Việt Nam sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Theo các nhà phân tích quốc tế, bằng sự quyền lực kinh tế của mình, Trung Quốc đã buộc một số quốc gia phải miễn cưỡng ký hợp đồng mua vũ khí của họ dù chất lượng “rất đáng lo ngại”. Riêng ở Đông Nam Á, có vẻ như Việt Nam và Singapore sẽ là 2 quốc gia “không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc”.

Việt Nam sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc - Hình 1

Tiêm kích J-10 do Trung Quốc sản xuất.

Theo nhà nghiên cứu Richard Bitzinger thuộc Khoa nghiên cứu quốc tế (RSIS) của ĐH Nanyang (Singapore), có thể còn quá sớm nếu dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn bởi Bắc Kinh vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức đáng kể trong việc đưa sản phẩm này vào thị trường. Tuy nhiên, có thể dù sớm hay muộn thì Trung Quốc vẫn sẽ thu được những thành công trong việc mở rộng doanh số bán vũ khí trên toàn cầu.

Trong bài viết đăng hồi cuối tháng 10 vừa qua, tờ New York Times của Mỹ cho rằng hiện nay Trung Quốc đã nổi lên như là một nhà xuất khẩu vũ khí hiện đại lớn. Theo truyền thống, thị trường vũ khí toàn cầu thường do một nhóm các nhà cung cấp chủ yếu là ở phương Tây thống trị như: Mỹ, Nga, Anh, Pháp và gần đây là Israel. Tuy nhiên, Trung Quốc đang tỏ ra rất nghiêm túc trong cuộc chiến cạnh tranh nhằm phá vỡ thế độc quyền này bằng việc đưa ra những giá chào bán cực thấp. Theo New York Times, danh sách “hàng hóa” của Trung Quốc hiện đã mở rộng ra cả máy bay không người lái (kiểu Predator), hệ thống phòng không tương tự như tên lửa Patriot của Mỹ và thậm chí là cả tiêm kích tàng hình.

Kết quả là Trung Quốc đã chính thức trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn toàn cầu với doanh thu trung bình khoảng 2 tỷ USD/năm. Họ đang mở rộng nhóm khách hàng truyền thống ở Nam Á, châu Phi và cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ Latinh, Trung Đông. Thậm chí là một quốc gia thuộc khối NATO là Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc với giá 4 tỷ USD.

Tuy nhiên, còn quá sớm để có thể coi Trung Quốc là quyền lực mới trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Với những hệ thống công nghệ cao như chiến đấu cơ siêu thanh, tàu ngầm, vũ khí dẫn đường chính xác… Hầu hết các thương vụ lớn của Trung Quốc mới chỉ nhắm đến các khách hàng ít tiền như Pakistan hay Bangladesh. Theo thống kê của tạp chí quân sự nổi tiếng “HIS Jane’s”, riêng hai quốc gia này dã chiếm tới hơn tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong năm 2012.

Ngoài ra, không ai có thể đảm bảo Trung Quốc sẽ duy trì được lượng khách hàng của mình trong dài hạn. Đơn cử như Myanmar đã mua một lượng lớn vũ khí Trung Quốc trong những năm 1990 và đầu thập niên 2000 nhưng đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Iran cũng vậy, từ nhiều năm qua Tehran đã cố tình lờ Bắc Kinh mỗi khi có ý định mua vũ khí mới. Ngoài một số sản phẩm công nghệ cao mang tính cạnh tranh như tên lửa đạn đạo HQ-9 SAM hay C-802 chống hạm, hầu hết vũ khí Trung Quốc bán ra đều là loại bình dân hay đơn giản như xe vũ trang hạng nhẹ, hệ thống pháo, máy bay tuần tra, tên lửa SAM vác vai… Một trong những loại hàng bán chạy nhất của Trung Quốc là máy bay tiêm kích huấn luyện K-8, phù hợp với những nước ít tiền hoặc không có điều kiện để vận hành tiêm kích hiện đại. Nhiều hệ thống vũ khí, mặc dù đã được Bắc Kinh liên tục quảng bá, tâng bốc như chiến đấu cơ J-10, JF-17… nhận được rất ít đơn đặt hàng.

Việt Nam sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc - Hình 2

Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc.

Video đang HOT

Điều đáng nói hơn là Trung Quốc có nhiều thứ “không thể bán” như các loại vũ khí biến đổi, đạn thông minh, hệ thống giám sát theo dõi, hệ thống chiến đấu hiện đại và thiết bị điện tử phòng vệ. Tờ New York Times cho biết, Angeria đã từng đặt mua tàu hộ tống Trung Quốc nhưng trang bị radar, phụ tùng liên lạc lại là của Pháp. Trong lĩnh vực tên lửa và máy bay không người lái, dù đã rất cố gắng sao chép, đánh cắp công nghệ nhưng Trung Quốc còn rất lâu mới có thể đuổi kịp các nước phương Tây.

Dù chất lượng đáng lo ngại như vậy nhưng bằng sức ảnh hưởng kinh tế, thương mại của mình, Bắc Kinh vẫn tác động được tới quyết định mua sắm vũ khí của một số nước Đông Nam Á. Myanmar đã mua máy bay huấn luyện K-8, xe bọc thép, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ trang bị tên lửa hành trình chống hạm. Campuchia và Malaysia đã mua tên lửa SAM. Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ. Mới đây, Thái Lan đã mua 2 tàu khu trục nhỏ còn Indonesia không chỉ mua tên lửa SAM, tên lửa hành trình chống hạm mà còn hợp tác với Trung Quốc để phát triển lĩnh vực tên lửa của mình.

Mặc dù vẫn chỉ là các hợp đồng nhỏ lẻ, song các nước ASEAN có thể đang cảm thấy áp lực gia tăng phải mua thêm vũ khí của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa kịp “xoay trục sang châu Á“. Vì thế, với nhiều nước Đông Nam Á, v iệc mua vũ khí Trung Quốc mang tính chính trị nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu thực sự. Duy chỉ có Việt Nam và Singapore là những nước có vẻ như sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc nổi dần lên với tư thế là nhà xuất khẩu vũ khí sẽ tác động rất nhiều đến Đông Nam Á, có nguy cơ làm thay đổi cán cân quân sự. Ngoài ra, việc Trung Quốc sẵn sàng bán tất cả những loại vũ khí có thể sẽ khiến thị trường Đông Nam Á trở nên khó đoán định và có thể sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang.

Theo Infonet

Sợ bị cô lập, Trung Quốc "cuống cuồng" kết thân Đông Nam Á

Vừa qua, trong một loạt chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ thái độ hết sức mềm mỏng, khác hẳn lối hành xử "hung hăng" trước đó của nước này trên Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với Đông Nam Á để tránh bị cô lập.

Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Indonesia và Malaysia, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường cũng tới thăm các quốc gia Đông Nam Á, tham dự cuộc họp với các nhà lãnh đạo Đông Á trước khi tới thăm Brunei, Thái Lan và Việt Nam.

Sợ bị cô lập, Trung Quốc cuống cuồng kết thân Đông Nam Á - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Thủ tướng Malaysia Najib Razak sau cuộc họp báo chung tại Putrajaya, Malaysia hôm 4/10.

Theo tác giả Zhang Yuanan trên trang Worldcrunch, trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc, hiếm khi chủ tịch và thủ tướng cùng tới thăm một khu vực trong thời gian ngắn như vậy. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các quốc gia Đông Nam Á trong chương trình hoạt động ngoại giao của Trung Quốc.

Không chỉ ca ngợi "Thập kỷ vàng" về quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn tới thăm các nước thành viên để thúc đẩy cái gọi là "Khung hành động hợp tác 2 7" tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là các cuộc thương lượng nhằm mở rộng khu vực Tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN.

Để thể hiện chính sách của chính phủ Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, chương trình hành động này vừa hướng tới lợi ích trong các mối quan hệ song phương và phát triển cơ sở hạ tầng khu vực cũng như hợp tác tài chính.

Theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), từ 2010- 2020, các quốc gia châu Á cần tổng cộng 8 nghìn tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng nội địa và 260 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia. Một nhà phân tích công nghiệp chỉ ra rằng ngay cả việc xây dựng đường sắt từ Côn Minh, Trung Quốc tới thủ đô Viêng Chăn, Lào cũng tốn hơn 6 tỷ USD, tương đương với GDP trong một năm của Lào.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có ý tưởng thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và ông đề cập tới vấn đề này trong chuyến thăm Malaysia vừa qua. Ý tưởng này sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Là một quốc gia có qui mô xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, Trung Quốc vừa có kinh nghiệm và tài chính để hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á và khu vực này cũng sẽ là thị trường quan trọng cho các nhà thầu xây dựng Trung Quốc.

Hoạt động ngoại giao sôi động của Trung Quốc đối với Đông Nam Á là điều dễ hiểu trong bối cảnh Hoa Kỳ thực thi chiến lược "Trục châu Á" và đang thúc đẩy Hiệp định đối tác thương mại xuyên TBD (TPP) với mục tiêu tạo dựng một khu vực tự do thương mại cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng không thể "ngoảnh mặt làm ngơ" khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thường xuyên tới thăm các quốc gia Đông Nam Á.

Trong các chuyến thăm vừa qua tới khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc thể hiện một cách tiếp cận mềm mỏng hơn với các quốc gia ở khu vực này sau khi Bắc Kinh thể hiện một loạt động thái quyết liệt trên Biển Đông, vùng biển mà nước này vẫn coi là "sân sau".

Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng, lối hành xử quyết liệt của Trung Quốc sẽ đẩy các quốc gia Đông Nam Á tới thỏa thuận TPP mà Trung Quốc không phải là một thành viên đồng thời khiến các quốc gia này không nhiệt tình tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) mà Bắc Kinh ủng hộ.

"Khi đó Trung Quốc sẽ bị cô lập", Zhuang Guotu, giám đốc trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Xiamen.

Bắc Kinh cũng đã đưa mối quan hệ song phương với Indonesia và Malaysia lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện" trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới hai quốc gia này.

Trong chặng dừng chân tại Brunei và Thái Lan, ông Lý Khắc Cường đã chứng kiến việc kí kết các thỏa thuận thúc đẩy hợp tác về năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bali, ông Tập đã dùng bài phát biểu của mình để gạt bỏ lo ngại của các quốc gia APEC về tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm sút của Trung Quốc. Còn Thủ tướng Lý thì kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á bớt tập trung vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mà chú ý hơn tới hợp tác kinh tế.

Sợ bị cô lập, Trung Quốc cuống cuồng kết thân Đông Nam Á - Hình 2

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Brunei hôm 9/10.

Trong khi đó, sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng giúp Thủ tướng Nhật Bản được chú ý hơn tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Trong Hội nghị này, ông Abe cho rằng vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới sự ổn định của khu vực và lần đầu tiên, thông báo chung của Hội nghị ASEAN - Nhật Bản đề cập tới tầm quan trọng của tự do đi lại trên biển cho vùng biển này.

Chính quyền Abe đã đề xuất sẽ cung cấp tàu canh gác bờ biển cho Philippines đồng thời tiến hành các cuộc tập trận với mục tiêu "chống khủng bố" với Indonesia.

"Nhật Bản và Trung Quốc đang là các đối thủ chính trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở khu vực", Heng Sarith, một nhà nghiên cứu của Viện hợp tác và hòa bình Campuchia, nhận định.

"Nhật Bản không thể ngồi nhìn Trung Quốc hành động và cũng đang thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á một cách hiệu quả. ASEAN sẽ cố gắng cân bằng giữa các cường quốc lớn", ông nhận xét.

Kishore Mahbubani, một nhà cựu ngoại giao Singapore, cho rằng trong cuộc đua giành ảnh hưởng với Đông Nam Á, Trung Quốc có lợi thế vì sở hữu lượng dự trữ ngoại tệ lớn hơn và đang là đối tác thương mại lớn nhất của phần lớn các nước ASEAN. Ông Mahbubani cho rằng ý tưởng Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á của ông Tập Cận Bình có thể có lợi cho các nước ASEAN.

Nhưng Zhang Mingliang, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Jinan Trung Quốc, cho rằng không nên đánh giá quá mức tác động của các chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là khi các quốc gia ASEAN không hưởng ứng nhiệt tình lắm lời kêu gọi của ông Lý Khắc Cường về việc kí kết hiệp ước hữu nghị với Bắc Kinh.

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30
21:55:34 22/01/2025
Bảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờBảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờ
23:23:12 22/01/2025
Nữ diễn viên Việt từng được khen đẹp đúng chuẩn khuôn vàng thước ngọc, giờ U60 nhan sắc thế nào?Nữ diễn viên Việt từng được khen đẹp đúng chuẩn khuôn vàng thước ngọc, giờ U60 nhan sắc thế nào?
23:09:26 22/01/2025
Mỹ nhân đẹp hoàn hảo khiến Trấn Thành vừa gặp đã "rung động", nhan sắc trăm năm có mộtMỹ nhân đẹp hoàn hảo khiến Trấn Thành vừa gặp đã "rung động", nhan sắc trăm năm có một
23:06:57 22/01/2025
Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tớiThất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới
21:41:33 22/01/2025
Phản ứng sốc của Hoa hậu Thiên Ân khi 1 sao nam bị tát sưng mặtPhản ứng sốc của Hoa hậu Thiên Ân khi 1 sao nam bị tát sưng mặt
23:16:46 22/01/2025
Nhan sắc giả dối của Triệu Lệ DĩnhNhan sắc giả dối của Triệu Lệ Dĩnh
23:02:34 22/01/2025

Tin mới nhất

Syria hủy thỏa thuận cho Nga hiện diện tại quân cảng Tartus?

Syria hủy thỏa thuận cho Nga hiện diện tại quân cảng Tartus?

06:24:34 23/01/2025
Truyền thông Syria đưa tin chính quyền mới ở Damascus đã hủy thỏa thuận cho phép Nga duy trì hiện diện quân sự dài hạn ở Địa Trung Hải, vốn được ký kết khi ông Bashar al-Assad còn là Tổng thống Syria.
Thí nghiệm cho muỗi mang bệnh sốt rét đốt để tìm thuốc đặc trị

Thí nghiệm cho muỗi mang bệnh sốt rét đốt để tìm thuốc đặc trị

06:17:35 23/01/2025
Nghiên cứu này thuộc loại hình thử nghiệm thách thức con người , trong đó các tình nguyện viên khỏe mạnh được cố tình tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm để các nhà khoa học theo dõi cách cơ thể phản ứng với bệnh.
Điều tra về chậm trễ cảnh báo sơ tán trong vụ cháy ở Los Angeles

Điều tra về chậm trễ cảnh báo sơ tán trong vụ cháy ở Los Angeles

06:15:02 23/01/2025
Đám cháy Eaton, hiện đã được khống chế gần 90%, đã thiêu rụi diện tích khoảng hơn 56,7 km2 và phá hủy gần 9.500 công trình. Toàn bộ 17 trường hợp tử vong được ghi nhận đều ở phía Tây Đại lộ Lake.
Anh phát cảnh báo cứng rắn với nhân viên an ninh tư nhân làm việc cho nước không thân thiện

Anh phát cảnh báo cứng rắn với nhân viên an ninh tư nhân làm việc cho nước không thân thiện

06:14:25 23/01/2025
Trong một báo cáo hồi tháng 10 năm ngoài, Giám đốc MI5 Ken McCallum tiết lộ rằng Nga và Iran ngày càng sử dụng các điệp viên tư nhân để thực hiện các hoạt động tại Anh, đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý .
Sơ tán hàng trăm người do sập tòa nhà 10 tầng ở Australia

Sơ tán hàng trăm người do sập tòa nhà 10 tầng ở Australia

06:14:04 23/01/2025
Vụ việc xảy ra khoảng 15h00 giờ địa phương ngày 22/1 (tức 11h00 theo giờ Việt Nam) tại công trường xây dựng. Tòa nhà trên dự kiến sẽ được phá dỡ. Công nhân và cư dân ở các tòa nhà lân cận đã được sơ tán để phòng ngừa.
Tàu hộ vệ Tháp Hà lần đầu được Trung Quốc triển khai cho hải quân

Tàu hộ vệ Tháp Hà lần đầu được Trung Quốc triển khai cho hải quân

06:13:16 23/01/2025
Chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ Type 054B của Trung Quốc đã được đưa vào biên chế cho hải quân nước này trong sáng nay 22.1.
Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine

06:10:11 23/01/2025
Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh Mỹ sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Trung Quốc nghiên cứu truyền năng lượng laser cho phi thuyền trên mặt trăng

Trung Quốc nghiên cứu truyền năng lượng laser cho phi thuyền trên mặt trăng

06:07:35 23/01/2025
Trong khi điện mặt trời có thể cung cấp năng lượng cho phi thuyền trong 2 tuần ban ngày, 2 tuần đêm tối kế tiếp thực sự là thách thức.
Tổng thống Trump tiết lộ nội dung bức thư người tiền nhiệm Biden để lại trong ngăn bàn

Tổng thống Trump tiết lộ nội dung bức thư người tiền nhiệm Biden để lại trong ngăn bàn

06:02:26 23/01/2025
Ông chủ Nhà Trắng thứ 47 xác nhận rằng ông đã mở lá thư vào tối 20/1. Tổng thống Trump chia sẻ, người tiền nhiệm Biden khuyên ông nên tận hưởng nhiệm kỳ đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vị trí này.
Tổng thống Trump sẵn sàng gặp ông Putin bất cứ lúc nào

Tổng thống Trump sẵn sàng gặp ông Putin bất cứ lúc nào

05:56:56 23/01/2025
Ông Trump cũng cho biết Mỹ có khả năng sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt Liên bang Nga, nếu Moskva từ chối tham gia đàm phán hòa bình và thảo luận về việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
Nguyên nhân khiến một ngành công nghiệp quan trọng của Nga bên bờ sụp đổ

Nguyên nhân khiến một ngành công nghiệp quan trọng của Nga bên bờ sụp đổ

05:54:48 23/01/2025
Các kế hoạch đã được triển khai để quản lý tình trạng phá sản, trong đó tập đoàn nhà nước VEB.RF được giao nhiệm vụ tiếp quản các doanh nghiệp thua lỗ.
Đức bắt giữ nghi phạm trong vụ tấn công bằng dao tại thành phố Aschaffenburg

Đức bắt giữ nghi phạm trong vụ tấn công bằng dao tại thành phố Aschaffenburg

05:52:01 23/01/2025
Theo cảnh sát, vụ tấn công bằng dao xảy ra gần trưa, tại công viên Schntal gần trung tâm thành phố, khiến 2 người thiệt mạng, gồm một người đàn ông 41 tuổi và một bé trai 2 tuổi. Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công.

Có thể bạn quan tâm

Những loài chim trèo cây độc lạ, ít người biết

Những loài chim trèo cây độc lạ, ít người biết

Lạ vui

06:45:06 23/01/2025
Họ Trèo cây (Sittidae) gồm những loài chim nhỏ có tập tính trèo dọc theo thân và cành cây để săn tìm côn trùng ẩn dưới vỏ cây. Phần lớn các loài trèo cây là chim đồng rừng, mặc dù có một vài loài thích nghi với môi trường sống núi đá.
Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm

Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm

Netizen

06:44:12 23/01/2025
Mới đây trên MXH lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ vừa đi làm về đã lập tức mở điện thoại, mắt chăm chăm nhìn vào màn hình với thái độ đầy hào hứng xen lẫn hồi hộp.
Thụy Vân tiết lộ bí quyết ăn Tết mà không sợ béo

Thụy Vân tiết lộ bí quyết ăn Tết mà không sợ béo

Làm đẹp

06:39:14 23/01/2025
Tết là dịp thưởng thức nhiều món ngon nên việc giữ dáng là một thử thách , Á hậu Thụy Vân nói và cho biết cô phải áp dụng những bí quyết ăn Tết mà không tăng cân.
Đôi chân khó tin của mỹ nữ cao chưa đến 1m6

Đôi chân khó tin của mỹ nữ cao chưa đến 1m6

Người đẹp

06:35:56 23/01/2025
Yuqi (Tống Vũ Kỳ) là một trong những nữ idol nhận được nhiều sự yêu thích nhờ nhan sắc xinh đẹp cùng tài năng nổi bật.
Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Sức khỏe

06:20:02 23/01/2025
Sưng mộng răng là một trong các giai đoạn của viêm nướu răng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, sưng viêm và áp xe răng.
Campuchia giải cứu một công dân Mỹ bị bắt cóc ở Thái Lan

Campuchia giải cứu một công dân Mỹ bị bắt cóc ở Thái Lan

Pháp luật

06:16:06 23/01/2025
Cảnh sát Campuchia thông báo họ đã giải cứu một công dân Mỹ bị bắt cóc tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và sau đó bị đưa đến giam giữ tại Campuchia.
Màn ảnh Hàn đầu năm 2025: Hyun Bin thống trị, Song Joong Ki mờ nhạt

Màn ảnh Hàn đầu năm 2025: Hyun Bin thống trị, Song Joong Ki mờ nhạt

Hậu trường phim

06:01:27 23/01/2025
Hyun Bin và Song Joong Ki đều đang tích cực quảng bá cho bộ phim mới nhất của mình, nhưng kết quả phòng vé của họ lại hoàn toàn khác biệt.
Cặp đôi ngôn tình bị đồn phim giả tình thật vì chemistry quá cháy, nhà gái vô tư ôm ấp nhà trai sát rạt

Cặp đôi ngôn tình bị đồn phim giả tình thật vì chemistry quá cháy, nhà gái vô tư ôm ấp nhà trai sát rạt

Phim châu á

06:00:45 23/01/2025
Bộ phim Motel California tuy không quá nổi tiếng nhưng mới đây lại bất ngờ trở thành chủ đề hot tại Hàn, lý do là bởi tin đồn hẹn hò của cặp chính Lee Se Young - Na In Woo.
Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã

Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã

Nhạc việt

05:59:52 23/01/2025
Trong hậu trường Hoa xuân ca , Quốc Thiên - Uyên Linh có những tiết lộ tình bạn của cả hai, đồng thời nói về sự thay đổi sau show thực tế.
Cách làm miến trộn thịt bò thơm ngon

Cách làm miến trộn thịt bò thơm ngon

Ẩm thực

05:56:09 23/01/2025
Miến trộn thịt bò là một món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ làm với hương vị hài hòa từ thịt bò mềm, miến dai và rau củ tươi mát.
Tổng thư ký LHQ: Biến đổi khí hậu và AI có thể đe dọa sự tồn vong của nhân loại

Tổng thư ký LHQ: Biến đổi khí hậu và AI có thể đe dọa sự tồn vong của nhân loại

05:46:07 23/01/2025
Các tuyên bố của ông Guterres đưa ra trong bối cảnh trong lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.