Việt Nam sẽ có T-50 vào năm 2030?
Nga sẽ giao hàng loại máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ năm T-50 cho quân đội trong năm 2018.
“Nga đang tiến hành đợt thử nghiệm máy bay T-50. Hợp đồng của loại máy bay này theo kế hoạch kết thúc vào năm 2017 và thời gian giao hàng sẽ bắt đầu ngay năm 2018″, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yury Borisov cho biết.
Máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ thứ 5 của Nga PAK FA (-50)
Hàng loạt máy bay chiến đầu thế hệ thứ 5 PAK FA (hay còn gọi là T-50) sẽ bắt đầu bàn giao cho Bộ Quốc phòng trong năm 2018.
Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov trong chuyến thăm của ông tới nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur mang tên YA Gagarin, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết.
Kiểm tra quá trình thực hiện đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng năm 2016, ông Yuri Borisov đi cụ thể kiểm tra các xưởng lắp ráp và quá trình sản xuất Sukhoi PAK FA.
Video đang HOT
“Sẽ tiến hành thực hiện đợt thử nghiệm máy bay T-50. Hợp đồng của loại máy bay này theo kế hoạch kết thúc vào năm 2017 và thời gian giao hàng sẽ bắt đầu ngay năm 2018″, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yury Borisov đưa ra khẳng định.
Theo nguồn tin từ một số nhân vật trong Không quân Nga mọi người cho rằng T-50 sẽ là một chiếc máy bay tàng hình, có khả năng bay siêu tốc, được trang bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất, và chống tàu thế hệ mới nhất, cũng như sử dụng radar AESA.
Nó sẽ được trang bị động cơ AL-41F hay một biến thế hiện đại của loại này. Những thông báo cho thấy nó sẽ hơi lớn hơn MiG-29 nhưng không lớn bằng Su-27. Nó có cánh đuôi đứng xoay toàn bộ.
Cánh phụ phía trước cánh chính. Động cơ thế hệ thứ 5 đang được phát triển để thay thế cho động cơ đang dùng cho 2 bản thử nghiệm. Các động cơ đang dùng cùng loại với su 35 và động cơ này đã gặp vấn đề trong lần đầu thử nghiệm.
Các vũ khí mới như tên lửa không đối không, tên lửa đất đối đất mới, bom điều khiển, tên lửa chống hạm hoặc rađa mới. Các loại vũ khí này như một phần của PAK FA.
T-50 dự kiến sẽ thay thế những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí của Nga và là nền tảng cho dự án Sukhoi/HAL FGFA đang được phát triển với Ấn Độ.
Là một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, nó được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F-22 Raptor của Mỹ và chiếc F-35 Lightning II liên doanh Mỹ, Anh, Israel, Ý, Hà Lan, Úc, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc T-50 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 29 tháng 1 năm 2010.
Theo tin trước đó của Giám đốc Trung tâm phân tích vũ khí toàn cầu Nga,ông Igor Korotchenko cho rằng Việt Nam sẽ có chiếc Sukhoi T-50 vào năm 2030-2035.
Theo Vietnamnet
MiG-31 đánh chặn thành công cuộc tấn công của kẻ thù
Những chiếc máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga đã đẩy lùi thành công một cuộc tấn công giả định của kẻ thù ở bán đảo Kamchatka Peninsula.
Ảnh minh họa
Phi đội chiến đấu cơ MiG-31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã nhận được báo động từ sân bay Yelizovo ở bán đảo Kamchatka và đã cất cánh đi đánh chặn một cuộc tấn công giả định của kẻ thù. Đây là một phần của một cuộc tập trận chiến thuật, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (23/6) cho biết.
"Những chiếc MiG-31 đã được điều động trong thời gian ngắn nhất đến khu vực được cho là bị máy bay của kẻ thù xâm phạm" và đã đánh chặn thành công cuộc tấn công của kẻ thù, phát ngôn viên Quân khu Phía Đông của Nga - ông Igor Maiborodov cho biết.
Mikoyan MiG-31 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển cho Không lực Nga. MiG-31 được mệnh danh là huyền thoại đánh chặn của Không lực Nga.
Đây là một mẫu máy bay đánh chặn cao cấp do Phòng thiết kế Mikoyan thiết kết và chế tạo. Nó được triển khai và phát huy hiệu quả mạnh mẽ trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã. Máy bay tiêm kích chiến lược MiG-31 là một hệ thống vũ khí đường không được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ và tấn công chiến lược thuộc lực lượng tiêm kích phòng không Liên Xô và Nga. Nó được thiết kế và triển khai nhằm đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược, và các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mỹ.
Loại tiêm kích này được trang bị nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử, dữ liệu kỹ thuật số, ra-đa đa năng với hệ thống kiểm soát vũ khí cực mạnh.
MiG-31 có thể tự tìm kiếm và hạ gục các mục tiêu trên không mà không cần đài chỉ huy từ mặt đất. Loại ra-đa mới cho phép nó có thể phát hiện mục tiêu máy bay chiến lược từ cách xa 500 km và 200 km đối với các máy bay tiêm kích, hay tên lửa có cánh, kể cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
MiG-31 được sản xuất từ năm 1979 đến 1992 với số lượng hơn 500 chiếc. Hiện nó vẫn là con át chủ bài của Không lực Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
.Theo_Xã hội thông tin
Huyền thoại đánh chặn của Nga khoe uy lực Những chiếc máy bay đánh chặn MiG-31 của Nga đã đẩy lùi thành công một cuộc tấn công giả định của kẻ thù ở bán đảo Kamchatka Peninsula. Ảnh minh họa Phi đội chiến đấu cơ MiG-31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã nhận được báo động từ sân bay Yelizovo ở bán đảo Kamchatka và đã cất...