Việt Nam sẽ ra sao giữa căng thẳng thương mại dâng cao?
Ới những căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa có điểm dừng như hiện nay, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ trở thành địa điểm lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư.
Xuất khẩu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn từ chiến tranh thương mại. Ảnh: Patrick T. Fallon/Getty Images
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng leo thang, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhận định trước mắt, chiến tranh thương mại sẽ chưa ảnh hưởng lớn tới Việt Nam mà chủ yếu ảnh hưởng tới Trung Quốc.
“Tôi cho rằng không quá lo ngại. Vấn đề là doanh nghiệp biết thông tin và chủ động, tìm hiểu để thích ứng, lựa chọn sản phẩm xuất đi hoặc tìm ra thị trường khác”.
Lưu Bích Hồ nhận định dòng đầu tư sẽ được chuyển dần sang Việt Nam nhưng đối với hàng hóa cần cẩn thận, đặc biệt là những hàng hóa không tiêu thụ được ở Mỹ.
Trong thời gian dài, chiến tranh thương mại được đánh giá sẽ ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều khu vực, bao gồm Việt Nam và “không chỉ hàng hóa dịch vụ mà còn là tiền tệ”.
Video đang HOT
Ngày 6/7, đối đầu thương mại Mỹ – Trung chính thức nổ ra với phát súng đầu tiên đến từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi quốc gia này tuyên bố tăng thuế lên tới 25% đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc với hiệu lực ngay lập tức.
Ngày 23/8, 16 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chính thức bị nâng thuế lên mức 25%, tạo ra động thái trả đũa nhanh chóng từ Bắc Kinh ngay trước thềm đàm phán song phương.
Chưa dừng lại, thông báo chính thức trên website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đầu tuần này tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục nâng thuế lên mức 10% đối với 200 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu từ Bắc Kinh, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 24/9/2018 và kể từ 1/1/2019, mức thuế sẽ được gia tăng lên ngưỡng 25%.
Phía Trung Quốc cũng tỏ ra không hề kém cạnh khi liên tiếp đáp trả tương xứng về danh mục hàng hóa cũng như giá trị. Bắc Kinh đã đáp trả thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ và mới đây nhất, cũng cho thấy thái độ không khoan nhượng với việc 200 tỷ USD hàng xuất khẩu bị nâng thuế.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc dẫn tin bởi South China Morning Post (SCMP), quốc gia này sẽ nâng thuế hàng Mỹ với 2 mức là 5% và 10%, có hiệu lực vào 24/9 tới, cùng ngày với quyết định của phía Mỹ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất đã mở rộng nhanh chóng về phạm vi và giá trị. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị nâng thuế gần như toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ sau khi ông Trump đưa ra lời đe dọa gần đây.
Trong trao đổi ngắn với TheLEADER cuối tháng trước, ông Daniel Wong, nguyên CEO của Longview Fibere, người có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng nhận định: “Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ có lợi cho Việt Nam”.
Theo ông, “bản thân Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và ngay cả khi không có chiến tranh thương mại, Việt Nam vẫn sẽ tiến lên”.
“Trong bối cảnh đối đầu thương mại, càng ngày sẽ càng có nhiều doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy tại Trung Quốc nghĩ đến tương lai, đặc biệt với thị trường hàng đầu như Mỹ. Nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc, với vị thế là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn cần phải nghĩ về dài hạn và những khả năng có thể xảy ra nhất trong dài hạn”, ông phân tích.
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang có được vị trí mà nhiều quốc gia khác ghen tị như lợi thế bờ biển dài, dân số trẻ đầy năng lượng, số người dùng di động tăng lên, Chính phủ mở cửa thương mại trên nền tảng công bằng, tạo ra cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
Ngoài Việt Nam, khu vực Đông Nam Á nói chung được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung với làn sóng đơn đặt hàng mới và hoạt động dịch chuyển sản xuất.
Theo số liệu từ cuộc khảo sát mới đây thực hiện bởi AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải đưa tin bởi Bloomberg, 1/3 trong số hơn 430 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết đã và đang xem xét chuyển sản xuất ra nước ngoài, trong đó Đông Nam Á là khu vực được lựa chọn nhiều nhất.
Sở hữu kinh tế tăng trưởng năng động, Đông Nam Á còn “ghi điểm” bởi chi phí sản xuất thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với vị trí địa lý gần Trung Quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
TCM muốn chi gần 25 tỷ đồng để mua hơn 20% cổ phần SAV
Cả 2 cổ phiếu hiện đều có chung một cổ đông lớn nhất là Eland Asia Holdings. Với tuyên bố sẽ mua vào hơn 20% cổ phần của SAV, nhà đầu tư tại TCM đã phản ứng bằng việc bán ra.
Cụ thể, CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) chào mua công khai 2,75 triệu cổ phiếu SAV của CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex với giá 9.000 đồng/cổ phiếu.
Điều đáng chú ý của giao dịch này là cả 2 doanh nghiệp đều nằm dưới sự sở hữu của cổ đông lớn nhất là Eland Asia Holdings. Tại TCM, nhà đầu tư này đang sở hữu 43,3% cổ phần trong khi với SAV là 42,3%.
Như vậy, TCM sẽ phải chi ra gần 25 tỷ đồng để sỡ hữu 20,71% cổ phần của SAV. Đây cũng là mức tương đương với 13% lợi nhuận kế hoạch của năm 2018.
Được biết, tại ĐHĐCĐ năm 2018, TCM đã đưa ra kế hoạch doanh thu hơn 3.160 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 189,5 tỷ đồng.
Theo sau thông tin này, thị giá của TCM hiện đang giảm 2,33% xuống 29.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, tính từ giữa tháng 7 cho tới nay, TCM cũng đã tăng 78,6% qua đó khuấy động cả nhóm ngành dệt may giữa thời điểm chiến tranh thương mại đang tạo nên tâm lý lo lắng cho cả thị trường chứng khoán.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán châu Á tăng mạnh bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trong phiên 20/9 khi nhà đầu tư nhận thấy, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây thiệt hại ít hơn nhiều so với dự đoán. Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch khởi sắc sau 2 phiên tăng liên tiếp theo đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu...