Việt Nam sẵn sàng bảo hộ công dân ở Myanmar
Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar theo dõi sát tình hình, giữ liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, thường xuyên cập nhật thông tin và sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết.
Người dân họp chợ ở Yangon, Myanmar ngày 2-2 – Ảnh: REUTERS
Theo Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã chủ động liên hệ với các đầu mối cộng đồng người Việt Nam sở tại hỏi thăm tình hình bà con, nhắc nhở công dân, doanh nghiệp đảm bảo hoạt động bình thường.
Công dân Việt Nam hạn chế đi khỏi vùng/khu vực sinh sống, tránh nơi tụ tập đông người, chú ý an ninh, an toàn và đảm bảo sinh hoạt cuộc sống trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Video đang HOT
Trong trường hợp cần trợ giúp hoặc có thông tin về người Việt Nam gặp nạn, đề nghị liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: ( 95) 96.6088.8998; hoặc theo địa chỉ email: baohocongdan123@gmail.com; hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao: ( 84)981.848.484.
Trước đó, theo báo Myanmar Times ngày 2-2, Myanmar đã ngưng các chuyến bay đến và rời khỏi đất nước đến 31-5-2021.
Dẫn thông tin từ nhà chức trách Myanmar, Hãng tin AP cũng cho biết Myanmar đã ngừng tất cả chuyến bay chở khách ở nước này.
Hãng tin Reuters dẫn lời quản lý sân bay quốc tế ở Yangon xác nhận sân bay này sẽ đóng cửa đến tháng 5-2021.
Myanmar ngưng chuyến bay đến và rời khỏi đất nước đến cuối tháng 5
Ngày 1-2, quân đội Myanmar tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp tại nước này trong một năm.
Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, tạm thời nắm quyền điều hành đất nước sau cuộc đảo chính của quân đội Myanmar (theo cách gọi của truyền thông phương Tây) chống lại chính quyền dân sự cùng ngày.
Tổng thống Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các nhân vật khác của Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) bị quân đội Myanmar bắt và được cho đang bị quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyidaw.
Việt Nam mong Myanmar sớm ổn định
Việt Nam đang theo dõi tình hình tại Myanmar, mong nước này sớm ổn định để xây dựng và phát triển, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
"Là nước láng giềng trong khu vực và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam hết sức quan tâm theo dõi tình hình đang diễn ra tại Myanmar. Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và tiếp tục đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hôm 1/2 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến tại Myanmar.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo ngày 14/1. Ảnh: Vũ Anh .
Quân đội Myanmar sáng 1/2 thông báo đã bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền, đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm. Sự việc diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc "gian lận".
Thái Lan, Campuchia và Philippines khẳng định việc Suu Kyi bị bắt là "vấn đề nội bộ của Myanmar", trong khi Bộ Ngoại giao Singapore bày tỏ quan ngại "nghiêm trọng" về tình hình.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình. Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên giải quyết bất đồng theo khuôn khổ hiến pháp và pháp lý, cũng như bảo vệ ổn định chính trị và xã hội.
Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri, yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, người được xem là quyền lực nhất Myanmar, tuần trước cảnh báo có thể "thu hồi" hiến pháp năm 2008 trong những trường hợp nhất định.
Việt Nam quan tâm theo dõi và mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Ngày 1/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về...