Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực hợp tác phòng, chống Covid-19
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas, ngày 16-4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao với chủ đề hợp tác quốc tế phòng, chống dịch Covid-19 trong khuôn khổ Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao với chủ đề hợp tác quốc tế phòng, chống dịch Covid-19 trong khuôn khổ Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương. – Ảnh: VGP/Hải Minh
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ về nỗ lực ứng phó dịch bệnh chủ động, kịp thời của Việt Nam với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên hàng đầu. Để cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với đại dịch này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đưa ra 4 đề xuất cụ thể.
Một là, tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác đa phương với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO); tăng cường hiệu quả hoạt động của WHO nhằm bảo đảm khả năng hỗ trợ các nước đang phát triển. Trong khả năng của mình, Việt Nam sẽ đóng góp vào nỗ lực này và sẵn sàng cung cấp các vật tư, thiết bị y tế “Made in Vietnam”.
Hai là, tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu; bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận vắc xin và thuốc điều trị.
Video đang HOT
Ba là, kêu gọi dừng các hoạt động ảnh hưởng đến nỗ lực ứng phó với dịch bệnh, nhất là chấm dứt các hành vi cường quyền, đơn phương trái với luật pháp quốc tế; ủng hộ lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về ngừng bắn trên toàn cầu và gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt làm suy yếu khả năng ứng phó với đại dịch của các quốc gia.
Bốn là, xây dựng kế hoạch phát triển hậu Covid-19 với trọng tâm là phối hợp chính sách và biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư, ổn định thị trường tài chính và khôi phục niềm tin của doanh nghiệp và người dân.
Bạch Nhật
Mỹ cố phong tỏa Nord Stream 2: Giới chức Đức nói thẳng
EU đang bị chia rẽ bởi vấn đề Nord Stream 2. Dự án này có thể khiến những rạn nứt đang tồn tại trong EU nở rộng.
Sputnik ngày 14/12 dẫn lời một số quan chức cấp cao của Đức cho rằng, chính phủ nước này đã không có thái độ kiên quyết đối với những biện pháp trừng phạt mà Mỹ muốn nhắm vào các công ty liên quan đến dự án Nord Stream 2.
Markus Buchheit, một thành viên của Nghị viện Châu Âu tin rằng, sự chỉ trích từ chính phủ Đức đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ là chưa đủ.
"Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas tự giới hạn mình trong những tuyên bố nửa vời. Nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ trên thực tế là một sự xâm lấn trắng trợn đến chủ quyền quốc gia của chúng ta, nó phải bị lên án một các mạnh mẽ", ông Buchheit nhấn mạnh.
Đức không muốn phụ thuộc vào khí hóa lỏng từ Mỹ.
Theo chính trị gia người Đức, Nord Stream 2 là "một thành phần quan trọng" trong việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của đất nước, "đặc biệt là trong bối cảnh của tình hình quá cảnh khí đốt qua Ukraine vẫn chưa rõ ràng".
"Ngoài ra, chúng tôi không thể và không muốn trở nên phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn cung cấp khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ, điều này được thống nhất trong các quyết định của Hạ viện", ông Buchheit nói thêm.
Trong khi đó, tiến sĩ Gunnar Beck cho rằng, Ngoại trưởng Đức cần phải đưa ra những quyết định hết sức thận trọng. Nước Đức có quyền lựa chọn đối tác thương mại của mình, và đối tác đó chỉ phải chịu chi phối từ chính quyền và người dân Đức.
Ở một góc nhìn khác, Gerhard Mangott, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Innsbrook của Áo cho rằng, EU đang bị chia rẽ bởi vấn đề Nord Stream 2 khi mà Ba Lan, Latvia, Litva và Romania kịch liệt phản đối dự án này. Nord Stream 2 có thể khiến những rạn nứt đang tồn tại trong EU mở rộng.
Trước thái độ không rõ ràng của chính phủ Đức, ông Mangott cho rằng, Berlin đang lo ngại nếu phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nord Stream 2, Washington có thể trả đũa bằng các áp thêm thuế đối với các nhà sản xuất ô tô của Đức - vốn đang trong tình trạng khó khăn.
Công suất vận chuyển hàng năm của Nord Stream 2 lên tới 55 tỷ mét khối khí đốt. Nord Stream và Nord Stream 2 sẽ cung cấp 110 tỷ mét khối khí đốt của Nga tới châu Âu, biến Đức thành một trung tâm năng lượng quan trọng.
Mặc dù Washington đã nhiều lần đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty tham gia dự án Nord Stream, song Berlin vẫn tiến hành dự án. Tháng 10/2019, Đan Mạch cuối cùng cũng đã bật đèn xanh cho dự án này đi qua lãnh hải của mình. Sự kiện này giúp dự án Nord Stream 2 có thế sớm đi vào vận hành trong năm 2020.
Mới đây, Ủy ban quân lực Hạ và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020. Trong đó có đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với các đường ống Nord Stream 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Washington coi lệnh trừng phạt đối với hai đường ống này là một phần trong gói các biện pháp kiềm tỏa Nga, dưới cái cớ "bảo vệ" an ninh năng lượng châu Âu.
Trung Thành
Theo baodatviet.vn
Số ca mắc COVID-19 xu hướng giảm, nhiều nước châu Âu nới lỏng hạn chế Trên khắp châu Âu, giới chức nhiều nước đã chỉ ra xu hướng giảm về số ca nhiễm và thiệt mạng do COVID-19 và bắt đầu nới lỏng các hạn chế. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng Áo nới lỏng các biện pháp ngăn chặn lây lan COVID-19. Với số lượng các ca nhiễm mới ổn định, hàng nghìn cửa hàng trên...