Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh nhất châu Á năm 2021
HSBC vừa công bố báo cáo nghiên cứu kinh tế dự báo về khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trước những tác động của dịch Covid-19. Theo đó, HSBC dự báo vào năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, nhanh nhất khu vực châu Á.
Nhờ vào những nỗ lực khống chế dịch Covid-19 lần 1, cho nên sáu tháng đầu năm 2020, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 1,8%. HSBC cho rằng, làn sóng Covid-19 lần 2 đã được Việt Nam ngăn chặn thành công chỉ trong vòng một tháng là một điều đáng khích lệ với nền kinh tế. Các hoạt động kinh tế đang được hồi phục mạnh mẽ, biểu hiện cụ thể qua việc các chuyến bay thương mại dần được nối lại… Vì vậy, Khối Nghiên cứu kinh tế của HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2,6% vào năm 2020. Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất được HSBC tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Sang năm 2021, HSBC dự báo Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi trên toàn cầu và thu hút được dòng vốn FDI. HSBC kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1% (dự báo trước đây 8,5%). Do dịch Covid-19 tiếp tục gây áp lực giảm phát lên nền kinh tế cho nên HSBC khuyến nghị Việt Nam cần có thêm các chính sách hỗ trợ tiền tệ để giúp nền kinh tế phục hồi.
Trong khi đó, nhận định về tăng trưởng GDP chín tháng của Việt Nam, tờ Nikkei của Nhật Bản nêu rõ, nhờ thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, nền kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì tăng trưởng GDP dương mà còn tăng trưởng cao hơn bất kỳ quốc gia ông – Nam Á lớn nào khác.
Trong một diễn biến khác, theo báo cáo phân tích kinh tế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 30-9, tăng trưởng kinh tế nước này trong quý II đã giảm 31,4% so cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 liên tục tăng, con số này cao hơn 0,3 điểm % so với dự toán trước đó vào cuối tháng 8. Trước đó, trong báo cáo đưa ra vào cuối tháng 7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ước tính tăng trưởng GDP trong quý II đã giảm ở mức 32,9% so cùng kỳ năm 2019. Trong quý I, GDP của Mỹ đã giảm ở mức 5% so cùng kỳ năm 2019…
Tín dụng góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhưng kết quả tín dụng 9 tháng đầu năm 2020 đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm của cả nước đạt 2,12%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, tính đến ngày 30/9/2020, tín dụng toàn bộ nền kinh tế đã tăng 6,09% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%).
Theo cơ quan này, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã hồi phục dần từ tháng 7, với tốc độ tăng trưởng đạt 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến cuối tháng 9-2020 đã tăng gần 6,1%. Trong khi 2 quý đầu tăng trưởng tín dụng mới đạt 2,8%.
Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn 63%, có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất khoảng 6,32%; dư nợ ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 5,89%, chiếm tỷ trọng 28,75%; tín dụng đối với ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 8,66%, ước tăng 5,09%.
Tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực hiện đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh mới, như tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mức tăng tín dụng thấp hơn nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ nền kinh tế tăng khoảng 5,5%.
Chứng khoán tìm điểm cân bằng mới Những nhịp va vấp là sự kiểm chứng sức chống chọi của bên mua và lực bán của người cầm cổ phiếu. Điểm tích cực là bên bán không thể hiện sự quyết liệt. Kịch bản khả thi của thị trường là đi ngang trong biên độ vừa phải. Điểm sáng tăng trưởng kinh tế GDP quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so...