp tác sử dụng hạn ngạch thuế quan về sản ph ẩm thực phẩm chế biến mà EU, Anh đã cấp cho Singapore; hợp tác tạo ra chuỗi giá trị theo phương thức sản xuất thiết bị gốc để mở rộng xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác để tạo sự hiện diện thương mại, chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
Ghi nhận những thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Singapore thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mong muốn hai nước tiếp tục hợp tác trên nhiều lĩnh vực để thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế – thương mại, đóng góp vào việc phát triển quan hệ “Đối tác Chiến lược” giữa Việt Nam và Singapore.
Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất triển khai hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số; hợp tác về thương mại thông qua các sàn giao dịch hàng hóa của Singapore, nhất là sàn giao dịch hàng nông sản của Singapore.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý việc tận dụng các FTA mà hai nước tham gia; trong đó khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực điện tử, viễn thông, đồ gỗ, chế biến nông thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP và RCEP.
Hơn nữa, tận dụng lợi thế khi Việt Nam và Singapore là hai nước duy nhất trong khu vực có các Hiệp định toàn diện với EU và Vương quốc Anh để có thể bổ trợ cùng khai thác, thâm nhập thị trường EU và Vương quốc Anh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch điện VIII đến 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, Việt Nam đang giảm dần các nhiên liệu sơ cấp, nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch như năng lượng tái tạo, điện khí, điện sinh khối.
Singapore là quốc gia phát triển trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch, có kinh nghiệm và có khả năng giúp đỡ các quốc gia khác trong lĩnh vực này. Vì vậy, Bộ Công Thương Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nhằm hướng tới mục tiêu phát triển trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng kỳ vọng phía Singapore hỗ trợ thúc đẩy kết nối, đưa các sản phẩm nông thủy sản thế mạnh của Việt Nam, nhất là các loại trái cây tươi như vải, nhãn, thanh long vào các hệ thống phân phối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường cũng như người dân Singapore được thưởng thức trái cây đặc sản Việt Nam.
Loài cá xuất khẩu bất ngờ sốt giá "sình sịch", nông dân nuôi loài cá này ở ĐBSCL tiếc hùi hụi
Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL liên tục tăng cao và đang dao động ở mức "đỉnh điểm" trong hơn 2 năm qua.
Đây là tín hiệu đáng mừng, song vào thời điểm này nhiều hộ nuôi cá tra ở Hậu Giang không còn cá để bán...
Nhiều hộ nuôi cá tra tiếc nuối
Chỉ hơn một tuần trở lại đây, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục tăng vọt làm cho nông dân phấn khởi. Tuy nhiên, hiện tại người nuôi không đủ sản lượng để bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Cá tra được giá cao nhưng cần thận trọng mở rộng diện tích.
Ghi nhận tại vùng nuôi cá tra ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, nông dân đang tập trung chăm sóc ao cá nuôi của mình với niềm vui khi giá cá liên tục tăng cao.
Ông Nguyễn Hữu Trí, thành viên HTX sản xuất và dịch vụ thủy sản Châu Thành, cho biết: "Gia đình có 4 ao nuôi cá tra (mỗi ao bình quân khoảng 400 tấn cá), hiện tại đang dồn sức chăm sóc chu đáo từ khâu cho ăn, nguồn nước luôn kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo cho cá đạt chất lượng để xuất bán vào cuối tháng này".
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ thủy sản Châu Thành, vui mừng cho biết: "Sau hơn 2 năm cá tra rớt giá thê thảm khiến hàng loạt hộ nuôi ở ĐBSCL lỗ te tua thì những ngày qua giá tăng vọt. Nếu như đầu tuần trước giá cá tra còn ở mức 24.000 đồng/kg thì đến cuối tuần đã tăng lên hơn 26.000 đồng/kg. Hiện nay đã nhảy vọt từ 28.000-30.000 đồng/kg...".
Dù giá cá tra đang ở mức cao, nhưng 16 thành viên của HTX không có đủ sản lượng để bán cho các doanh nghiệp.
Ông Bùi Văn Sự, ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành, trầm ngâm: "Từ hôm tết 2022 đến nay giá cá tra diễn biến theo chiều hướng có lợi cho người nuôi nên ai cũng mừng. Dù vậy, do tác động của dịch Covid-19, cộng với các năm qua giá cá thấp khiến người nuôi lỗ nên chưa dám tái đầu tư...".
Tại Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ...tình hình cá tra sốt giá cũng tương tự. Ông Nguyễn Văn Tấn, ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho hay, thời điểm trước tết 2022, giá cá tra còn thấp khoảng 23.800 đồng/kg, nhưng do ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước khiến các ao nuôi cá bị thiệt hại nhiều.
Thế là gia đình tôi đã bán hơn 600 tấn cá nguyên liệu, chẳng có lời được gì, chưa kể doanh nghiệp mua cá nhưng còn thiếu nợ đến nay chưa trả dứt. Giờ giá cá tăng lên từ 28.000-30.000 đồng/kg, xem như có lãi từ 3.000-5.000 đồng/kg, nhưng cá trong dân không còn bao nhiêu...
Thận trọng khi ào ạt mở rộng diện tích nuôi cá tra
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty thủy sản Gò Đàng (Tiền Giang), phân tích: "Từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 thì thị trường tiêu thụ các sản phẩm cá tra trên thế giới đã có những chuyển biến tích cực với đơn đặt hàng tăng liên tục và giá xuất khẩu cũng tăng theo.
Đến thời điểm sau tết, hầu hết các thị trường như châu Âu, Hoa Kỳ, châu Á... đều ráo riết tìm mua cá tra. Hiện các doanh nghiệp ở ĐBSCL đang xuất khẩu cá tra phi lê sang một số nước châu Âu với giá khoảng 3,5 USD/kg, thị trường Trung Quốc khoảng 3,2-3,4 USD/kg, riêng thị trường Hoa Kỳ do đòi hỏi chất lượng cao nên giá xuất từ 6 USD/kg trở lên...Đây là mức giá cá tra xuất khẩu thuộc dạng cao nhất trong khoảng 2 năm qua. Nguyên nhân cốt lõi là nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu của thế giới tăng nên giá tăng theo".
Ông Đạo cho rằng, với giá cá tra nguyên liệu và giá xuất khẩu hiện tại thì người nuôi cá ở ĐBSCL và cả doanh nghiệp đều thuận lợi, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất.
Tuy nhiên, vẫn có cái khó là giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá cước tàu cũng tăng, trong khi tỷ lệ hao hụt khi nuôi cá còn nhiều, từ đó khiến chi phí giá thành của cá tra tăng và giảm một phần tính cạnh tranh.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định, từ nay đến quý II/2022 sản lượng cá có thể sụt giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, bởi thời gian giãn cách trước đó đã ảnh hưởng đến việc thả giống bị đứt gãy, gián đoạn.
Qua nghiên cứu và nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp thì đây là thời điểm tốt nhất, giá cá tra không chỉ ở mức như hiện nay mà có thể tăng thêm nữa. Cho thấy tín hiệu mừng để nông dân khôi phục, phát triển ngành nghề nuôi cá tra. Mặc dù vậy, người nuôi cũng cần thận trọng, không nên vội vàng mở rộng diện tích khiến dư thừa sản lượng và dẫn tới giá sụt giảm.
Để phát triển bền vững, các hộ nuôi cá cần liên kết chặt với các doanh nghiệp, nhằm đưa ra phương án nuôi, thời điểm thu hoạch... hợp lý, chất lượng đảm bảo. Trong sản xuất cũng cần cân đối sản lượng cá tra vừa đủ hoặc thiếu một ít thì sẽ hạn chế tình trạng sụt giảm về giá.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Đạo lưu ý: "Câu chuyện mỗi khi cá tra được giá thì nhiều nơi ùn ùn mở rộng diện tích, để rồi vài tháng sau đó thừa nguyên liệu và rớt giá trở lại, khiến người nuôi thua lỗ, được lặp đi lặp lại trong những năm trước đây. Vì vậy, lần tăng giá này chúng ta cần bình tĩnh đón nhận và đưa ra phương án ứng phó lâu dài theo hướng phát triển bền vững, không nóng vội chủ quan.
Theo ông Đạo, cần phân tích kỹ nhu cầu tiêu thụ của từng thị trường trong thời gian tới để cung ứng sản phẩm cá tra phù hợp về chất lượng và giá cả. Không nên tăng quá nhiều diện tích nuôi cá, cũng như sản lượng; mà các tỉnh ĐBSCL cần liên kết, điều phối sao cho nguồn cung của cá tra luôn thấp hơn một chút so với nhu cầu thị trường thế giới. Có như vậy thì mới giữ được giá tốt khi xuất khẩu và đầu ra của người nuôi cá tra ở ĐBSCL sẽ được thuận lợi...
TP HCM thử nghiệm thu phí cảng biển sau nhiều lần tạm hoãn TP HCM có kế hoạch thu phí cảng biển kể từ 1-7-2021. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, kế hoạch thu phí phải lùi lại hai lần nhằm giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau dịch. UBND TP HCM vừa thông báo từ 0 giờ ngày 16-2 đến hết ngày 15-3, thành phố triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống...