Việt Nam quan hệ “buôn bán” ra sao với các nền kinh tế G20?
Tổng trị giá trao đổi hàng hoá với các nước thuộc nhóm các nền kinh tế lớn ( G20) chiếm phần lớn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và có chiều hướng tăng dần.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc.
G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP) và Liên minh châu Âu (EU).
G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hoá với các nước thuộc nhóm các nền kinh tế lớn (G20) chiếm phần lớn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và có chiều hướng tăng dần.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và G20 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm đến 77% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên G20 đạt 75,22 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 77,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng thủy sản…
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường các nước G20 trong 7 tháng/2016 là 73,20 tỷ USD, giảm 1,7% so với 7 tháng/2015 và chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường G20 trong 2 quý đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước 1,24 tỷ USD về số tuyệt đối chủ yếu do trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chủ lực giảm như máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 967 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 449 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 387 triệu USD; sắt thép các loại giảm 14 triệu USD…
Video đang HOT
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Về các đối tác trong G20: Trong 7 tháng/2016, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 38,18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 10,8 tỷ USD, nhập khẩu từ nước này đạt 27,3 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn duy trì mức nhập siêu trong nhiều năm liên tiếp.
Số liệu: Tổng cục Hải quan
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng phản ánh Mỹ hiện đang là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trong nhóm G20. Trong 7 tháng năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang nước này 21,3 tỷ USD, nhập khẩu từ nước này 4,5 tỷ USD.
Trong quan hệ thương mại với Mỹ, Việt Nam liên tục xuất siêu với giá trị khá lớn. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bao gồm: Giày dép các loại; máy tính, linh kiện điện tử; máy móc thiết bị phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; thủy sản; dệt may; gỗ…
Theo Bizlive
Nhìn lại kinh tế 8 tháng đầu năm qua các con số thống kê
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2016.
Ảnh minh họa.
Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định kinh tế 8 tháng đầu năm 2016 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, một số số liệu được công bố cũng cho thấy doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, xuất nhập khẩu tăng trưởng như tốc độ thấp hơn cùng kỳ, bội chi ngân sách còn ở mức cao... Khả năng đạt một số chỉ tiêu tăng trưởng đề ra hồi đầu năm gặp nhiều thách thức lớn.
Xuất siêu 2,45 tỷ USD
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, xuất khẩu hàng hóa cả nước tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm chỉ tăng 5,5%.
Tong 8 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 2,45 tỷ USD, chiếm 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu khoảng 13,71 tỷ USD, khu vực trong nước nhập siêu 12,73 tỷ USD.
Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định: Khả năng đạt tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm 2016 là thách thức lớn.
Đáng chú ý, xuất khẩu tăng trưởng cao vẫn chủ yếu tập trung ở những nhóm mặt hàng do khối các doanh nghiệp FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công, lắp ráp là chủ yếu, ít sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
CPI tiếp tục tăng, lạm phát 8 tháng đạt 2,58%
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, lạm phát 8 tháng đầu năm ở mức thấp, vẫn trong tầm kiểm soát và cơ bản ổn định.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước. CPI tháng 8/2016 tăng 2,58% so với tháng 12/2015 và tăng 2,57% so với cùng kỳ. CPI bình quân 8 tháng tăng 1,91% so với bình quân cùng kỳ. Lạm phát cơ bản tháng 8 tăng 1,83% so với cùng kỳ, bình quân 8 tháng tăng 1,81% so với cùng kỳ.
Trong 8 tháng đầu năm 2016, CPI cả nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các mặt hàng do nhà nước quản lý như xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục,... Tuy nhiên, chỉ số CPI cũng chỉ tăng ở mức thấp.
Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, dự báo chỉ số giá tiêu dùng cả năm sẽ được kiểm soát ở mức khoảng 3-3,5%. Do đó, có thể còn dư địa để thực hiện việc điều chỉnh giá theo lộ trình một số mặt hàng dịch vụ công do nhà nước quản lý giá.
Bội chi ngân sách hơn 111 nghìn tỷ đồng
Tổng thu ngân sách nhà nước đến 15/8/2016 đạt khoảng 603,7 nghìn tỷ đồng, bằng 59,5% dự toán (cùng kỳ đạt 63,5%).
Trong đó: thu nội địa đạt 61,9% dự toán (cùng kỳ đạt 67,2%), riêng thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước mới đạt 49,2% dự toán; thu từ dầu thô đạt 45,2% dự toán (cùng kỳ đạt 48,1%); thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 52,4% dự toán (cùng kỳ đạt 58%).
Thu ngân sách của các địa phương cơ bản đạt khá (bình quân chung đạt khoảng 70% dự toán); thu ngân sách trung ương chỉ đạt khoảng trên 52% dự toán, chưa đảm bảo tiến độ dự toán.
Lũy kế chi ngân sách nhà nước đến ngày 15/8/2016 ước đạt 56,2% dự toán (cùng kỳ đạt 60,2%); trong đó: chi trả nợ và viện trợ đạt 62% (cùng kỳ đạt 67%), chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 61,5% (cùng kỳ 2015 đạt 62,3%).
FDI từ ASEAN tăng mạnh
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng khả quan.
Tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đầu năm ước đạt 14,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ; trong đó: vốn đăng ký cấp mới đạt 9,8 tỷ USD, tăng 24,3%; vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,57 tỷ USD, giảm 16,3%. Có 1.619 dự án cấp mới, tăng 32,8%; 770 lượt dự án tăng vốn, gấp gần 2 lần cùng kỳ. Tổng vốn FDI thực hiện 8 tháng ước đạt 9,8 tỷ USD, tăng 8,9%, cao hơn mức tăng 7,6% cùng kỳ.
Riêng FDI từ các nước ASEAN, trong 8 tháng đầu năm, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm từ các nước này vào Việt Nam là 2,77 tỷ USD, chiếm 19,3% tổng vốn đăng ký (trong đó có 208 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,23 tỷ USD).
Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 8 tháng đầu năm, có 73.404 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 568 nghìn tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp tăng 19,7% (cùng kỳ tăng 29,2%), số vốn đăng ký tăng 50,9% (cùng kỳ tăng 29,9%). Vốn đăng ký bình quân 01 doanh nghiệp đạt 7,7 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm là 18.711 doanh nghiệp, tăng 65,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 3,7%); trong đó có 2.479 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, tăng gần 70%.
Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Trong 8 tháng đầu năm, có 14.924 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 32,7% so với cùng kỳ .
Có 25.495 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (không đăng ký hoặc chờ giải thể), giảm 8,3% so với cùng kỳ . Có 7.479 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,2%) . Trong đó, số doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực khai khoáng tăng 3,14 lần so với cùng kỳ.
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh còn hạn chế
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, trong 8 tháng đầu năm, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch cải cách thủ tục hành chính năm 2016 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ và đã đạt những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, việc triển khai cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm, chưa đạt yêu cầu.
Để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ. Thay đổi tư duy quan liêu, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ.
Theo dõi sát tình hình để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp.
Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp ban hành các quy định trái hoặc vượt thẩm quyền gây khó khăn, ách tắc trong việc triển khai, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra; giảm thanh tra, kiểm tra, điều tra đột xuất nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo Bizlive
Doanh nghiệp FDI giúp cả nước xuất siêu 776 triệu USD quý I Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 3 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất siêu 776 triệu USD, chiếm 2% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó khu vực FDI xuất siêu khoảng 4,83 tỷ USD, nhập siêu khu vực trong nước ước đạt 4,05 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ...