Việt Nam sắp nhận thêm 2 thủy phi cơ DHC-6
Việt Nam sẽ nhận thêm 2 chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ tư và thứ năm vào cuối mùa hè này.
Cặp thủy phi cơ DHC-6-400 Guardian cuối cùng vừa được công ty IKHANA hoàn thành chế tạo và dự kiến sẽ bàn giao cho Việt Nam trong năm nay.
Lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục nhận vào trang bị thêm 2 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter vào cuối mùa hè này, theo thông báo của công ty Dịch vụ máy bay IKHANA (Canada) cho biết hôm 15/7.
Theo đó, IKHANA cùng với Viking Air Ltd và công ty ELTA Systems (ELTA) của Israel đã hoàn thành việc bàn giao chiếc thủy phi cơ DHC-6-400 Twin Otter đầu tiên thuộc biến thể tuần tra hải quân (hay còn gọi là Guardian 400) cho Hải quân Việt Nam.
“IKHANA rất tự hào về hệ thống tích hợp của Viking trong chương trình cung cấp các thủy phi cơ DHC-6 cho Hải quân Việt Nam”, ông John Zublin, Tổng Giám đốc IKHANA nói.
Video đang HOT
Cận cảnh chiếc thủy phi cơ DHC-6-400 Twin Otter biến thể giám sát hải quân đầu tiên được IKHANA cung cấp cho Hải quân Việt Nam cách đây vài tháng. Có thể nhận thấy, ở dưới mũi máy bay được trang bị một radar tích hợp cảm biến quang – điện – hồng ngoại do công ty Elta của Israel sản xuất.
Ngoài ra, quan chức cấp cao của IKHANA cũng cho biết thêm rằng, công ty của ông cũng đã hoàn thành việc cải tiến cặp máy bay tuần tra và máy bay đa năng DHC-6-400 Guardian cuối cùng do công ty Virking Air chế tạo để cung cấp cho Hải quân Việt Nam, đánh dấu việc hoàn thành một hạm đội máy bay tuần tra cánh cố định hiện đại đầu tiên cho quốc gia bên bờ Biển Đông.
Sáu chiếc DHC-6-400 sẽ là những máy bay tuần tra đầu tiên do phương Tây sản xuất cho Quân đội Việt Nam và được đưa vào biên chế trong Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, với 3 chiếc được cấu hình cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải và 3 chiếc còn lại được trang bị đa năng, vận chuyển khách VIP và hàng hóa.
Theo trang mạng Ttwinotterspotter.blogspot.com, IKHANA là đơn vị thực hiện việc tích hợp hệ thống radar tìm kiếm gắn dưới phần mũi của máy bay DHC-6-400. Radar này được tích hợp một cảm biến quang – điện – hồng ngoại do công ty Elta của Israel phát triển.
Phần nội thất bên trong cũng đã được sửa đổi với bàn điều khiển và một ghế ngồi có thể điều chỉnh được cho nhân viên vận hành hệ thống, cửa sổ quan sát được thiết kế theo kiểu “bong bóng” để mở rộng tầm nhìn, cũng như có cả bếp, ghế mát-xa và nhà vệ sinh. Các thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam trong các cấu hình hỗn hợp với phao và bánh lốp do IKHANA cung cấp và có khả năng chịu được tải trọng tới 6,4 tấn.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủy phi cơ lần đầu tiên có mặt tại Trường Sa
Sau 2 giờ bay, vượt chặng đường hơn 500 km thủy phi cơ DHC-6 của lực lượng Không quân - Hải quân đã lần đầu tiên chở khách và hàng hóa, hạ cánh xuống Trường Sa.
Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn nhìn từ DHC-6.
Để thực hiện chuyến bay này, phi đội DHC-6 đã chuẩn bị chu đáo. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân và Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Ân, Phó tham mưu trưởng Hải quân trực tiếp vào chỉ đạo, kiểm tra dẫn đầu đoàn công tác của Quân chủng ra thăm Trường Sa bằng thủy phi cơ.
7h sáng19/3, máy bay rời sân bay Cam Ranh thẳng hướng Trường Sa. Trên đài kiểm soát không lưu, chỉ huy bay là đại tá Nguyễn Doãn Nho, người đã dày dạn với các đường bay biển hàng chục năm nay. Trên buồng lái, đại úy Vương Hoài Nam, Phi đội trưởng DHC-6 làm cơ trưởng cùng phi công, Thượng úy Phạm Vũ Tuấn, Phi đội phó, Tham mưu trưởng thực hiện chuyến bay.
Đây là chuyến bay thứ 10 liên tục của 2 chỉ huy phi đội từ ngày 9/3 đến nay, trong đó có 5 chuyến bay tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Quân dân Trường Sa tập trung tại cột mốc chủ quyền đón thủy phi cơ DHC-6 chở đoàn công tác thăm Trường Sa.
Sau đúng 2 giờ bay vượt chặng đường hơn 500 km, thủy phi cơ của Hải quân Việt Nam có số hiệu VNT 777 đã hạ cánh an toàn trên đường băng sân bay Trường Sa trong niềm vui của quân dân nơi đây.
Chị Lê Thị Trúc Hà, hộ dân số 1 xúc động cho biết: "Lần đầu tiên thấy thủy phi cơ Hải quân hạ cánh bà con mừng lắm, mừng vì thấy Hải quân lớn mạnh, mừng vì giờ đây đã có máy bay nối đảo xa với đất liền, nhân dân trên đảo vào bờ sẽ đỡ vất vả".
Chị Hà cũng như những người dân ở đảo Trường Sa mong hàng tháng sẽ có các chuyến bay ra đảo để bà con được về đất liền thăm người thân, bổ sung các nhu yếu phẩm.
Thủy phi cơ DHC-6 tại đường băng sân bay Trường Sa.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Ân, Phó tham mưu trưởng Hải quân khẳng định: "Đây là dấu mốc quan trọng của lực lượng Không quân - Hải quân Việt Nam, có được thành quả này còn là sự phối hợp, giúp đỡ, hiệp đồng của các lực lượng, sự nỗ lực của Phi đội DHC-6 trong khai thác, làm chủ trang bị mới...".
Bữa trưa trên đảo hôm đó khác thường ngày bởi được bổ sung có những món ăn mà chỉ hơn 2 tiếng trước đó còn ở đất liền. Rau xanh, bún, trứng vịt lộn, sữa tươi, những thứ từ trước luôn là "đặc sản" của đảo đã được chỉ huy đảo chia đều cho các hộ dân.
Thượng tá Phạm Văn Hòa, Đảo trưởng cho biết: "Quà đất liền mang ra chúng tôi ưu tiên các hộ dân trước, nhất là các cháu nhỏ, quân dân ở đảo thực sự như người một nhà...".
Theo Quân đội nhân dân
Truyền thông, Internet hỗn loạn vì tin đồn về vụ mất tích máy bay "Có quá nhiều luồng thông tin khiến chúng tôi bối rối", ông Azharuddin Abdul Rahman, đại diện cơ quan Hàng không Malaysia, đã phải thốt lên như vậy vì tình trạng hỗn loạn thông tin sau vụ mất tích của chiếc máy bay MH370 Sau gần 4 ngày huy động toàn lực tìm kiếm của nhiều quốc gia, vẫn chưa một lực lượng...