Việt Nam sẽ tiêm vaccine cho trẻ từ 3 tuổi trở lên
Trong năm 2022, các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine cho cả trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Hiện tại vaccine phòng Covid-19 mới có chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Theo đó, để làm cơ sở cho việc phân bổ vaccine trong những tháng cuối năm và xây dựng kế hoạch tiêm chủng năm 2022, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành đề xuất nhu cầu sử dụng vaccine trong những tháng cuối năm cho người từ 18 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó cũng cần rà soát, thống kê số lượng trẻ trên địa bàn theo các nhóm tuổi: 3 – 11 tuổi, 12 – 15 tuổi, 16 – 17 tuổi. Đồng thời đề xuất nhu cầu sử dụng vaccine cho những nhóm tuổi này, xây dựng kế hoạch sử dụng vaccine năm 2022 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn.
Video đang HOT
Hiện Việt Nam chưa có chỉ định tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi (Ảnh minh họa: Hải Long-Quang Minh).
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết hiện nay Việt Nam mới chỉ định tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, trẻ dưới 12 tuổi chưa có chỉ định tiêm. Với chiến dịch tiêm cho trẻ lần này, vaccine được Bộ Y tế cho phép sử dụng là Pfizer và Moderna, là vaccine đã được cho phép sử dụng cho trẻ 12-17 tuổi.
“Trong thời gian tới đây, khi các nhà sản xuất trên thế giới cũng như các quốc gia cho phép, WHO khuyến cáo cho những loại vaccine mới nữa mà được phép sử dụng cho trẻ nhỏ hơn thì Bộ Y tế cũng sẽ xem xét và đưa những vaccine đó. Khi đó, chúng tôi cũng sẽ có hướng dẫn cụ thể cho nhóm tuổi nhỏ hơn để được tiêm vaccine phòng Covid-19″, TS Hồng nói.
“Trước mắt, chúng ta chỉ tiêm cho các trẻ từ 12 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi trong đợt này”, chuyên gia nhấn mạnh.
Một số tỉnh thành phố hiện tại đã triển khai tiêm chủng cho trẻ từ 12-17 tuổi là TPHCM, Bình Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình.
Hiện nay, trên thế giới một số nước đã phê chuẩn hoặc đang lên kế hoạch để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ lứa tuổi nhỏ hơn.
Mới đây, Chính phủ Indonesia cho biết chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 6-11 tuổi ở nước này sẽ bắt đầu từ các khu vực đã đạt được mục tiêu tiêm chủng của chính phủ. Đó là các khu vực đạt chỉ tiêu hơn 70% dân số tiêm vaccine liều thứ nhất, 60% số người cao tuổi hoàn thành tiêm chủng. Indonesia đã chính thức phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho đối tượng trẻ em 6-11 tuổi.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em 5-11 tuổi. Theo FDA, loại vaccine này có hiệu quả gần 91% trong việc ngăn ngừa Covid-19 cho nhóm tuổi, mặc dù liều lượng nhỏ hơn. Liều dùng cho trẻ em bằng 1/3 liều khuyến cáo cho người từ 12 tuổi trở lên.
Bộ Y tế nhận định, số mắc mới trong cộng đồng liên tục ghi nhận tăng lên trong những ngày gần đây. Tình hình dịch bệnh trong nước vẫn còn nguy cơ diễn biến khó lường. Các địa phương cần thường xuyên cập nhật cấp độ dịch và chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch đáp ứng để kiểm soát dịch trên địa bàn.
Quản lý bệnh đái tháo đường bằng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục
Những năm gần đây, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đã được sử dụng rộng rãi, giúp tự động đo đường huyết liên tục mỗi vài phút, trong suốt 24 giờ và trong nhiều ngày (thường là từ 7 - 14 ngày).
Theo bác sĩ (BS) Mã Tùng Phát, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thiết bị gồm một cảm biến gắn ở da (vùng bụng hoặc mặt dưới cánh tay) và một thiết bị đọc kết quả đường huyết. Người bệnh có thể sử dụng điện thoại thông minh để đọc kết quả từ cảm biến.
Bác sĩ Mã Tùng Phát khám cho người bệnh. Ảnh ẢNH: BV ĐHYD TP.HCM
Cải tiến của thiết bị này so với phương pháp đo đường huyết mao mạch chính là thay vì đo đường huyết trực tiếp từ máu thì người bệnh đo đường huyết gián tiếp trong dịch mô kẽ. Đây là một ưu điểm vì ít xâm lấn hơn, dữ liệu đường huyết liên tục, đầy đủ hơn để có thông tin trong quản lý, điều trị. Với kết nối internet, các dữ liệu này được đồng bộ hóa đến một điện thoại hay máy tính khác ở xa. Nhờ đó, BS có thể truy cập trực tiếp dữ liệu đường huyết của người bệnh để đưa ra các tư vấn kịp thời.
BS Mã Tùng Phát lưu ý, các thiết bị theo dõi đường huyết là một phương tiện, không phải một phương thức điều trị. Dù sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết nào, hiệu quả chỉ thực sự đạt được khi kết hợp với chế độ điều trị hợp lý, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và dùng thuốc.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề: "Ứng dụng công nghệ mới theo dõi đường huyết liên tục trong quản lý đái tháo đường", theo dõi tại: https://bit.ly/congnghemoitheodoiduonghuyet.
Hé lộ nguyên nhân gây đột quỵ và đau tim ở bệnh nhân Covid-19 Các nhà khoa học Israel đã xác định được các protein của SARS-CoV-2 gây ra chứng đột quỵ và đau tim ở bệnh nhân Covid-19. Phát hiện này được kỳ vọng sẽ mở đường cho các loại thuốc điều trị mới. Tiến sĩ Ben Maoz thuộc Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết nhóm của ông đã phân tích tất cả 29 loại...