Việt Nam sản xuất lô vaccine Sputnik V đầu tiên
Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) và Công ty dược Vabiotech hôm nay công bố sản xuất thử nghiệm lô vaccine Sputnik V đầu tiên phòng chống Covid-19.
Các mẫu thử nghiệm từ lô vaccine sẽ được chuyển đến Viện Gamaleya, Nga, để kiểm tra chất lượng. RDIF và Vabiotech đang tích cực triển khai chuyển giao công nghệ vaccine.
Trao đổi với VnExpress chiều 21/7, thông tin ban đầu từ Vabiotech cho biết lô vaccine Sputnik V sản xuất đầu tiên khoảng 30.000 liều. Công việc gia công, đóng ống vaccine Sputnik V bắt đầu từ 3 tuần trước. Công ty đã gửi lô vaccine sang Nga kiểm định, dự kiến Nga sẽ trả lời sau khoảng 30 ngày.
Trước đó, ngày 23/3, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp Sputnik V.
Theo Sputnik Vaccine , ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành RDIF nói: “RDIF và Vabiotech đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ để giúp người dân Việt Nam tiếp cận với Sputnik V dễ dàng hơn”.
Video đang HOT
Ông này cho biết thêm, vì đại dịch vẫn chưa kết thúc và biến thể nCoV mới, nguy hiểm hơn đã xuất hiện ở những khu vực khác nhau, “RDIF đang tăng tốc sản xuất Sputnik V để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng”.
Một lọ vaccine Sputnik V tại Moskva, Nga. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, cho biết rất vui khi được làm việc với RDIF để đưa Sputnik V đến Việt Nam nhằm đẩy lùi đại dịch. “Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm vaccine Covid-19 chất lượng cao, giá cả phải chăng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á”, ông Đạt nói
Hôm 16/3, Nga tặng Việt Nam 1.000 liều vaccine Sputnik V. Lô hàng theo chân Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev đến Hà Nội trong chuyến tham vấn an ninh giữa hai nước.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 2/6 cho biết Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm nay. Ngày 12/7, chính phủ cũng chấp thuận đề xuất của Bộ Y tế, giới thiệu Tập đoàn T&T với RDIF để đàm phán mua 40 triệu liều Sputnik V.
Vaccine Sputnik V được Nga phê duyệt từ tháng 8 năm ngoái, sử dụng công nghệ vector. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Vaccine hiệu quả 97,6%, dựa trên dữ liệu tiêm chủng thực tế ở Nga kể từ ngày từ ngày 5/12/2020 đến 31/3/2021. Sputnik V được chứng minh là đủ an toàn và hiệu quả, không để lại tác dụng phụ lâu dài và tình trạng dị ứng. Các liều được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, trong tủ lạnh thông thường, không cần đến hệ thống trữ đông phức tạp. Giá mỗi liều khoảng dưới 10 USD.
Hiện Sputnik V đã được sử dụng ở 68 quốc gia.
TP.HCM được phân bổ vaccine COVID-19 nhiều nhất nước
Chiều tối 7/4, Bộ Y tế có quyết định phân bổ vaccine đợt 2, TP.HCM là địa phương được chia vaccine nhiều nhất cả nước.
Theo đó, có 811.200 liều vaccine nhãn hiệu AstraZeneca được phân bổ đợt này, đều sử dụng tiêm miễn phí cho 10 nhóm đối tượng ưu tiên. TP.HCM được phân bổ trên 56.000 liều, kế đến là Hà Nội với trên 53.000 liều.
Các địa phương có dịch trong thời gian vừa qua, như tỉnh Hải Dương được phân bổ trên 43.000 liều, các tỉnh có dân số đông như Thanh Hóa, Nghệ An được phân bổ từ 18.000 - 20.000 liều/địa phương, các địa phương có biên giới với Campuchia cũng được phân bổ số lượng lớn hơn so với khu vực còn lại.
Có 811.200 liều vaccine COVID-19 nhãn hiệu AstraZeneca được đem phân bổ trong đợt 2.
Đến nay, cả nước có trên 54.000 người được tiêm chủng, nhưng chủ yếu là lực lượng tuyến đầu (y bác sĩ làm việc tại bệnh viện trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19), người tham gia tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng, ban chỉ đạo phòng chống dịch...
Trong đợt 2, đối tượng tiêm sẽ mở rộng ra 10 nhóm ưu tiên gồm: giáo viên, người làm trong các dịch vụ thiết yếu như cung cấp dịch vụ điện nước, nhân viên hàng không, nhân viên hành chính...
Dự kiến trong 2 tháng tới sẽ có thêm khoảng 5 triệu liều vaccine về Việt Nam
Tìm ra nguyên nhân gây cục máu đông sau tiêm vaccine của AstraZeneca Nhóm chuyên gia tại Đức và Na Uy kết luận, vaccine này tạo ra một loại kháng thể có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, hình thành các cục máu đông trong não. Đài truyền hình Norddeutscher Rundfunk (NDR) của Đức đưa tin các nhà nghiên cứu tại quốc gia này đã tìm ra nguyên nhân gây các cục máu đông bất...