Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2020
Xu hướng “bình thường mới” của nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam trong năm 2020.
Trên thế giới và khu vực, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp với sự xuất hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, quá trình Brexit để nước Anh rời khỏi EU… đã tạo ra sự bất định chính sách có nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thương mại toàn cầu.
Cụ thể, kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một đường cong Phillips phẳng, cho thấy lạm phát không gia tăng nhiều khi nền kinh tế toàn dụng lao động ( tăng trưởng ở mức cao).
Bên cạnh đó, đường cong lợi tức đảo ngược, điều mà trong quá khứ đã từng xảy ra vào “đêm trước” của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, nay đã không còn là tín hiệu cho một cuộc khủng hoảng.
Các hiện tượng này trước đây được xem là bất thường, nhưng do xảy ra thường xuyên hơn nên hiện được biết đến như là những điều “bình thường mới”.
Những điều “bình thường mới” này cùng các vấn đề địa chính trị ở một số khu vực đã làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu và xu hướng dòng vốn đầu tư toàn cầu, trong khi góp phần tạo ra trạng thái mới, tích cực cho nền kinh tế Việt Nam về thương mại, vốn FDI, lạm phát, lãi suất…
Bên cạnh những diễn biến “bình thường mới” toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng có nhiều chuyển đổi sang “trạng thái mới”.
Theo đó, các yếu tố như nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ngày càng diễn biến khó lường và vấn đề địa chính trị ở một số khu vực trên thế giới làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu và xu hướng dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Đáng chú ý, những diễn biến trên làm cho bức tranh thương mại và FDI vào Việt Nam có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn 2011- 2016.
Năm 2019, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã tăng ngoạn mục với tỷ lệ 17,7% và vốn đăng ký FDI tiếp tục tăng trưởng khá.
Video đang HOT
Vấn đề căng thẳng thương mại Mỹ- Trung phần nào có tác động đến sự dịch chuyển vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam và hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.
Như vậy diễn biến “không bình thường” của kinh tế thế giới lại góp phần tạo ra “trạng thái mới” ở Việt Nam.
Nếu nhìn vào bức tranh tăng trưởng từ năm 2017 trở lại đây, dễ dàng nhận thấy nền kinh tế đã xác lập một “mặt bằng tăng trưởng mới” so với giai đoạn trước đó. Tức là kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một trạng thái mới khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực.
Đó là tăng trưởng ở mức cao nhưng không chịu sức ép của lạm phát cũng như nền kinh tế với độ mở cao nhưng dường như ít nhạy cảm với các tác động tiêu cực của thương mại toàn cầu.
Những hiện tượng trên là khác biệt rất tích cực, nhưng đã diễn ra lặp đi lặp lại trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2017 đến năm 2019) nên dường như đã tạo cảm giác đó là những việc hiển nhiên, bình thường.
Trên thực tế, những kết quả trên có được nhờ phần lớn vào việc điều hành kinh tế vĩ mô đồng bộ và nhất quán của Chính phủ với mục tiêu nâng cao tính tự chủ nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020.
Có thể khẳng định, xu hướng “bình thường mới” của nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam.
Trong đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nước ngoài với chi phí thấp, mặt bằng giá cả trong nước cũng được hỗ trợ bởi mặt bằng giá cả thấp trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện cho việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất trong nước, thậm chí giảm nhẹ để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, thị trường ngoại hối cũng được hỗ trợ bởi xu hướng tăng giá của đồng USD sẽ chững lại.
Ngoài ra, việc củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, trong đó có việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, thanh toán nợ đúng hạn, không để ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, cải thiện triển vọng tín nhiệm quốc gia trong năm 2020.
Việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, khuyến khích phát triển và tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư, xây dựng các dự án lớn… cũng là những giải pháp quan trọng của Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục thực hiện để tiếp tục có một năm 2020 tăng trưởng thành công.
Tuy nhiên, tình trạng “bình thường mới” này cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước các rủi ro tài chính xuất phát từ sự lạc quan quá mức về triển vọng kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng khá, đồng thời lạm phát và lãi suất dài hạn kỳ vọng ở mức thấp.
Bên cạnh đó, vẫn có những thách thức trong quá trình Việt Nam phát triển vượt bẫy thu nhập trung bình như tắc nghẽn trong đầu tư cơ sở hạ tầng, làn sóng phản đối toàn cầu hóa và tự do thương mại dâng cao ở các nước Bắc Mỹ, EU, quá trình Brexit… có nguy cơ tạo ra những cú sốc thương mại đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Đức Trung – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Theo Enternews.vn
Triển vọng kinh tế toàn cầu 2020
Bù lại cho sự sụt giảm kinh tế được dự báo diễn ra ở các nước có nền kinh tế mạnh thì các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ đóng góp không ít cho sự tăng trưởng của năm 2020.
Trong bối cảnh vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được giải quyết, kinh tế được dự báo tăng trưởng chậm vào năm 2020.
Kinh tế tăng trưởng thấp trong 2020
Suy thoái kinh tế toàn cầu như những năm trước khó có thể xảy ra vào năm 2020 nhưng tăng trưởng mạnh sẽ không xảy ra và môi trường kinh tế vẫn chưa hoàn toàn đi vào trật tự. Theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs Research, dự báo năm nay sẽ kết thúc với tốc độ chậm nhất trong một thập kỷ, ở mức 3,1% - nguyên nhân là do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm giảm niềm tin kinh doanh, đầu tư, sản xuất và thương mại trên toàn thế giới.
Sang năm 2020, các dự báo đưa ra đều có mức tăng trưởng thấp. Cụ thể, Bloomberg dự báo rằng tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt mức 3,2% thì Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cho rằng con số tăng trưởng chỉ ở mức 2,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm, từ mức 3% trong dự báo trước đó). Còn trong "Triển vọng vĩ mô toàn cầu năm 2020 của Morgan Stanley", Chetan Ahya và các đồng nghiệp dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,4% trong 2020.
Con số tăng trưởng này thấp hơn nếu so với mức tăng trưởng của năm 2017 là 3,9% và năm 2018 là 3,8%. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự tăng trưởng chậm này mà đó là hệ lụy từ cả một giai đoạn. Như Chetan Ahya - chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley đã nói "trong khi chu kỳ kinh tế đã keo dài hơn một thập kỷ, sự gián đoạn đã giúp tránh đi được một thời kỳ tăng trưởng quá nóng". Theo ông, sự gián đoạn đó là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vào năm 2011, sự suy giảm của Trung Quốc vào năm 2014 và gần đây nhất là căng thẳng thương mại.
Chuyên gia kinh tế trưởng của OECD - Laurence Boone đã trình bày trong buổi họp về triển vọng kinh tế năm 2020 mới đây đã nói "Sẽ là một sai lầm khi xem xet những thay đổi này như là yếu tố tạm thời có thể được giải quyết bằng chính sách tài chính hay tiền tệ, chúng mang tính chất cấu trúc. Nếu không có sự phối hợp giữa thương mại và thuế toàn cầu, các chính sách mang tính định hướng ro ràng cho việc chuyển đổi, sự không chắc chắn sẽ ngày càng lan rộng và gây ra thiệt hại cho sự triển vọng tăng trưởng".
Các nền kinh tế chủ chốt tác động ra sao?
Sher Mehta - Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô và Kinh tế lượng, Kinh tế Virtuoso cho biết, do tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một lực cản đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu vào năm tới. Tình trạng nợ quá lớn trong nền kinh tế Trung Quốc dẫn tới mối bận tâm về tỷ giá hối đoái, rủi ro giá bất động sản và thâm hụt ngân sách vượt quá mục tiêu.
Hiện Mỹ vẫn còn áp thuế quan đối với rất nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang trong khi thị trường Mỹ là thị trường này lại là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng hơn một nửa lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Chính bởi thế, dù cuộc chiến thương mại đã hạ nhiệt nhưng sự ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp diễn trong năm 2020.
Nền kinh tế Mỹ được dự báo là tăng trưởng chậm và thậm chí suy giảm trong năm 2020, xuống ở mức 1,8% hoặc 2%. Trong quý 3 năm 2019, tăng trưởng ở Mỹ với tốc độ là 1,9%, so với 2% trong quý trước là có sự sụt giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng vẫn ở mức ổn định mặc dù chậm - tăng 2,9% trong quý 3 năm 2019.
Nhưng, sự sụt giảm bất ngờ về doanh số bán lẻ của Mỹ trong năm cũng đã làm dấy lên lo ngại rằng sự yếu kem trong lĩnh vực sản xuất có thể lan rộng trong nền kinh tế và tác động xấu đến phía người tiêu dùng. Trong khi đó, năm 2020, sẽ còn rất nhiều các sự kiện làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, đó là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sắp diễn ra dẫn tới nguy cơ tổng thống Donald Trump sẽ tăng cường chương trình chống toàn cầu hóa. Và thỏa thuận thương mại toàn diện giữa Mỹ - Trung dài hạn là điều khó thực hiện.
Nhật Bản, Đức được cho rằng sẽ dễ rơi vào suy thoái kinh tế trong năm 2020 là do nền kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào thương mại và hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kinh tế Anh - triển vọng bị che phủ với sự bất ổn về chính trị. Do các vấn đề liên quan đến Brexit dẫn tới môi trường chính trị khó khăn và sự không chắc chắn về quan hệ thương mại với EU đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở Anh. Dù vậy, kinh tế Anh cũng không rơi vào suy thoái trong năm tới bởi đồng tiền mạnh sẽ giúp kìm giữ lạm phát ở Anh. Do đó, cùng với chính sách tài khóa hỗ trợ nhiều hơn từ Ngân hàng Anh, nền kinh tế Anh năm 2020 vẫn ở mức tạm ổn.
Bù lại cho sự sụt giảm kinh tế được dự báo diễn ra ở các nước có nền kinh tế mạnh thì các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ đóng góp không ít cho sự tăng trưởng của năm. Một số nước có nền kinh tế phát triển cũng được dự báo tăng trưởng hơn so với năm 2019, đó là Nga (2020 là 1,6%, tăng 0.5 điểm phần trăm so với dự báo kết thúc năm 2019 là 1,1%), Ấn Độ (dự báo tăng từ 5.6% năm 2019 lên 6,9% cho năm 2020), Brazil (dự báo tăng từ 1% lên tới 2% giai đoạn 2019-2020),...
Minh Huệ
Theo enternews.vn
Kiểm soát lạm phát - kết quả kép của năm 2019, thách thức cho năm 2020 Lạm phát tuy đứng thứ hai trong tứ giác mục tiêu (tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số dư, thất nghiệp ít), nhưng đối với chủ thể đông nhất trên thị trường là người tiêu dùng, thì đây là đỉnh được quan tâm nhất. Lạm phát tổng thể được biểu hiện là tốc độ tăng giá tiêu dùng...