Việt Nam – Philippines nhất trí thúc đẩy luật pháp trên Biển Đông
Philippines và Việt Nam hôm qua nhất trí tiếp tục hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, đồng thời thúc đẩy việc thực thi pháp luật trong giải quyết các tranh chấp hàng hải.
Tàu tuần duyên của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm qua có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Á – Âu (ASEM) 10 tại Italy.
Tại cuộc gặp, quan chức hai nước cùng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng leo thang trên Biển Đông thời gian qua và nhất trí đưa vấn đề này ra thảo luận tại phiên họp kín của các lãnh đạo Á – Âu.
Video đang HOT
Hai bên cũng cam kết thúc đẩy các đối tác ASEM ủng hộ việc thực thi hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC) và việc xây dựng khẩn trương Bộ quy tắc ứng xử (COC).
“Những hành vi đơn phương trên Biển Đông là trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về ứng xử của các bên trên Biển Đông”, ông del Rosario khẳng định.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 ở Myanmar hồi tháng 8, Phillippines từng đưa ra “Kế hoạch hành động ba phần” (TAP) nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi Mỹ ủng hộ đề xuất này, Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ đồng thời yêu cầu Washington đứng ngoài các tranh chấp ở khu vực.
Trong cuộc gặp bên lề ASEM hôm 16/10 với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Bắc Kinh cùng duy trì an ninh và không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Sự quan ngại của Việt Nam về những diễn biến nghiêm trọng, vi phạm luật pháp quốc tế gần đây ở Biển Đông tiếp tục được Thủ tướng lặp lại trong phiên họp kín ASEM hôm qua.
Trung Quốc đang không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bất chấp phản đối của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Philippines. Biển Đông được cho là chứa trữ lượng dầu khí dồi dào và là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng của thế giới.
Anh Ngọc
Theo VNE
"Tình hình Ukraine đã phơi bày khủng hoảng toàn diện của luật pháp quốc tế"
"Những sự kiện xảy ra ở Ukraine đã phơi bày rõ sự khủng hoảng toàn diện của luật pháp quốc tế, nhiều nhà hoạt động nhân quyền quốc tế cố tình giữ im lặng một cách giả dối về những tội ác chống lại dân thường ở đất nước này".
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những sự kiện xảy ra ở Ukraine đã phơi bày rõ sự khủng hoảng toàn diện của luật pháp quốc tế, nhiều nhà hoạt động nhân quyền quốc tế cố tình giữ im lặng một cách giả dối về những tội ác chống lại dân thường ở đất nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm thứ Ba tại cuộc họp ở Moscow với các thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Theo ông, phương Tây sử dụng "những tiêu chuẩn kép" trong việc đánh giá các tội ác chống lại dân thường ở phía đông nam Ukraine, trong những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người được sống và quyền bất khả xâm phạm cá nhân.
Người dân ở các khu vực phía đông nam Ukraine đã bị tra tấn, chịu những hình phạt tàn bạo và hạ thấp phẩm giá, bị phân biệt đối xử và những quyết định không công bằng từ phía chính quyền Kiev, ông Putin nhấn mạnh. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã cố tình nhắm mắt giả ngơ trước tình trạng này, ông nói.
Tổng thống cũng nghi ngờ về tính dân chủ của chiến dịch tranh cử trong cuộc bầu cử vào quốc hội Ukraine được ấn định vào ngày 26 tháng 10 sắp tới. Ông nhắc lại các vụ hành hung những đại biểu không cùng chính kiến cũng như sự lăng nhục thường xuyên đối với những người này.
(Theo Bizlive)
Nga hỗ trợ Iraq nhưng không gia nhập liên minh chống khủng bố của Mỹ Nga không tham gia vào liên minh quân sự được Mỹ thành lập để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, tuy nhiên, vẫn sẽ hỗ trợ Iraq, Syria, cũng như những quốc gia đang tham gia chiến dịch chống khủng bố. "Liên minh chống khủng bố không phải là một nơi tụ họp, tiệc tùng, chúng tôi (Nga) không mong chờ...