Việt Nam sắp có vaccine Covid-19 tiêm dịch vụ cho người dân?
Một số đơn vị đang phối hợp đưa vaccine Covid-19 từ nước ngoài về tiêm dịch vụ cho người dân. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng.
Trước tình hình phức tạp của Covid-19, vaccine được xem là chìa khóa để khống chế đại dịch này. Trên thế giới, một số vaccine đã được phê duyệt. Tại Việt Nam, bên cạnh nỗ lực cho ra đời vaccine Covid-19 tự sản xuất, một số đơn vị đang có kế hoạch nhập khẩu vaccine này để tiêm cho người dân.
Không dễ nhập khẩu vaccine Covid-19
Thông tin trên báo chí, một đơn vị tiêm chủng cho biết đã hoàn tất tập huấn, chuẩn bị kho bãi vận chuyển, chuẩn bị sẵn sàng để có thể tiêm chủng dịch vụ ngay khi nhập khẩu vaccine Covid-19 về Việt Nam, dự kiến vào quý một năm 2021.
Trao đổi với Zing , ông Hồ Nhân, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược NANOGEN, cho biết đơn vị này đang tìm mua vaccine Covid-19 trên thế giới.
“Chúng tôi đang tìm mua vaccine Covid-19 ở nước ngoài, thậm chí chấp nhận mua giá cao để so sánh với vaccine Nano Covax đang thử nghiệm của NANOGEN. Tuy nhiên, việc mua vaccine Covid-19 trong giai đoạn này là không dễ dàng”, ông Hồ Nhân nói.
Ông Nhân cho rằng nếu có nhà sản xuất, đơn vị nào đem vaccine Covid-19 từ nước ngoài về để tiêm dịch vụ, người dân sẽ được hưởng lợi. Đặc biệt, người dân có thể đi nước ngoài làm việc mà không bị nhiễm bệnh.
Hiện tại, Công ty NANOGEN là đơn vị đầu tiên của Việt Nam có vaccine Covid-19 bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người. Vaccine Nano Covax vừa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm 1a với 20 tình nguyện viên tiêm liều 25 mcg. Hôm qua (26/12), giai đoạn 1b được tiến hành với 3 người tiêm thử vaccine nhóm liều 50 mcg.
Ông Nhân cho biết đây là vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất và phục vụ người dân trong nước. Vị này chia sẻ không nghĩ tới chuyện xuất khẩu vaccine bởi trước mắt, mục tiêu của công ty này là đảm bảo nhu cầu trong nước.
Trên thế giới, 5 loại vaccine đã được phê duyệt gồm có: BioNTech-Pfizer, Modena (Mỹ), Sputnik V (Nga), CoronaVac (của công ty Dược Sinovac Biotech, Trung Quốc phát triển) và ChAdOx1 nCoV-19 (do Đại học Oxford và công ty Dược phẩm AstraZeneca, Anh, sản xuất).
Bên cạnh việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước, các đơn vị sở hữu và phân phối vaccine trên còn bán cho nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng hiện được phân phối tại hơn 10 quốc gia. Nhiều nước đặt mua tới hàng trăm triệu liều nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng toàn dân.
WHO đặt mục tiêu phân phối ít nhất 2 tỷ liều vaccine vào cuối năm 2021, đủ chủng ngừa cho khoảng 20% dân số dễ bị tổn thương ở các quốc gia châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong thời điểm hiện tại là năng lực sản xuất của các doanh nghiệp có đáp ứng đủ nhu cầu hay không.
Mặt khác, các vaccine đã được phê duyệt nhưng cần thời gian để hoàn thiện, trải qua các bước thử nghiệm như quy định trước khi đưa vào thị trường. Trong số hơn 10 quốc gia đặt hàng vaccine ngừa Covid-19, hầu hết đều nhận được sớm nhất là vào giữa năm 2021, ngoại trừ châu Âu sẽ tiêm chủng dự kiến vào 27/12 từ 300 triệu liều đặt mua.
Việc khan hiếm vaccine cũng tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, gây khó khăn cho bài toán phân phối. Về điểm này, CNN dẫn lời bà Anna Marriott, Giám đốc Chính sách y tế tại Oxfam: “Quyền được tiêm vaccine của mỗi người không nên phụ thuộc vào số tiền người đó có hoặc quốc gia người đó đang sống. Nếu điều này không thay đổi, hàng tỷ người trên thế giới sẽ không được tiêm vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả trong nhiều năm tới”.
Một số đơn vị muốn nhập khẩu vaccine để tiêm dịch vụ cho người dân vào quý 1/2021. Ảnh minh họa: Văn Nguyện.
Vaccine Covid-19 không phải tất cả
Trao đổi về điều này, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết việc nhập khẩu vaccine Covid-19 có thể qua 2 con đường: Chính thống qua hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc nhập theo dịch vụ. Trong đó, hiện WHO chưa có chính sách ưu tiên cho các nước đang phát triển. Các đơn vị có tiềm lực có thể mua vaccine Covid-19 dịch vụ song bắt buộc phải được Bộ Y tế thông qua và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.
Theo chuyên gia này, vaccine muốn đưa về Việt Nam cần trải qua nhiều bước và thủ tục phức tạp. Đặc biệt, ngành y tế phải tính toán các phương án thử nghiệm bắc cầu, thử nghiệm an toàn…, trước khi tiêm cho người dân trong nước.
Bên cạnh đó, không phải các đơn vị nhập khẩu vaccine Covid-19 về Việt Nam có thể tự ý tiêm cho người dân. Đối tượng tiêm cũng cần được tính toán, phải ưu tiên người có nguy cơ cao. Hiện tại, việc tiêm dịch vụ vaccine Covid-19 cho người dân chưa thể nói trước.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nhận định việc nhập khẩu vaccine Covid-19 để tiêm cho người dân là điều tốt do đại dịch vẫn diễn biến phức tạp và xuất hiện biến chủng mới. Tiêm vaccine là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan và đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh việc nhập khẩu vaccine phải được thực hiện đúng quy trình.
“Từ trước đến nay, chưa có tiền lệ vaccine nào được nhập khẩu và tiêm dịch vụ trong thời gian ngắn để đáp ứng tình trạng khẩp cấp Quốc gia. Trước đó, cần xem xét nhu cầu tiêm vaccine, độ an toàn ở Việt Nam và nhóm ưu tiên, sau đó mới nhập số lượng lớn để tiêm dịch vụ. Hội đồng Đạo đức của Bộ Y tế của Việt Nam luôn xem xét và cân nhắc rất nghiêm ngặt vấn đề tiêm vaccine cho người dân”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Khu bào chế vaccine Nano Covax của Việt Nam. Ảnh: Văn Nguyện.
Theo chuyên gia của Bộ Y tế, hiện một số vaccine Covid-19 được lưu hành song số lượng được tiêm chưa nhiều. Việt Nam cũng đang có những tín hiệu khả quan về tiến độ sản xuất vaccine song người dân tuyệt đối không chủ quan, trông chờ tất cả vào sinh phẩm y tế này. Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch là cách tốt nhất để dịch không bùng phát.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng lưu ý từ khi lên kế hoạch đến lúc vaccine được nhập về nước cần khoảng thời gian nhất định. Do đó, trong thời gian này, người dân tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Đặc biệt, trong thời điểm cuối năm, nguy cơ dịch xâm nhập và bùng phát rất cao.
Bên trong khu bào chế vaccine Covid-19 tại Việt Nam .Nanocovax là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam được thử nghiệm trên người. Dự kiến, mỗi liều có giá dưới 500.000 đồng.
Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận vaccine, thuốc điều trị COVID-19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các quốc gia, vùng lãnh thổ bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận vaccine và thuốc điều trị COVID-19 với giá cả hợp lý.
Trong thông điệp gửi đến các quốc gia nhân Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh 27/12, Thủ tướng cho rằng đây là thời điểm cộng đồng quốc tế khép lại năm 2020 đầy thử thách và khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trên tinh thần kỷ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh 27/12 đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết này.
"Thứ nhất, tăng cường phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế cũng như nỗ lực của các thể chế đa phương trong quản trị toàn cầu, với Liên Hợp Quốc giữ vai trò trung tâm, nhằm đẩy lùi COVID-19, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh.
Thứ hai, lấy lợi ích của người dân làm trung tâm cho mọi chính sách và hành động, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Trước mắt cần bảo đảm người dân ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có thể tiếp cận vaccine và thuốc điều trị COVID-19 với giá cả hợp lý.
Thứ ba, chủ động thích ứng trong giai đoạn "bình thường mới", triển khai đồng bộ và hài hòa các giải pháp bảo đảm phòng chống dịch đi đôi với phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư xuyên biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế... ", Thông điệp của Thủ tướng nêu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: VGP)
Trước đó, tại phiên toàn thể ngày 7/12, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong thông điệp ngày 27/12, Thủ tướng tự hào khi sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua việc có 112 quốc gia đồng bảo trợ Nghị quyết.
Điều này cho thấy sáng kiến của Việt Nam đưa ra đúng thời điểm và đáp ứng đúng sự quan tâm cao của cộng đồng quốc tế về phòng chống đại dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác hiện nay và trong tương lai.
Đây là một dấu son thành công của chủ trương chủ động hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Việt Nam tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ phát huy ý chí và sức mạnh của người dân mỗi dân tộc, cũng như tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để cùng nhau vượt qua thách thức và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi quốc gia và mọi người dân".
Thêm 17 người tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam 17 tình nguyện viên vừa được tiêm vacicne Nanocovax với liều lượng 25mcg hôm nay tại Học viện Quân y (Hà Nội). Sáng 22/12, đại diện Học viện Quân y cho biết vừa tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 cho 17 tình nguyện viên. Những người này được tiêm với liều lượng 25mcg. Cách đây 5 ngày, ba người đầu tiên được...