Việt Nam quan ngại về quyết định của Mỹ trong vấn đề Jerusalem
Đề cập về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Hôm 6/12, trong một động thái gây tranh cãi và chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, quyết định này được đưa ra bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, quyết định của ông là một bước đi nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại rằng kế hoạch của Mỹ có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông.
Về phía Việt Nam, về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
“Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với tất cả các quốc gia Trung Đông, trong đó có Palestine, Israel”, bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh mọi nỗ lực khu vực, quốc tế và các bên liên quan nhằm giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đem lại hòa bình bền vững và lâu dài cho Trung Đông, vì lợi ích và sự phát triển của tất cả các nước trong khu vực, đóng góp chung cho hòa bình khu vực và thế giới.
“Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về việc ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967.
Video đang HOT
Việt Nam cho rằng mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là các Nghị quyết của Liên hợp quốc, với sự đồng thuận của các bên liên quan”, bà Hằng nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Vùng đất linh thiêng Jerusalem giữa điểm nóng Trung Đông
Được xem là vùng đất linh thiêng đối với 3 tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái và Cơ đốc, Jerusalem cũng là nơi chứng kiến các cuộc xung đột đẫm máu tại khu vực Trung Đông trong nhiều thập niên qua.
Tổng thống Donald Trump ngày 6/12 tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và thông báo sẽ chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về vùng đất linh thiêng này. Động thái này của ông chủ Nhà Trắng đã làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả-rập. Trong ảnh: Tổng thống Trump đội mũ của người Do Thái chạm tay vào Bức tường Phía Tây ở Jerusalem khi tới thăm khu vực này ngày 22/5. (Ảnh: AP)
Là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, Jerusalem nằm trên đỉnh của một cao nguyên ở dãy núi Judaean giữa Địa Trung Hải và Biển Chết. (Ảnh: Reuters)
Trong suốt lịch sử tồn tại, Jerusalem đã bị tàn phá ít nhất 2 lần, bao vây 23 lần, tấn công 52 lần, chiếm đóng và tái chiếm 44 lần. (Ảnh: Reuters)
Jerusalem được xem là vùng đất thánh đối với 3 tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái và Cơ đốc, và là nơi mang ý nghĩa đặc biệt với các tín đồ theo 3 tôn giáo này. Trong ảnh: Bức tường Phía Tây ở Jerusalem, nơi được xem là linh thiêng nhất của tín đồ Do Thái, luôn có nhiều người đến cầu nguyện. (Ảnh: Sputnik)
Những người theo đạo Hồi của Palestine đã tới cầu nguyện trong buổi sáng đầu tiên của Lễ Hiến sinh bên trong khuôn viên thánh đường al-Aqsa, nơi linh thiêng thứ 3 đối với đạo Hồi, tại Jerusalem. (Ảnh: AFP)
Thành phố Jerusalem về đêm nhìn từ đỉnh núi Olives. Từ trên đỉnh Olives có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh khu thành cổ Jerusalem. (Ảnh: Reuters)
Jerusalem được xem là vùng đất giao thoa của nhiều giá trị tôn giáo với số dân chưa đến 1 triệu người. Trong ảnh: Một cửa hàng buôn đồ cổ tại Jerusalem. (Ảnh: Reuters)
Do lịch sử lâu đời và gắn liền với sự linh thiêng của các tôn giáo nên Jerusalem cũng là nơi diễn ra các cuộc xung đột và tranh chấp từ nhiều năm nay, đặc biệt là giữa Israel và Palestine. Trong ảnh: Binh sĩ Israel tuần tra một khu vực ở Jerusalem. (Ảnh: Reuters)
Israel đã chiếm Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh năm 1967 và tuyên bố Jerusalem là thủ đô không thể chia tách của nước này. Trong khi đó, người Palestine cũng muốn coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước trong tương lai. Trong ảnh: Một người đàn ông đứng ở khu vực Núi Đền tại Jerusalem. (Ảnh: Sputnik)
Suốt nửa thế kỷ qua, cuộc xung đột giữa Israel và cộng đồng các nước Ả-rập láng giềng đã trở thành "thùng thuốc súng" ở Trung Đông. Liên Hợp Quốc và nhiều nước, trong đó có Mỹ, đã vào cuộc để dàn xếp thỏa thuận giữa Israel và Palestine, song đều không đạt được kết quả. Trong ảnh: Người Palestine đi bộ tại Jerusalem. (Ảnh: AFP)
Thành Đạt
Theo Sputnik
Việt Nam lên tiếng về kế hoạch tuần tra trên Biển Đông của Mỹ Chiều 7/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu quan điểm của Việt Nam về việc Mỹ lên kế hoạch tuần tra hàng hải ở Biển Đông. Theo đó, Việt Nam tôn trọng quyền của mỗi quốc gia thực hiện tự do hàng hải, hàng không, phù hợp với luật pháp quốc tế. Các tàu chiến của Hải quân...