Việt Nam- Philippines thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông
Ngay sau Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 chiều 6.9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Durtete.
Trong cuộc gặp đầu tiên của hai Nhà lãnh đạo hai nước, hai bên khẳng định coi trọng mối quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines, bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.
Tổng thống Durtete nhấn mạnh Việt Nam vừa là nước láng giềng khu vực, vừa là người bạn thân thiết của Philippines, cảm ơn Việt Nam đã hợp tác với Philippines đảm bảo an ninh lương thực khi Philippines gặp khó khăn, thiên tai; bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược, mở rộng hợp tác trong phòng, chống buôn bán người, bảo vệ lao động di cư và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội..
Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước luật biển 1982; nhất trí cùng hợp tác để phấn đấu cho các mục tiêu đó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Durtete trao đổi về việc hai bên tăng cường phối hợp, trong đó có cơ chế giữa hai Bộ trưởng ngoại giao, duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác song phương khác; nhấn mạnh hai nước thời gian tới sẽ ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Philippines Rodrigo Durtete. Ảnh VOV
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên hợp tác gạo với Philippines. Chính phủ Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Philippines tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Tổng thống Durtete khẳng định Philippines hoan nghênh và sẽ bảo hộ các quyền lợi của nhà đầu tư và công dân Việt Nam sang làm ăn sinh sống tại Philippines.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC và Philippines làm Chủ tịch ASEAN trong năm 2017, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế ASEAN và các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng thống Durtete thăm chính thức Việt Nam. Tổng thống Durtete đã vui vẻ nhận lời.
ngay khi vừa đến Thủ đô Vientiane (CHCDND Lào) dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến thân mật với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam ủng hộ Lào hoàn thành trọng trách Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, góp phần củng cố đoàn kết ASEAN, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa hai nước; nhất trí sẽ đẩy mạnh các biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác, nhất là về kinh tế-thương mại-đầu tư.
Hai Thủ tướng nhất trí ưu tiên triển khai hiệu quả các hiệp định đã ký kết giữa hai nước, trong đó có Hiệp định Thương mại và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Lào mới ký năm 2015.
Theo Danviet
Sputnik nói Putin ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc
Hãng tin Nga dẫn lời ông Putin nói rằng Moscow ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về phán quyết của Tòa Trọng tài, phản đối bên thứ ba can thiệp vào Biển Đông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu. Ảnh: Reuters
Hãng tin Nga Sputnik cho hay Tổng thống Vladimir Putin đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp báo hôm qua, sau hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hàng Châu, Trung Quốc.
"Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này - không công nhận phán quyết của tòa... Đây không phải là lập trường chính trị, mà chỉ đơn thuần về pháp lý", ông nói. Tổng thống Putin cho rằng bất cứ quá trình trọng tài nào đều phải được bắt đầu bằng bên tranh chấp, và "Tòa Trọng tài phải lắng nghe lập luận, lập trường của các bên tranh chấp".
"Như các bạn biết, Trung Quốc đã không tham gia quá trình xét xử ở The Hague, và không ai lắng nghe lập trường của họ ở đó. Làm thế nào các bạn có thể coi phán quyết đó là công bằng? Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc về vấn đề này", ông Putin nhấn mạnh.
Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan hồi tháng 7 thông báo phán quyết, cho rằng Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý khi tuyên bố chủ quyền lịch sử với nguồn lợi Biển Đông và xâm phạm chủ quyền Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc không chịu theo kiện và khăng khăng không chấp nhận phán quyết của tòa, cho rằng Tòa Trọng tài không có thẩm quyền xét xử vụ kiện này, do đó quyết định của tòa không có giá trị pháp lý.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc ký tham gia, chỉ có tòa trọng tài mới có quyền xác định thẩm quyền của mình trong các vụ kiện, và phiên tòa vẫn có thể diễn ra dù một bên liên quan không tham gia tranh tụng. Quyết định do tòa đưa ra là tối hậu, mang tính ràng buộc với các bên có liên quan.
"Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi đã xây dựng một mối quan hệ rất tin cậy, có thể nói là hữu nghị. Nhưng ông chưa bao giờ, tôi muốn nhấn mạnh là, chưa bao giờ đề nghị tôi bình luận hay can thiệp gì vào vấn đề đó", ông Putin nói trong cuộc họp báo.
"Tất nhiên, chúng tôi có lập trường riêng về chủ đề này. Đầu tiên, chúng tôi không can thiệp và chúng tôi tin rằng bất cứ sự can thiệp nào của một cường quốc không phải trong khu vực sẽ chỉ gây phương hại đến việc giải quyết các vấn đề này. Sự can thiệp của bên thứ ba, cường quốc không phải trong khu vực, theo tôi, có hại và phản tác dụng", ông Putin nói thêm.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cục diện pháp lý mới ở Biển Đông sau phán quyết của Toà trọng tài Kết luận cuối cùng của vụ kiện trọng tài đặc biệt quan trọng trong việc xác định bản chất và phạm vi của các hoạt động mà các nước được phép thực hiện trên Biển Đông theo UNCLOS, theo tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn. Tàu hải tuần của Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết...