Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 thế giới trong năm 2020
Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021, nếu tình hình thuận lợi… Theo bà Stefanie Stallmeister – quyền Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, kết quả dự báo trên cho thấy, Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.
Kinh tế Việt Nam, dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, vẫn chịu đựng tốt và sẽ phục hồi, theo báo cáo mới ra mắt của Ngân hàng Thế giới.
Giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn
Theo Báo cáo “Điểm lại” mới tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19″ được công bố hôm nay, kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.
Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021.
Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.
Theo bà Stefanie Stallmeister – quyền Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, kết quả dự báo trên cho thấy, Việt Nam sẽ là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.
Tuy nhiên, theo bà Stefanie Stallmeister, những dự báo trên còn chịu nhiều bất định và rất có khả năng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tài khóa để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình khôi phục kinh tế.
Video đang HOT
Covid-19 cũng làm gia tăng bất bình đẳng
Thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia – sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước – khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài.
Covid-19 cũng làm gia tăng bất bình đẳng vì đại dịch lần này tác động đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với nông dân.
“Để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng”, theo bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
“Tuy nhiên, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng COVID-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai.”
Việt Nam có thể củng cố dấu ấn hiện nay của mình
Báo cáo khuyến nghị ba biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế COVID-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm trước đó.
Biện pháp thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài.
Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.
Ba là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.
Việt Nam cũng có thể tận dụng được một số xu hướng toàn cầu, đang được đẩy nhanh bởi Covid-19, nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước.
Chẳng hạn, trong hệ thống thương mại toàn cầu mới, Việt Nam có thể củng cố dấu ấn hiện nay của mình bằng cách gây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đang dạng hóa chuỗi cung ứng.
Tương tự, đại dịch cũng đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế “không tiếp xúc” thông qua đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáng ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.
Sacombank được nới room tín dụng lên 13,5%
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tống giám đốc Sacombank cho biết, do tình hình kinh doanh tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, Sacombank đã được NHNN cho nới thêm room lên mức 13,5%.
Cụ thể, đến 30/06/2020, dư nợ tin dung toàn hàng của Sacombank tăng gần 5% so với đầu năm. Do tình hình kinh doanh tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, Sacombank đã được NHNN cho nới thêm room tín dụng lên mức 13,5%.
Theo Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì tại Việt Nam dịch bệnh cũng tác động không nhỏ tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020 có nhiều dấu hiệu tích cực và khả quan. Riêng Sacombank, hiện nay đang áp dụng các giải pháp hỗ trợ tín dụng với mức giảm lãi suất cho vay các khoản dư nợ hiện hữu lên đến 1,5%/năm và cho vay nhận nợ mới với lãi suất từ 6,5%/năm; miễn, giảm phí các giao dịch trực tuyến (IB/MB), giao dịch thanh toán thuế, và dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh.
Đồng thời, Ngân hàng hỗ trợ cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chủ trương của NHNN, vừa tăng sức hấp thụ vốn đối với nền kinh tế. Vì thế, tăng trưởng tín dụng tại Sacombank đến cuối năm 2020 kỳ vọng đạt được theo kế hoạch.
Cũng theo Tổng giám đốc Sacombank, 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng đã quyết liệt triển khai đồng bộ mọi giải pháp nhằm vừa đảm bảo duy trì ổn định hoạt động ngân hàng và bám sát các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu, vừa chung tay cùng Chính phủ và Ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn để phục hồi sản xuất và tiêu dùng xã hội thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đồng thời, Sacombank miễn, giảm lãi cho khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 và dành khoảng 25.000 tỷ đồng triển khai các gói tài trợ vốn ưu đãi lãi suất, đồng thời miễn/giảm phí các giao dịch trực tuyến nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Kết quả đến 30/6/2020, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu được đại hội đồng cổ đông Sacombank giao đều tăng trưởng tích cực và vượt mức tiến độ kế hoạch 2020.
Tổng tài sản đạt gần 482.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm, đạt 63,2% kế hoạch; Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 436.000 tỷ đồng, tăng 6,2%, đạt 60,3% kế hoạch; Tín dụng đạt hơn 311.000 tỷ đồng, tăng 4,9%, đạt 44,3% kế hoạch với chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tương đương 55,5% kế hoạch năm và dự kiến đến hết tháng 7 sẽ đạt khoảng 1.600 tỷ đồng.
Các chỉ số an toàn hoạt động tiếp tục được cải thiện theo hướng ổn định, bền vững, đặc biệt là hệ số CAR đảm bảo tuân thủ quy định Thông tư 41/2016-TT-NHNN ngay từ đầu năm và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kéo giảm xuống dưới 30% so với mục tiêu kiểm soát 40% của NHNN.
Bên cạnh đó, kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu trong 6 tháng đầu năm cũng tiếp tục đạt khả quan, đảm bảo bám sát lộ trình chung. Tổng doanh số thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng đạt trên 9.900 tỷ đồng, đồng thời đã trích lập/phân bổ hơn 2.200 tỷ đồng các tồn đọng tài chính thuộc Đề án. Nhờ đó, tỷ trọng tài sản không sinh lời/Tổng tài sản tiếp tục được kéo giảm thêm 1,9% so đầu năm.
OCB đạt 1.864 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 ghi nhận 575 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1.864 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý II/2020 của OCB tăng gần 13% so cùng kỳ, lên mức 1.123 tỷ đồng. Lãi thuần...