Việt Nam sẽ đưa máy bay, chụp bằng chứng TQ xâm phạm chủ quyền Biển Đông
Đó là ý kiến của TS.LS Hoàng Ngọc Giao nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống
Kể cả trong trường hợp Trung Quốc không sử dụng biện pháp đó thì Việt Nam cũng phải làm mạnh hơn thế. Tại sao chúng ta không đưa máy bay ra chụp hình, quay phim ghi lại tọa độ những dẫn chứng về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
Thủ đoạn của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh quân sự Biển Đông đã hậu thuẫn và thúc đẩy các tàu cá nước này ồ ạt kéo ra đánh bắt trái phép. Cùng với chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa bị xâm phạm, đời sống cũng như tính mạng của ngư dân Việt Nam cũng đang bị đe dọa từng ngày bởi các nguy cơ đụng độ với tàu công vụ, tàu công vụ cải trang tàu cá và tàu cá Trung Quốc.
Bắc Kinh lại rất xảo quyệt khi đóng tàu lớn, kéo đàn đông ra khơi, có Hải giám, Ngư chính đi sau yểm trợ, lại cho cả phóng viên đài báo đi cùng quay phim, chụp ảnh tuyên truyền phi pháp, thậm chí là chụp mũ, dựng chuyện bất lợi cho ta nếu ngư dân ta đơn thương độc mã đánh bắt và bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam.
Xoay quanh vấn đề này, Phóng viên tiếp tục có cuộc trao đổi vơi TS.LS Hoàng Ngọc Giao nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.
- Có nên trang bị máy ảnh, camera và huấn luyện các kỹ năng cơ bản cho bà con ngư dân để thu thập bằng chứng về các hành động phạm pháp, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, kịp thời tuyên truyền lên án và kêu gọi dư luận quốc tế ủng hộ? Nếu điều này cần thiết, theo ông cơ quan nào nên đứng ra triển khai?
- Theo tôi kể cả trong trường hợp Trung Quốc không sử dụng biện đó thì Việt Nam cũng phải làm mạnh hơn như thế. Tại sao chúng ta không đưa máy bay ra chụp hình, quay phim ghi lại tọa độ những dẫn chứng về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
Video đang HOT
Phải đưa tàu thuyền ra, đưa báo chí ra thậm chí chúng ta có thể mời cả phóng viên nước ngoài tuy nhiên khi sử dụng cách này chúng ta phải lưu ý đến Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC mà ASEAN đã ký với Trung Quốc. Trong đó nói rõ các nước phải kiềm chế, giữ nguyên hiện trạng, không làm gì khiến tình hình xấu đi.
Thế nhưng phía Trung Quốc cho đến nay đã liên tục vi phạm trắng trợn DOC, Trung Quốc đã đưa tàu thuyền ồ ạt kéo xuống Trường Sa. Tệ hơn nữa là họ đã dùng vũ lực lại đưa cả phóng viên báo chí truyền thông vào cuộc tuyên truyền bất hợp pháp cho “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc và làm tình hình trở nên rất căng thẳng.
Còn ở Hoàng Sa Trung Quốc tổ chức đi du lịch phi pháp, trong khi một mặt Trung Quốc gây sức ép với các nước phải thực hiện cam kết DOC đã ký, mặt khác chính Trung Quốc cho mình cái quyền phá bỏ cam kết. Chúng ta tôn trọng cam kết, đặc biệt là DOC, nhưng không vì thế mà tự mình đánh mất các phương tiện hợp pháp giữ chủ quyền đảo biển đảo của chúng ta ở Biển Đông.
Vì vậy hơn lúc nào hết, Việt Nam chúng ta cần có sự hiện diện của truyền thông, sự hiện diện của các lực lượng bảo vệ các lực lượng thực thi pháp luật ở Hoàng Sa và Trường Sa, thu thập bằng chứng những hành vi của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng DOC cũng như luật pháp quốc tế bằng ảnh vệ tinh, bằng phương tiện kỹ thuật hiện nay chúng ta có.
Về việc cơ quan đứng ra đảm trách việc này tôi cho rằng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư phải đứng ra tổ chức thực hiện, sát cánh cùng ngư dân và tiến hàng việc này.
- Theo ông chúng ta nên có chính sách hỗ trợ cho ngư dân như thế nào, về kinh tế để bà con có thể yên tâm bám biển, gìn giữ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc?
- Về mặt hành chính phải hỗ trợ ngư dân bằng cách đưa Cảnh sát biển cũng như lực lượng bảo vệ đi cùng các đoàn tàu đánh cá của ngư dân trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam để cho ngư dân yên tâm đánh bắt. Thực hiện quyền khai thác của ngư dân ta trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam chính là thể hiện sự hiện diện, sự thực thi quyền chủ quyền của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Về kinh tế phải có những quỹ nhất định của nhà nước, ngân sách nhà nước phải giải ngân để hỗ trợ những đội tàu, những ngư dân đánh bắt tại vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong hoàn cảnh thiệt hại phải có sự bù đắp cho ngư dân.
Cái này tôi tin chúng ta làm được, người dân Việt Nam sẵn sàng đóng thuế chúng ta bỏ ra 8- 9 chục nghìn tỷ làm việc này việc kia được sao lại không thể bỏ một phần ra làm quỹ để hỗ trợ ngư dân đang đánh bắt cá ở Trường Sa, Hoàng Sa. Về mặt chính sách nhà nước theo tôi phải nên làm ngay để hỗ trợ ngư dân không chỉ thuần túy về mặt kinh tế. Nên nghĩ đây là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với ngư dân những người dám đứng mũi chịu sào khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam tại mỗi nơi họ đánh bắt cá.
- Theo ông có nên tập huấn cho ngư dân cũng như tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm đối phó với tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của ta và đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hay không? Cơ quan nào nên đứng ra tổ chức?
- Theo tôi việc này rất cần thiết, chúng ta dùng biện pháp đấu tranh với Trung Quốc nhưng phải khéo léo và cương quyết trong từng trường hợp. Chúng ta nên tránh xung đột nhưng phải ghi lại hình ảnh, tọa độ vi phạm của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam đưa lên công luận quốc tế. Như vậy tôi nghĩ Trung Quốc sẽ phải chùn. Chính quyền địa phương các cấp nên tập huấn phối hợp lực lượng Cảnh sát, Kiểm ngư trên biển trao đổi chia sẻ với ngư dân về vấn đề này.
- Xin cảm ơn ông!
Theo xahoi
Trung Quốc xua hàng chục tàu cá ra biển Đông: Xâm phạm thô bạo
Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, với hành vi nói trên, Trung Quốc cho thấy họ đang áp dụng sách lược khai thác trước, khẳng định chủ quyền sau trên biển Đông.
Vùng biển Trường Sa là ngư trường truyền thống, hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Hội Nghề cá Việt Nam và các chuyên gia về biển Đông tỏ ra hết sức lo ngại trước việc 32 tàu cá thuộc đội tàu đánh cá Đam Châu, tỉnh Hải Nam - Trung Quốc đã được lệnh của nhà chức trách nước này ào ào tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép thủy sản.
Xâm phạm thô bạo
Ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết đây là lần thứ hai kể từ năm 2012, Trung Quốc xua tàu với quy mô lớn ra ngư trường tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt thủy sản trái phép.
Ông Mưu khẳng định những hành động như phía lãnh đạo Trung Quốc dự lễ cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hay mới đây là tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và bây giờ là tiếp tục đưa 32 tàu cá lớn ra ngư trường tại Trường Sa của chúng ta để đánh bắt thủy sản là chuỗi hành động mang tính hệ thống, có tính chất leo thang với ý đồ toan tính rất rõ nhằm chiếm lĩnh và xâm chiếm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Sự xâm phạm thô bạo, ngang ngược này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc đã không tôn trọng Công ước Liêp Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và những thỏa thuận cấp cao của ASEAN cũng như các nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Đội tàu cá và các tàu yểm trợ của Trung Quốc chuẩn bị khởi hành đến ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 6/5.
Trước những hành động ngang ngược này, ông Trần Cao Mưu cho rằng nếu Việt Nam im lặng thì sang năm Trung Quốc sẽ lại tiếp tục lấn tới, thậm chí với quy mô lớn hơn lần này. Việt Nam phải có những hành động phù hợp để khẳng định chủ quyền của mình, đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ tốt hơn nữa ngư dân Việt Nam đang đánh bắt thủy sản hợp pháp trên vùng biển chủ quyền của ta. Không thể để Trung Quốc cứ lặp đi lặp lại hành động này. " Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam cần phải có những biện pháp mạnh mẽ, hữu hiệu để ngăn chặn ngay những hành động sai trái của phía Trung Quốc" - ông Mưu đề xuất.
Âm mưu biến thành vùng tranh chấp
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Bộ Công an, nhìn nhận: Đối với vấn đề biển Đông, vào thời điểm này, Trung Quốc chưa thể dùng vũ lực để thực hiện tham vọng "đường lưỡi bò". Do vậy, việc tàu cá Trung Quốc ào ạt đổ ra biển Đông mà trực tiếp là ra quần đảo Trường Sa là nằm trong mưu đồ và chiến lược độc chiếm biển Đông của họ. " Khi chưa thể dùng vũ lực, Trung Quốc áp dụng sách lược khai thác trước, khẳng định chủ quyền sau ở trên khu vực biển Đông. Cụ thể là họ đưa cả một lực lượng hàng hải dân sự hùng hậu từ hải giám, ngư chính, cảnh sát biển, hải đội đánh cá xa bờ và hàng trăm ngàn tàu cá hòng lấn át chúng ta ở vùng đặc quyền kinh tế" - ông Cương nhấn mạnh.
Thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích thêm: Việc ồ ạt xua tàu cá ra biển Đông cho thấy Trung Quốc đáng áp dụng phương thức "lấy thịt đè người". Do vậy, trong tình thế này, chúng ta cần mạnh mẽ trong đấu tranh ngoại giao, đồng thời lực lượng hàng hải dân sự nước ta cũng cần quyết tâm tổ chức việc khai thác hải sản và dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. " Việc tổ chức khai thác bám biển, bám ngư trường truyền thống cũng như khai thác ở vùng đặc quyền kinh tế này cũng đồng thời bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán nhằm ngăn chặn âm mưu biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, biến nơi không tranh chấp thành tranh chấp" - ông Cương đề nghị. Cũng theo ông Cương, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần lên tiếng với cộng đồng quốc tế và báo chí phải đồng loạt vạch rõ, cụ thể những hành vi vi phạm UNCLOS 1982 của Trung Quốc.
Đồng tình, TS - luật sư Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho biết Trung Quốc đã từng xua hàng ngàn tàu cá ra biển Đông. "Đây là hành động rất nham hiểm và đều nằm trong quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc mới ban bố với mục đích khai thác thương mại các tiềm năng tại biển Đông. Đây có thể là những hoạt động nằm trong chiến lược định sẵn và được phía Trung Quốc chính thức hóa với quyết tâm cao, lâu dài" - ông Trục nhận định.
Cần chuẩn bị kế hoạch đối phó Thiếu tướng Lê Văn Cương và TS - luật sư Trần Công Trục cùng cho rằng mặc dù người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định sẽ đẩy mạnh đàm phán với ASEAN về DOC, tố cáo một số nước gây rối ở biển Đông và không tuân thủ quy tắc "không làm phức tạp thêm tình hình" nhưng thực tế không phải như vậy và chúng ta không nên cả tin, ảo tưởng rằng họ sẽ thay đổi trong chiến lược về biển Đông. "Việt Nam cần chuẩn bị kỹ những kế hoạch để cho dư luận thấy rõ những bước đi của Trung Quốc và có thêm những biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa để bảo vệ ngư dân trên biển Đông" - ông Trục nói.
T.Dũng
Theo xahoi
Trung Quốc tổ chức du lịch trái phép đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân Theo tờ Shanghai Morning Post, chỉ có 100 du khách trên tàu là dân thường. Phần còn lại là các công chức thuộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hải Nam. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp Đa số những người có mặt trên chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến...