Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của LHQ

Theo dõi VGT trên

Chiều ngày 27/9 (giờ địa phương), tại New York, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biêu trong Phiên thảo luân Cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của LHQ - Hình 1

Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”:

Thưa Ngài Chủ tịch,

Thưa ngài Tổng Thư ký LHQ,

Thưa Quý vị,

Tôi rất vinh dự được phát biểu tại Diễn đàn cao quý này. Tôi xin chúc mừng Tiến sĩ John William Ashe được bầu làm chủ tịch Khóa họp thứ 68, Đại hội đồng LHQ. Tôi tin tưởng rằng, dưới sự điều hành của Ngài Chủ tịch, khóa họp này sẽ thành công trong hoạch định các bước phát triển của thế giới sau năm 2015. Tôi cũng xin bày tỏ sự trân trọng đối với đóng góp quan trọng của Ngài Tổng Thư ký vào thành công của LHQ trong thời gian qua.

Thưa Quý vị,

Nhìn lại 100 năm qua, thế giới đổi thay sâu sắc; như phẳng ra, như nhỏ lại nhờ những thành tựu kỳ diệu của Khoa học Công nghệ. Cuộc sống của con người được cải thiện rất nhiều. Nhưng cùng với bao điều tốt đẹp, vẫn luôn còn đó những hiểm họa tiềm tàng. Ước mơ của nhân loại về một cuộc sống an toàn, hòa bình và phồn vinh vẫn còn xa ở phía trước.

Nhân loại khát khao hòa bình, nhưng vì sao vẫn còn xung đột, chiến tranh. Kinh tế phát triển, nhưng vì sao hàng tỷ người vẫn còn nghèo khổ. Khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, nhưng vì sao vẫn chưa có phương cách ứng phó thật hữu hiệu với thiên tai, dịch bệnh.

Các câu hỏi đó đặt ra cho cộng đồng quốc tế chúng ta trách nhiệm cao cả và hết sức nặng nề.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của LHQ - Hình 2

Thưa Quý vị,

Trong lịch sử loài người, chiến tranh đã hủy diệt nhiều nền văn minh. Ngay trong 100 năm qua, 2 cuộc thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, trong đó có chiến tranh ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của cả trăm triệu người và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dài nhiều thế hệ.

Chắc các vị đều chia sẻ với tôi rằng, cho dù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ. Vẫn còn đó bạo lực ở Trung Đông, Bắc Phi, gần đây nhất là ở Syria – nơi chúng ta cần mạnh mẽ lên án việc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời dành cho hòa bình mọi cơ hội, tìm mọi giải pháp hòa bình để loại bỏ vũ khí hóa học trên cơ sở luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của LHQ. Vẫn còn đó mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên.

Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ… Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh.

Đối với Biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới đi qua – bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợi ích thiết thực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Thưa quý vị,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sinh mạng con người dù màu da nào cũng quý như nhau. Mạng sống của một người bị cướp đi thì đối với một gia đình dù ở ngay khu Manhattan này hay ở nơi hẻo lánh nào đó trên trái đất cũng đều là mất mát thương đau.

Video đang HOT

Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải được trân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống, người thầy thuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi của hòa bình chúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh. Bởi chiến tranh sẽ cướp đi sinh mạng không chỉ của một mà của rất nhiều người – trong đó chắc chắn sẽ có nhiều phụ nữ và t.rẻ e.m.

Xung đột, chiến tranh chỉ có thể được ngăn chặn khi những hành động trái với Hiến chương LHQ, trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền… phải được đấu tranh loại bỏ. Hòa bình chỉ có thể được gìn giữ khi các quốc gia tôn trọng độc lập chủ quyền và truyền thống văn hóa của nhau, không áp đặt tiêu chuẩn chính trị, đạo đức lên nhau; khi vai trò của LHQ, của Hội đồng bảo an LHQ được phát huy… Và trên hết là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia phải không ngừng được vun đắp bằng sự thật tâm, thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể, như việc dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba hay công nhận quyền tự quyết của Palestine.

Cộng đồng quốc tế chúng ta trông đợi các cường quốc hãy là những tấm gương trong kiến tạo hòa bình. Hội đồng bảo an LHQ hãy là điểm tựa, là động lực để các quốc gia, các dân tộc cùng chung tay gìn giữ hòa bình… Bàn tay c.hết chóc của chiến tranh, của k.hủng b.ố, của bạo lực đang rình rập ở nhiều nơi hòng cướp đi mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người vô tội. Hãy đừng tiếp tay. Đừng làm ngơ. Hãy ngăn chặn bàn tay đó lại.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của LHQ - Hình 3

Đại diện các tổ chức của Liên Hợp Quốc chúc mừng sau khi Thủ tướng kết thúc bài phát biểu trước Phiên thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng LHQ khoá 68 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thưa quý vị,

Tôi chia sẻ quan điểm của ngài Tổng Thư ký rằng các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là nỗ lực chống đói nghèo thành công nhất trong lịch sử. Nhưng chúng ta không quên rằng 40% tài sản toàn cầu nằm trong tay chỉ gần 1% dân số thế giới. Khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục gia tăng. Thế giới vẫn còn hơn một tỉ người phải sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Nghĩa là hàng trăm triệu người – trong đó có rất nhiều t.rẻ e.m – đói không đủ thức ăn, lạnh không đủ áo ấm, bệnh không có thuốc uống, tới t.uổi đi học không được đến trường…

Chúng ta cũng không quên rằng, khí thải, nạn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên… làm trái đất nóng thêm, nước biển dâng lên, thiên tai hung dữ, bệnh dịch hoành hành… Những đại họa đó làm cho các nước nghèo càng thêm khốn khó.

Để thoát khỏi đói nghèo; để phòng tránh thiên tai; để ngăn chặn bệnh dịch; để bảo vệ môi trường… để một thế giới xanh hơn, công bằng hơn cần sự chung tay của tất cả chúng ta. Người nghèo, nước nghèo cần nỗ lực tự vươn lên với sự hỗ trợ của người giàu hơn, nước phát triển hơn. Sự hỗ trợ đó không phải chỉ bằng tấm lòng nhân ái “lá lành đùm lá rách” mà trước hết cần bằng trách nhiệm bởi trong sự giàu có của nhiều người, sự phát triển của nhiều nước không phải không có phần đáng ra thuộc về những người nghèo, nước nghèo.

Cộng đồng quốc tế chúng ta, hãy bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015 nhằm bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hành tinh của chúng ta. Hãy tăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu qủa vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người” như những người lính ngự lâm của Đại văn hào Alexandre Dumas.

Thưa quý vị,

Là một người Việt Nam, những điều tôi chia sẻ trên đây đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương m.áu. Chỉ mấy mươi năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với m.áu lửa và nước mắt. Một đất nước xa xôi với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người Việt Nam chúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất dioxin – một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống con người.

Với truyền thống “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” bằng lòng quả cảm hy sinh và sức sáng tạo phi thường; nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được nền Độc lập, thống nhất được Tổ quốc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai bắt tay xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn; Đổi mới, hội nhập và phát triển.

Việt Nam đã đưa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào chiến lược phát triển của mình, kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và đã được Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc trao g.iải t.hưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Với phương châm con người là mục tiêu, là trung tâm của sự phát triển, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho y tế, giáo dục, thông tin… cho mọi người dân, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việt Nam cũng nỗ lực cùng các thành viên khác xây dựng Cộng đồng ASEAN – ngôi nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á, vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Đó là minh chứng sống động cho khát khao hướng tới tương lai hòa bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng; cho sự thống nhất trong đa dạng; và cho thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của LHQ - Hình 4

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khoá 68 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thưa quý vị,

Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Tôi xin đề cập tới lương thực như một ví dụ. Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng tôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho riêng mình mà còn góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Chúng tôi cũng không chỉ xuất khẩu mà còn giúp các nước tự sản xuất thêm lúa gạo như đã thực hiện ở Cuba, Mozambique, Angola, Mali, Madagascar, Myanmar… Chúng tôi mong rằng các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế sẽ tham gia tài trợ các chương trình tương tự. Đó sẽ là những mô hình hợp tác nhiều bên đầy ý nghĩa và hiệu qủa thiết thực.

Thưa Ngài Chủ tịch, thưa Quý vị,

Tôi muốn kết thúc phát biểu của mình với niềm tin rằng “Chương trình nghị sự vì phát triển sau năm 2015″ sẽ được hoàn thiện hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo. Tất cả vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng. Tất cả để hành tinh của chúng ta mãi mãi một màu xanh. Màu xanh của hòa bình, màu xanh của phát triển bền vững.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn.

Theo Chinhphu.vn

Việt Nam: Thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ

Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khóa 68.

Việt Nam: Thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ - Hình 1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh AFP).

Sự kiện này nhằm tiếp tục triển khai sâu rộng đường lối hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam. Đồng thời, khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-LHQ nói chung và với các cơ quan chuyên môn của LHQ nói riêng.

Báo Điện tử Chính phủ giới thiệu bài viết của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc xung quanh chủ đề này.

Tham gia hiệu quả vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ

Ngay khi đất nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), các đại diện của Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh... yêu cầu "công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào Hội đồng Liên Hợp Quốc".

Kể từ đó, Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt, phấn đấu vì những mục tiêu thiêng liêng của đất nước, đồng thời cũng là những lý tưởng của LHQ là hoà bình, quyền tự quyết, bình đẳng cho mọi dân tộc. Đến ngày 20/9/1977, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của LHQ.

Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy hoạt động của chúng ta tại LHQ là sự triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Với nhiều đóng góp tích cực trong 36 năm qua, bạn bè thế giới thực sự đã xem Việt Nam là một người bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm.

Việc chúng ta đẩy mạnh triển khai đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên nhiều hướng, trong nhiều khuôn khổ và nhiều hình thức khác nhau sẽ góp phần tăng cường hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của LHQ.

Thứ nhất, chúng ta đang tham gia ngày một rộng rãi và hiệu quả hơn vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ. Việt Nam đã được bầu vào nhiều vị trí quan trọng như thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1998-2000), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số (2000-2002), Ủy ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng Điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông Quốc tế (2003-2007)...

Trong đó, nổi bật nhất là việc Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao và đã hoàn thành xuât sắc trọng trách này.

Tại các cơ quan trên, chúng ta đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên, trong đó có tất cả các nước lớn trên thế giới, giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới liên quan đến hòa bình, an ninh, phát triển và thúc đẩy quyền con người. Vai trò và đóng góp của Việt Nam, nhất là tại HĐBA LHQ, đặc biệt là các sáng kiến thông qua Nghị quyết về vai trò của phụ nữ và hòa bình, an ninh (2009) và về đổi mới phương thức làm việc của HĐBA, được cả các nước trong và ngoài HĐBA đ.ánh giá cao.

Những đóng góp đó đã góp phần tạo "dấu ấn" của Việt Nam, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Phát huy những thành tựu đã đạt được, hiện chúng ta đang tiếp tục ứng cử vào một số cơ quan quan trọng khác của Liên Hợp Quốc.

Đóng góp thiết thực vào 3 lĩnh vực lớn

Thứ hai, Việt Nam luôn là nước tích cực tham gia và có nhiều đóng góp thiết thực vào cả 3 lĩnh vực thuộc quan tâm chung của LHQ là hòa bình-an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.

Trên lĩnh vực hòa bình-an ninh, cùng với đại đa số các nước Không liên kết, đang phát triển, Việt Nam nhất quán ủng hộ giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nước khác, giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang. Chúng ta là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế về giải trừ quân bị như: Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Công ước cấm vũ khí sinh học (BWC), Công ước cấm vũ khí hoá học (CWC), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Hiệp định Bảo đảm hạt nhân và Nghị định thư bổ sung của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân... Chúng ta luôn tuân thủ và thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1540 của HĐBA LHQ về chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và nhiều nghị quyết liên quan khác.

Một mốc son mới trên tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là việc Lãnh đạo cấp cao của ta tuyên bố Việt Nam quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Với quyết định này, chúng ta không chỉ dừng ở mức đóng góp bằng tài chính hay bằng tiếng nói, mà cả bằng nhân lực vào công việc chung của LHQ.

Trên lĩnh vực phát triển, từ một nước nghèo bị bao vây cấm vận, chúng ta đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy có trình độ phát triển kinh tế chưa cao so với nhiều nước trong và ngoài khu vực, chúng ta có thể tự hào vì Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Cả LHQ và bè bạn quốc tế đều đ.ánh giá cao việc chúng ta vừa chú trọng phát triển kinh tế, vừa quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cho rằng đây là việc rất ít nước đang phát triển làm được.

Trước những nỗ lực không mệt mỏi đó, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên Liên Hợp Quốc đã chọn Việt Nam là một trong 8 nước để triển khai thí điểm mô hình "Một LHQ". Thực tế trong các năm qua, sáng kiến này đã có những thành công nhất định, tăng cường tính gắn kết và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ Việt Nam của hệ thống các tổ chức LHQ. Đây là đóng góp thiết thực vào quá trình cải tổ hệ thống LHQ hiện nay và là nền tảng cho khuôn khổ hợp tác ngày càng hiệu quả hơn giữa Việt Nam và LHQ trong thời gian tới.

Chia sẻ những quan tâm của cộng đồng quốc tế về những vấn đề toàn cầu bức bách hiện nay, chúng ta đã và đang tích cực góp tiếng nói xây dựng vào việc hoạch định những chính sách quan trọng thông qua việc chủ động tham gia đàm phán về biến đổi khí hậu, xây dựng chương trình nghị sự phát triển cho giai đoạn sau 2015...

Trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người, chúng ta đã và đang luật hóa và bảo đảm ngày một tốt hơn trên thực tế các quyền của người dân. Bản dự thảo Hiến pháp hiện nay là một minh chứng rõ ràng cho việc này, với nhiều quy định chi tiết hơn về các quyền con người và quyền công dân cơ bản. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta ngày càng được hoàn thiện hơn, với nhiều quy định cụ thể hóa những quyền cơ bản trong Hiến pháp, đồng thời tiếp cận ngày càng gần tới các tiêu chuẩn của quốc tế, điển hình là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục t.rẻ e.m, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người khuyết tật...

Tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam chủ trương ủng hộ thúc đẩy đối thoại và hợp tác trên vấn đề quyền con người. Chúng ta sẵn sàng đối thoại, trao đổi, hợp tác với các nước và LHQ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trên các vấn đề cùng quan tâm.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 5 trong số 9 điều ước quốc tế chủ chốt nhất về quyền con người: Các Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội; Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quyền t.rẻ e.m. Chúng ta đang tích cực nghiên cứu phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật và gia nhập Công ước chống t.ra t.ấn trong thời gian tới.

Thực hiện nghĩa vụ một quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam đã hết sức nghiêm túc chuẩn bị và bảo vệ thành công Báo cáo Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2009. Hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn hoàn tất Báo cáo UPR chu kỳ 2 và chuẩn bị bảo vệ báo cáo này vào tháng 1/2014.

Những năm gần đây cũng chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác sôi động giữa Việt Nam và các cơ chế nhân quyền của LHQ. Từ giữa 2010 đến cuối 2011, chúng ta đã đón 3 báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền con người, việc mà rất ít nước làm được. Các chuyến thăm này đã góp phần tăng cường đối thoại, hợp tác và sự tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và LHQ.

Qua đó, Liên Hợp Quốc đã nhận định Việt Nam là một trong những nước thực hiện tốt nhất quyền của người thiểu số trên thế giới và đã đạt được thành tựu to lớn về xoá đói giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống của người dân.

Phát huy hơn nữa vị thế của Việt Nam tại LHQ

Để có được những thành tựu nêu trên, việc triển khai chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã nhận được sự quan tâm và trực tiếp tham gia triển khai của Lãnh đạo các cấp, đặc biệt là Lãnh đạo cấp cao. Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ đã nhiều lần tham dự các hội nghị thượng đỉnh quan trọng của LHQ như Chủ tịch nước Lê Đức Anh tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập LHQ năm 1995; Chủ tịch nước Trần Đức Lương tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ và cùng Nguyên thủ các nước thành viên LHQ thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ năm 2000; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Đại Hội đồng LHQ năm 2007 ngay trước khi Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2010...

Có thể thấy rằng, thông qua diễn đàn Liên Hợp Quốc, chúng ta đã giới thiệu một cách có hiệu quả đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, rộng mở, cùng những thành tựu toàn diện của công cuộc đổi mới của Việt Nam. Qua đó, chúng ta cũng tiếp cận được những kinh nghiệm và sự trợ giúp quý báu của LHQ và các nước, phục vụ phát triển đất nước.

Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam vào việc xây dựng chính sách, cải tổ hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống LHQ theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn những thách thức toàn cầu, yêu cầu cụ thể về phát triển của các quốc gia theo hướng hiệu quả, dân chủ hơn, phù hợp với các sứ mệnh được các nước thành viên giao phó.

Nhìn lại quá trình trên, chúng ta có thể vui mừng trước những đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam tại LHQ đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đ.ánh giá cao. Điều này cũng hối thúc chúng ta phải ngày càng phát huy hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam tại LHQ.

Với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, với kinh nghiệm và thành tựu đã tích lũy được trong hoạt động ngoại giao đa phương nhiều năm qua, cùng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chúng ta có cơ sở thuận lợi để làm tốt nhiệm vụ đó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và tích cực đóng góp cho cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc

Theo Chinhphu.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Cháy xưởng giấy tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh
16:44:53 24/06/2024
Xe buýt cán t.ử v.ong người phụ nữ ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
23:05:23 25/06/2024
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7
11:21:45 24/06/2024
Cháy chùa Thuyền Lâm ở Huế, 200m2 chính điện bị thiêu rụi
11:41:16 24/06/2024
Một trẻ bị điện giật t.ử v.ong khi trèo trạm biến áp gỡ diều
05:47:41 26/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường
09:50:11 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di
08:36:39 26/06/2024

Tin mới nhất

Cháy nhà ở thành phố Thái Nguyên làm 2 người t.ử v.ong

11:18:43 26/06/2024
Sau khi vụ cháy xảy ra, 4 người ở tầng 1 đã thoát được ra ngoài, còn chị N.T.H và anh A.M.S mắc kẹt tại tầng 2 căn nhà. Khoảng 4 giờ 15 phút, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tiếp cận hiện trường, tổ chức chữa cháy và ...

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

18:20:36 25/06/2024
Quốc hội chiều 25.6 đã bỏ phiếu đồng ý cho ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, thôi làm đại biểu Quốc hội.

Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi

17:10:20 25/06/2024
Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn

17:09:11 25/06/2024
Trong khi đó, bản thân t.rẻ e.m thiếu các kỹ năng phòng, chống đuối nước, an toàn trong môi trường nước, cứu và tự cứu đuối nước.

TP Hồ Chí Minh: Sóng lớn đ.ánh chìm 1 tàu cá trên khu vực biển Cần Giờ

16:07:42 25/06/2024
Trạm Biên phòng Cần Thạnh đang cứu vớt 1 tàu cá bị sóng lớn đ.ánh chìm trên vùng biển thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Kịp thời cứu lái xe khách mắc kẹt trong cabin sau va chạm với xe tải

14:58:04 25/06/2024
Trước đó, vào thời điểm trên, xe khách biển kiểm soát 18F-000.58 chở 43 người chạy hướng Bắc - Nam va chạm với xe tải biển kiểm soát 77C-183.56 chở dăm gỗ chạy hướng đường Long Vân - Long Mỹ lên huyện Vân Canh.

Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'

13:58:31 25/06/2024
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng.

Tai nạn lao động 10 người thương vong ở Hà Nội: Làm gì để tránh sự cố bất ngờ?

13:48:15 25/06/2024
Công an xác định nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong ở Hà Nội do đứt dây cáp máy vận thăng nâng hàng.

Đôi nam nữ thương vong trong phòng trọ ở Bắc Giang nghi do mâu thuẫn tình ái

13:48:10 25/06/2024
Công an thị xã Việt Yên đang phối hợp cùng lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang điều tra nguyên nhân đôi nam nữ thương vong tại phòng trọ ở thị trấn Nếnh.

Ớn lạnh cảnh xe đầu kéo rải cuộn thép xuống đường khi đang chạy

13:44:23 25/06/2024
Xe đầu kéo đang chạy không buộc hàng kỹ làm cuộn thép rải xuống đường gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông phía sau.

10 bị cáo hầu tòa phúc thẩm vụ sai phạm tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

13:24:40 25/06/2024
Ngày 25/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ sai phạm xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2.

Có thể bạn quan tâm

Mánh khóe nhận hối lộ, giả mạo trong công tác của loạt cán bộ UBND, công an xã

Pháp luật

11:15:04 26/06/2024
TAND tỉnh T.iền Giang vừa đưa vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Giả mạo trong công tác, Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", ra xét xử. Vụ án có liên quan đến các cựu cán bộ cấp xã ở tỉnh T.iền Giang và Kiên Giang.

Loại quả giàu beta-carotene được mệnh danh là "bảo bối" làm đẹp da trong mùa hè, nấu được vô vàn món ăn ngon giúp chống nắng hiệu quả

Ẩm thực

11:14:03 26/06/2024
Với những công thức từ bí đỏ, không chỉ tiết kiệm thời gian chế biến mà chị em còn có thể tự tay chăm sóc làn da, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long hút khách dịp hè

Du lịch

11:09:04 26/06/2024
Dịp hè, các khu du lịch sinh thái (KDLST) tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Ái nữ siêu giàu châu Á khoe vẻ yêu kiều tại show diễn thời trang

Phong cách sao

11:08:03 26/06/2024
Xuất thân từ gia đình trong giới siêu giàu ở Philippines, Heart Evangelista yêu thích Hermès và luôn là khách mời VIP của thương hiệu xa xỉ bậc nhất này.

HLV Shin Tae-yong bỏ tuyển Indonesia để dẫn dắt Hàn Quốc?

Sao thể thao

11:02:34 26/06/2024
Trước thông tin HLV Shin Tae-yong có thể dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc, đại diện Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết chưa nhận được bất cứ đề nghị nào từ phía Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).

Cây cỏ dại được trồng vào chậu, giá hơn 100.000 đồng/cây vẫn đắt hàng

Sáng tạo

10:56:11 26/06/2024
Theo chủ cửa hàng cây cảnh, loại cây này được rất nhiều người ưa chuộng, có tháng cửa hàng bán được hơn 200 chậu.

Lịch thi đấu VCS Mùa Hè 2024 có một điểm cực kỳ bất hợp lý khiến một đội lâm nguy

Mọt game

10:41:20 26/06/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hiểm Họa Đổ Bộ, chế độ chơi mới sắp ra mắt trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Đây là cách làm trà quế giàu chất chống oxy hóa cho chàng chống già

Làm đẹp

10:41:15 26/06/2024
Trà quế không chỉ thơm ngon, ấm cúng mà còn dễ làm và chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây, hãy khám phá mọi thứ bạn muốn biết (và hơn nữa) về trà quế.

Room 8 - khi nhạc Rock kết hợp cùng nhạc cụ cổ điển

Nhạc việt

10:41:08 26/06/2024
Những giai điệu nhạc rock kết hợp với các loại nhạc cụ cổ điển như cello, violin, flute đã được vang lên trong một đêm nhạc tại Hà Nội vào tối ngày 22/6 vừa qua.

Mãn nhãn với những bộ trang phục ấn tượng của các nhà thiết kế tương lai

Thời trang

10:12:43 26/06/2024
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội tổ chức chương trình HTU Fashion Show 2024 mang chủ đề Timeless - vượt qua giới hạn của thời gian.

Hoa triệu chuông là hoa gì? Ý nghĩa phong thủy hoa triệu chuông

Trắc nghiệm

10:11:17 26/06/2024
Hoa triệu chuông là loại cây đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu kỹ hơn về nhữn