Việt Nam sản xuất thiết bị tên lửa toàn năng X-29
Theo báo Phòng không, Viện Kỹ thuật PK-KQ nghiên cứu chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 – thiết bị dùng cho tên lửa X-29 trên Su-27/30MK2.
Trong thời gian qua, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1, thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27.
Đặc biệt, Viện còn nghiên cứu, chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của Tên lửa X-29, nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK và nhiều nhiệm vụ khác.
Tên lửa X-29 trên tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.
Theo số liệu của SIPRI, tính đến năm 2004 Việt Nam đã mua hơn 100 tên lửa X-29, để trang bị trên các chiến đấu cơ Su-22M4 và Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
X-29 là loại tên lửa siêu âm có thể tấn công các mục tiêu kiên cố, các loại tàu chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu hậu cần chỉ huy với chức năng tương tự loại tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ và AS-30 của Pháp.
Giá phóng X-29 là loại APU-58 và AKU-58, tên lửa sẽ được thả rơi khỏi máy bay trước khi động cơ kích hoạt. Cấu hình mang tối đa X-29 trên Su-27/30 là 6 đạn, MiG-27 Flogger 2 đạn, Su-17/22M4 Fitter 2 đạn và Su-24M Fencer 3 đạn.
Đầu đạn của X-29 là loại nổ lõm được thiết kế chuyên để xuyên phá và theo giới thiệu của nhà sản xuất nó có thể xuyên 1m bê tông nằm sau 3m đất. Sau khi phóng tên lửa leo lên độ cao 5.000m rồi bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu.
Video đang HOT
Ngòi nổ của X-29 có thể thiết lập theo chế độ chạm nổ (khi công kích các mục tiêu dạng như cầu, cống) hoặc nổ chậm (để xuyên phá boong-ke hoặc các công sự kiên cố, tàu chiến).
Phía đuôi tên lửa là động cơ PRD-228 sử dụng nhiên liệu rắn giúp dễ dàng trong bảo quản và sử dụng, động cơ này làm việc trong thời gian 3 – 6 giây giúp tên lửa bay với tốc độ khoảng 1.250 km/h và đạt tầm xa 30 km (phiên bản X-29TE).
Khi khai hỏa X-29, tên lửa sẽ được thả rơi khoảng 3m dưới máy bay, sau đó sợi dây nối máy bay với chốt an toàn trên X-29 bung ra, động cơ tên lửa X-29 sẽ kích hoạt.
Thiết kế như vậy là để trách tác động của động cơ cực mạnh trên tên lửa lên máy bay, cũng như tránh cho khói của luồng phụt từ động cơ tên lửa xả vào cửa hút khí máy bay. Điều thú vị là X-29 có một đuôi lửa lớn vài giây đầu tiên sau khi phóng nhưng rồi sẽ nhanh chóng biến mất dưới mắt phi công, chỉ còn là một đường khói mỏng trước khi chạm vào mục tiêu và kích nổ một vụ nổ ấn tượng.
Và với đầu đạn năng tới 320kg, tên lửa X-29 của Không quân Việt Nam có thể hủy nhiều loại mục tiêu kiên cố hoặc chiến hạm có lượng giãn nước trên 10.000 tấn chỉ với một phát bắn duy nhất.
Theo Đất Việt
Việt Nam biến bom thường thành bom thông minh
Theo báo Phòng không, trong thời gian tới Quân chủng PK-KQ sẽ tiến hành nghiên cứu và cải tiến bom thông thường thành bom thông minh.
Thông tin này được Đại tá, TS Vũ Hồng Quang - Viện trưởng Viện Kỹ thuật PK-KQ cho biết, chiến lược phát triển của Viện tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh như: tiếp tục thử nghiệm các loại radar mạng pha 3D thế hệ mới;
phát triển máy bay không người lái phục vụ huấn luyện của Quân chủng và các mục đích KT-XH khác; nghiên cứu chế tạo nhiên liệu tên lửa rắn; cải tiến bom thông thường thành bom thông minh; thiết kế, chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M...
Trước đó, trong bài viết nói về thành tựu Viện Kỹ thuật PK-KQ đã đạt được trong thời gian gần đây, Báo QĐND Online đã tiết lộ một số hướng nghiên cứu chế tạo sản phẩm vũ khí mới do Việt Nam sản xuất, trong đó có cải tiến bom thông thường thành bom thông minh.
Lắp bom lên tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.
Đây rõ ràng là tín hiệu vui với CNQP và Quân đội Việt Nam, tuy nhiên trước khi đăng tải thông tin này, Việt Nam đã sản xuất thành công tên lửa phòng không TL-01 và tên lửa chống hạm KCT-15 với sự giúp đỡ của Nga.
Vậy là sau thời gian triển khai, Dự án "Chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp TL-01 (phiên bản Việt của tên lửa Igla do Nga sản xuất) đã gặt hái được những kết quả đáng kinh ngạc và thực sự là bước tiến vượt bậc trong việc từng bước tự chủ nguồn cung vũ khí hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo báo Thế giới trẻ, hiện nay dây chuyền sản xuất lắp ráp tên lửa này đã đi vào sản xuất, bắt đầu cung cấp những sản phẩm hiện đại, góp phần từng bước thay đổi căn bản về chất cho lực lượng phòng không tầm thấp, chủ yếu thay thế cho các loại tên lửa A-72, A-87 đã hết niên hạn sử dụng.
Trước khi xuất hiện thông tin này, ngay từ đầu năm 2015, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công một thành phần điện tử chính của tổ hợp tên lửa Igla kiểu 9P516. Để chế tạo thành công, nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ và chế tạo được 6 bộ khối điện tử đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài; đã chuyển giao cho các nhà máy trong nước tổng lắp thành cơ cấu phóng.
Các tác giả cũng đã hoàn thành tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ chế tạo khối điện tử phù hợp với điều kiện tay nghề cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam. Trên cơ sở làm chủ công nghệ, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cải tiến, nội địa hóa khối điện tử kiểu 9P516.
Kết quả, 2/4 bảng thuộc khối điện tử đã được nội địa hóa hoàn toàn (sản xuất từ vật tư, linh kiện trong nước), qua thử nghiệm tương thích và hoạt động tốt cùng các bảng nguyên mẫu trong cơ cấu phóng; 2 bảng còn lại đang được nghiên cứu theo hướng sử dụng linh kiện trong nước kết hợp với nước ngoài, bước đầu cho kết quả tốt.
Việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516 có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp làm chủ công nghệ, chủ động nguồn linh kiện, vật tư; giảm phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật và khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Cùng với những thành công này, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công tên lửa chống hạm KCT-15 với sự giúp đỡ của Nga. Theo trang quốc phòng Defenceblog của Ukraine, Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) đã chuyển giao cho Việt Nam các thiết kế phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu của VN.
Theo đó, chưa rõ phía Việt Nam góp vốn như nào, nhưng tên lửa sẽ được sản xuất tại Việt Nam với số lượng rất lớn, khoảng 3.000 tên lửa chống hạm KCT-15. Ngoài ra, Việt Nam còn có quyền xuất khẩu sang bất kỳ nước nào cần đến, giống như Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos.
Tên lửa KCT-15 và bệ phóng có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E được sản xuất tại Nga. Từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu được Nga chuyển giao công nghệ tên lửa Kh-35E để tự sản xuất loại tên lửa này.
Theo nhận định của một số chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT-15 do Việt Nam sản xuất có thể được áp dụng những công nghệ mới nhất trên phiên bản Uran-UE.
Đáng chú ý nhất của biến thể Uran-UE là nhờ trang bị động cơ mới, bổ sung cơ chế dẫn đường bằng cách tham chiếu vệ tinh cũng như tối ưu hóa quỹ đạo bay, nên mặc dù kích thước tên lửa và đầu đạn không đổi nhưng tầm bắn của Uran-UE đã tăng lên tới 260km.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, tên lửa KCT-15 có thể đạt tầm bắn tới 300km và mang theo đầu đạn 300kg (so với 130km và đầu đạn 145kg của Nga).
(Theo Đất Việt)
Sẵn sàng trên đôi cánh mới Về Sân bay Kép lần này, chúng tôi không khỏi cảm giác choáng ngợp. Hiện ra trước mắt chúng tôi là một cơ ngơi khang trang, với đường băng được kéo dài hơn, những nhà vòm bề thế, những dãy nhà ở phi công như khách sạn, khu bảo đảm kỹ thuật, hậu cần đều được đầu tư xây mới. Và ấn tượng...